Yêu cầu của thời trang dạ hội hiện đạ i

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG I : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.3. Yêu cầu của thời trang dạ hội hiện đạ i

Trải qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển, từ những năm 1990 khi thiết kế thời trang chỉđơn thuần là một công việc thiết kế quần áo thủ công, thì ngày nay, thiết kế thời trang hiện đại đã được đặt ngang hàng với những ngành nghề thiết kế khác như thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kếđồ họa, v.v… và những lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng khác. Thiết kế thời trang từ lâu đã trở thành biểu tượng của công nghệ làm đẹp cho con người. Thời trang chính là nghệ thuật, là giá trị thẩm mỹ

kết hợp với vẻđẹp tự nhiên trên trang phục.

Từ những nhà thiết kế đầu tiên tạo ra được những hiệu ứng thẩm mỹ tuyệt vời này như Coco Chanel, Jean Patou, Jeanne Lanvin cho đến những nhà thiết kế thiên tài đương đại như Marc Jacob, Alexander McQueen hay John Galliano đều đã dẫn dắt và bảo vệ thời trang luôn giữ được những giá trị của nó. Trang phục vì thế

không chỉ là quần áo, mà còn là một nghệ thuật sáng tạo thể hiện được cái nhìn thời

đại, dấu ấn cá nhân của người mặc và những giá trị thẩm mỹ cơ bản.

Lịch sử thời trang dạ hội nói riêng và lịch sử thời trang nói chung đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc sống văn hóa, xã hội, chính trị. Nếu như ngày xưa dạ tiệc chỉ

dành cho giới quý tộc, thông qua trang phục thể hiện đẳng cấp của một tầng lớp thượng lưu của xã hội thì ngày nay khi bước vào thế kỷ XX, đời sống xã hội phát

HV. Phạm Thị Ly Hạ 47 Khóa 2015A triển kéo theo nhu cầu ăn mặc, tiệc tùng, họp hành của đại đa số người dân lên cao, nhận thức về thời trang hiện đại cũng cởi mở hơn tạo sự phát triển rực rỡ và vượt bậc.

Để đáp ứng cho nhiều nhu cầu của người mặc mà vẫn phù hợp với từng bối cảnh xu thế, chính trị, xã hội, văn hóa đòi hỏi thời trang nói chung và thời trang dạ

hội nói riêng cần phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể và khắt khe về tính thẩm mỹ, tính tiện ích, thoải mái cho người mặc, tính kinh tế và đặc biệt là tính công nghệ

trong thời đại phát triển về công nghệ và máy móc hiện đại như ngày nay.

1.3.1. Yêu cu thm m

Về mặt thẩm mỹ, trang phục dạ hội phải toát lên sự sang trọng, thanh lịch, quyến rũ, đem lại sự tự tin cho người mặc. Xu hướng thời trang Xuân Hè 2016 thể

hiện trong các tuần lễ thời trang mới nhất của các nhà thiết kế nổi tiếng thế giới tiếp tục mang lại những vẻ đẹp nữ tính, nhẹ nhàng, cổ điển nhưng vẫn trẻ trung, năng

động, như họa tiết hoa, đầm trễ vai, đầm nhiều lớp hay tạo phom cứng cho trang phục.

Để thể hiện gu ăn mặc và sự sành điệu của người mặc, thường người ta kết hợp phụ kiện và trang điểm để tạo vẻ ngoài hoàn thiện, chỉnh chu, đẳng cấp hơn.

Hình 1.57. Các kiểu dáng đầm dạ hội được cắt xén, in họa tiết biến tấu và phá cách từ những kiểu đầm cơ bản. (Hình: Google)

HV. Phạm Thị Ly Hạ 48 Khóa 2015A

1.3.2. Yêu cu tin ích trong s dng

Nói đến thời trang thì ngoài việc mang lại vẻ đẹp bề ngoài thì cũng cần phải mang lại sự thoải mái cho người mặc, đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tính thực tế sử dụng cho một bộ trang phục. Để đáp ứng được

