Kết quả bệnh tích đại thể của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xác định độc lực của chủng virus dịch tả lợn châu phi phân lập được tại tỉnh hưng yên trên lợn thí nghiệm (Trang 57 - 61)

L ời cam đoan

4.4.1. Kết quả bệnh tích đại thể của lợn thí nghiệm

Sau khi gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY, lợn chết sẽđược tiến hành mổkhám để quan sát bệnh tích và số lợn còn lại cũng được mổ khám ở ngày 21 (sau khi kết thúc thí nghiệm) để quan sát, ghi chép lại bệnh tích đại thể. Bệnh tích đại thểtrên các cơ quan của lợn thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể của lợn thí nghiệm gây nhiễm

chủng virus VNUA – ASFV – 02HY

Cơ quan Lợn Bệnh tích các cơ quan Lô thí nghiệm (n=4) Lô đối chứng (n=2) TN 1 TN 2 TN 3 TN 4 ĐC1 ĐC2

Hạch lympho Sưng to, xuất huyết ++ +++ ++ +++ - -

Phổi Xuất huyết + ++ + - - -

Tim Xuất huyết - + + -

Dạ dày Xuất huyết + +++ ++ ++ - -

Lách Sưng to, nhồi huyết +++ + ++ ++ - -

Ruột Xbề mặtuất huyết điểm trên + ++ + +++ - -

Thận Thận sưng, xuất huyết điểm vùng vỏ thận + +++ ++ + - -

Não Xuất huyết ++ + - + - -

Gan Sưng, tụ máu - + + - - -

Xoang bao tim,

Xoang ngực,

Xoang bụng Viêm tích dịch + + + + - -

Ghi chú: +++ :Tổn thương nặng, ++ : Tổn thương mức trung bình, + : Tổn thương nhẹ,

- : không tôn thương

Kết quả bảng 4.10 cho thấy lợn lô thí nghiệm bệnh tích đại thể chủ yếu là hiện tượng xuất huyết ở các cơ quan nội tạngvà tích dịch tại các xoang cơ thể. Cụ thể như sau:

Bệnh tích ở hạch lympho: Lợn gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY các hạch lympho sưng to, thâm đen và xuất huyết (hình 4.2.a). Hạch được coi là cửa ngõ để chống lại quá trình xâm nhập của tác nhân gây bệnh, khi mổ

khám quan sát thấy hầu hết các hạch: hạch dưới hàm, hạch bẹn, hạch dạ dày, hạch phổi, hạchmàng treo ruột,... đều sưng, xuất huyếtnặng.

Bệnh tích ở thận: Có hiện tượng xuất huyết điểm vùng vỏ thận ở 4 lợn gây nhiễm, ở mức độ từ nhẹ(lợn TN số 1 và lợn TN số 4) đến nặng (lợn TN số 2 và lợn TN số 3) (hình 4.2.e)

Bệnh tích ở lách: Sưng to, nhồi huyết màu đen, ở lách của 4 lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY, mức độ tổn thương nặng. (hình 4.2.d)

Ngoài ra, hiện tượng xuất huyết tràn lan các cơ quan nội tạng như não, phổi, tim, dạ dày, ruột (hình 4.2 và hình 4.3) và gan sưng tụ máu, tích dịch trong các xoang như xoang bao tim, xoang ngực, xoang bụng.

Những nghiên cứu về tổn thương bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh DTLCP cho biết các tổn thương bệnh lý xuất huyết toàn thân, lách sưng to và xuất huyết, hạch sưng to gặp ở thể cấp tính (Sánchez-Vizcaíno & cs., 2015, Francisco J. Salguero, 2020). Những thay đổi này có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào dạng bệnh. Bệnh tích trên lách xuất huyết và dễ vỡ trong thể bệnh cấp tính, nhồi huyết ở lách là phổ biến trong thể bán cấp tính (Sánchez -Vizcaino & cs., 2015). Hạch ruột, hạch thận, hạch dưới hàm và hạch bẹn xuất huyết, có màu đỏ sẫm giống như những cục máu đông ở thể cấp tính và bán cấp tính (Sanchez -Vizcaino, 2015; Gomez-Villamandos & cs., 2013). Thận xuất huyết tràn lan ở phần vỏ, tủy và bể thậnở thể á cấp tính, nhiều hơn so với thể cấp tính. Xuất huyết trong vỏ thận là một tổn thương phổ biến ở bệnh DTLCP (Gómez- Villamandos & cs., 2013). Xuất huyết của bàng quang đôi khi được quan sát dọc theo bề mặt niêm mạc. Trong tim, tụ máu tại bề mặt ngoại tâm mạc và nội tâm mạc, cũng như mạch vành (Wilkinson & cs., 1989). Tràn dịch màng bao tim được tìm thấy trong thể bệnh bán cấp tính, trong khi thể bệnh mạn tính có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim. Rối loạn chức năng túi mật vàtúi mậtsưng tolà phổ biến (Sánchez-Vizcaíno & cs., 2015). Sự biến đổi bệnh tích đại thể tại các cơ quan chính là sự tăng sinh và sự cạn kiệt của các tế bào thực bào trong nhiều cơ quan, chẳng hạn như các tế bào Kupffer trong gan hoặc thực bào phế nang và đại thực bào kẽ trong phổi. Điều này được đi kèm với mạch máu những thay đổi như sung huyết, xuất huyết và huyết khối.

Hình 4.2. Bệnh tích đại thể của lợn thí nghiệm gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY

a. Hạch lympho sưng, xuất huyết; b. Phổi xuất huyết; c. Não xuất huyết; d. Lách sưng, nhồi huyết; e. Thận xuất huyết điểm;

Hình 4.3. Bệnh tích đại thể của lợn thí nghiệm được gây nhiễm chủng virus VNUA – ASFV – 02HY (tiếp)

a. Dạ dày xuất huyết; b. Ruột và hạch màng treo ruột xuất huyết; c. Gan sưng, tụ máu; d. Ruột xuất điểm;

Hình 4.4. Một số cơ quan nội tạng của lợn đối chứng

a. Phổi bình thường; b. Tim bình thường; c. Hạch amidan bình thường; d. Gan bình thường; e.

Thận bình thường; g. Bàng quang bình thường

Trong quá trình thí nghiệm, lợnở lô đối chứngkhông có dấu hiệu bất thường, ăn uống bình thường. Sau khi lợn lô thí nghiệm chết, tiến hành mổ khám 2 lợn lô đối chứng. Qua quá trình theo dõi và mổ khám thấy lợn lô đối chứng: Cân nặng bình thường, lông mượt, các cơ quan nội tạng bình thường không có dấu hiệu tổn thương của bệnh (Hình 4.4).

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy chủng virus VNUA - ASFV – 02HY có độc lực cao với lợn, có khả năng gây bệnh cho lợn tương đương ở thể cấp tính ngoài tự nhiên.

Một phần của tài liệu Xác định độc lực của chủng virus dịch tả lợn châu phi phân lập được tại tỉnh hưng yên trên lợn thí nghiệm (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)