a. Phổi bình thường; b. Tim bình thường; c. Hạch amidan bình thường; d. Gan bình thường; e.
Thận bình thường; g. Bàng quang bình thường
Trong quá trình thí nghiệm, lợnở lô đối chứngkhông có dấu hiệu bất thường, ăn uống bình thường. Sau khi lợn lô thí nghiệm chết, tiến hành mổ khám 2 lợn lô đối chứng. Qua quá trình theo dõi và mổ khám thấy lợn lô đối chứng: Cân nặng bình thường, lông mượt, các cơ quan nội tạng bình thường không có dấu hiệu tổn thương của bệnh (Hình 4.4).
Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy chủng virus VNUA - ASFV – 02HY có độc lực cao với lợn, có khả năng gây bệnh cho lợn tương đương ở thể cấp tính ngoài tự nhiên.
4.4.2. Bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY VNUA – ASFV – 02HY
Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại các cơ quan: phổi, lách, gan, hạch lympho, ruột... của lợnthí nghiệm, mẫu ngâm trong formol và làm tiêu bản vi thể nhằm xác định các bệnh tích ở mức độ tế bào.
Sau khi đúc mẫu bệnh phẩmthu được các block, mỗi blockcắt 3 tiêu bản để nhuộm HE, chọn 2 tiêu bản đẹp nhất tương ứng với từng block và đem soi kính, quan sát bệnh tích vi thể. Kết quả cho thấy bệnh tích chủ yếu của lợn thí nghiệm gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY được trình bày ở các bảng 4.10.
Bảng 4.10 cho thấy, bệnh tích vi thể chủ yếu của 04 lợn thí nghiệmđược gây nhiễmchủng virus VNUA – ASFV – 02HY là xuất huyết tràn lan ở các cơ quan nội tạng, virus tác động chủ yếu vào các mô lympho, phổi, thận, gan và não. Đặc trưng bệnh lý của mô lympho là hiện tượng teo các nang lympho, gặp ở hạch lympho, hạch amidan và lách. Cụ thể bệnh tích vi thể tại các tổ chức:
Lách:Biến đối bệnh lý ở lách chủ yếu là hiện tượng xuất huyết, hồng cầu lan tràn trong nhu mô lách, tụ lại thành đám, hồng cầu ứ lại trong tĩnh mạch và trong tủy trắng; tế bào bị thoái hóa xen kẽ các tế bào lành. Hiện tượng teo các nang lympho gặp ở tiêu bản vi thể của 4 lợn thí nghiệm. Đánh giá tổn thương vi thể ở lách ở 4 lợn thí nghiệm ở mức độ tổn thương nặng (hình 4.5 và hình 4.7).
Hạch lympho: Hạch là cơ quan tiếp theo có mức độ tổn thương vi thể nặng, hạch cả 4 lợn thí nghiệmđều có biểu hiện các nang lympho bị teo nhỏ, xen lẫn là sự xuất hiện của rất nhiều tế bào hồng cầu, đặc biệt ở hạch phổi và hạch màng treo ruột, hạch dạ dày có nhiều nhất, giống như các biểu hiện ở bệnh tích đại thể (hình 4.5 và hình 4.7).
Ruột: Quan sát thấycác tế bào hồng cầu ở các tiêu bản vi thể ruột, ở các mô liên kết hồng cầu cũng xuất hiện tràn lan (hình 4.6). Mức độ tổn thương vi thể của ruột của 4 lợn thí nghiệm được đánh giá từ nhẹ đến trung bình.
Phổi: Cllác tiêu bản vi thể lợn gây nhiễm có chứa nhiều hồng cầu trong lòng phế nang và các đại thực bào, ngoài ra có sự thâmnhiễm tế bào viêm,dịch phù và
tăng sinh ở tổ chức kẽ phổi. Ở phế quản: Biểu mô bong tróc, tổn thương chứa đầy dịch rỉ viêm (hình 4.7)
Thận: Bệnh tích vi thể ở thận lợn gây nhiễm virus thấy có hiện tượng xuất huyết, chứa nhiều hồng cầu tại vùng vỏ thận và các ống thận, cầu thận (hình 4.5)
Gan:Có hiện tượng xuất huyết lan tràn, hoại tử nhu mô (hình 4.6)
Não: Có hiện tượng xuất huyết (Hình 4.6)
Tim:Ở cơ tim, bệnh tích như xuất huyết và sung huyết.
Qua kết quả biến đổi bệnh tích vi thể của lợn được gây nhiễm thực nghiệm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY kết hợp với việc so sánh bệnh tích vi thểđược gây ra bởi các chủng viruscường độc trong các nghiên cứu khác (Zhao D., 2019), chúng tôi thấy rằng chủng virus VNUA – ASFV – 02HY có khả năng gây bệnh tích vi thể tương tự các chủng virus DTLCP có độc lực cao trên thực địa.
Bảng 4.10. Bệnh tích vi thể của lợn thí nghiệm Cơ quan Lợn thí nghiệm Bệnh tích các cơ quan Lô thí nghiệm (n=4) Lô đối chứng (n=2) Lợn 1 Lợn 2 Lợn 3 Lợn 4 ĐC1 ĐC2 Hạch
Lympho Xuất huyết; hoại tử; teo các nang Lympho + +++ +++ ++ - -
Phổi Xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, chứa dịch phù - + ++ + - -
Ruột Xuất huyết, ++ ++ + ++ - -
Thận Xuất huyết + ++ +++ ++ - -
Lách Xuất huyết, teo nang Lympho +++ +++ +++ ++ - -
Gan Xuất huyết, hoại tử nhu mô + ++ + ++ - -
Não Xuất huyết - + ++ + - -
Tim Xuất huyết + + + -
Ghi chú: +++ Tổn thương nặng, ++: Tổn thương mức trung bình,+: Tổn thương nhẹ, -: Không có tổn thương