điều này, ngoài việc phom dáng cần phải thoải mái, rộng chật vừa phải tạo độ cử động cần thiết cho cơ thể mà vẫn không hớ hênh hay bó sát gây ảnh hưởng sức khỏe, mà chất liệu được lựa chọn để may trang phục cũng phải được đảm bảo được những tính tiện nghi như: độ thoáng khí, thấm hút mồ hôi, nhẹ, dễ vệ sinh, dễ bảo quản, v.v… Ngay cả quá trình hoàn tất vải và gia công may cũng đòi hỏi chất liệu vải dễ dàng cho các công đoạn xử lý, hoàn tất và may. Xu hướng hiện đại còn yêu cầu lựa chọn chất liệu phải có tính công nghệ cao, đáp ứng tối ưu nhất những nhu cầu của con người như cơ chế tự làm sạch, vải không nhăn, chống vi sinh vật, giữ ấm, v.v…

Chất liệu của trang phục dạ hội thường là những chất liệu sang trọng, mềm mại, nhẹ nhàng như chiffon, voan, taffta, ren, nhung, v.v… Ngày nay người ta thậm chí

đưa những chất liệu khá thô, cứng như kaki, jean, thậm chí cả kim loại, khung nhựa, v.v… để thử nghiệm các trang phục độc đáo và khác biệt.

1.3.3. Yêu cu v tính kinh tế

Trang phục dạ hội muốn đảm bảo độ tinh tế và sang trọng thì nguyên liệu cần phải được lựa chọn kỹ càng và đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để tạo ra một bộ trang phục như thiết kế mong muốn ban đầu như độ rũ, độ phồng, cắt cúp ôm dáng người hay sự nổi bật từ trang phục khi xuất hiện ở những sự kiện trọng đại, vì vậy có thể nói những chất liệu đẹp và đắt tiền nhất thường được để làm nên những trang phục dạ hội vốn chỉ dành cho những sự kiện đặc biệt.

Với xu hướng sử dụng những chất liệu từ tự nhiên như mây, tre đan – vốn là những nguyên liệu rẻ tiền và dễ tìm thấy mà vẫn tạo ra những họa tiết độc đáo cho trang phục qua những bàn tay tài ba của các nghệ nhân, đã dần dần có ưu thế trong xu hướng thiết kế thời trang nói chung và thời trang dạ hội nói riêng hiện nay. Tuy nhiên vì là những sản phẩm thủ công nên đòi hỏi tay nghề cao và thời gian bỏ ra

HV. Phạm Thị Ly Hạ 49 Khóa 2015A nhiều nên hiện nay vẫn chưa thể sản xuất đại trà với số lượng lớn, mà chỉ sản xuất các hàng sản phẩm độc nhất hoặc dành cho số ít đối tượng yêu thích thời trang và khá giả.

1.3.4. Yêu cu v tính công ngh

Vì trang phục sử dụng những họa tiết đan bện thủ công nên tính công nghệ chưa cao, chỉ yêu cầu về sự tinh xảo trong cắt may trang phục dạ hội và đôi tay khéo léo

để làm nên những họa tiết nghệ thuật.

Trong thời đại công nghệ hiện nay, tất cả các ngành nghề nói chung và lĩnh vực thời trang nói riêng đều có những sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ.

HV. Phạm Thị Ly Hạ 50 Khóa 2015A

KT LUN CHƯƠNG I

Trong nội dung chương 1, tác giả đã tiến hành đi vào nghiên cứu bao quát đến chi tiết nguyên liệu mây, tre và các dạng thức đan, bện mây tre phổ biến nhất từ xưa

đến nay, từ đó hệ thống lại kiến thức về các kỹ thuật tạo hình đan, bện mây tre truyền thống. Qua đó thấy được những hiệu quả tạo hình thẩm mỹ đậm chất nghệ

thuật của kỹ thuật đan, bện mây tre thật độc đáo và ấn tượng đã được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời vẫn còn giá trị to lớn trong đời sống văn hóa, xã hội hiện đại ngày nay.

Thông qua việc tìm hiểu những ứng dụng của kỹ thuật đan, bện mây tre vào trong ngành nghề thiết kế thời trang cho thấy đây là ý tưởng đã được nhiều nhà thiết kế quan tâm từ những năm gần đây, các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ mây tre đan cũng đã gây nhiều tiếng vang trong giới thời trang trong và ngoài nước. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và đúng đắn về kỹ thuật đan, bện mây tre truyền thống là một hướng đi ý nghĩa và có hiệu quả trong xu hướng thời trang luôn biến

đổi không ngừng.

Với lợi thế nguyên vật liệu mây tre dồi dào, đa dạng và gần gũi với cuộc sống, cộng thêm những làng nghề mây tre đan truyền thống ngày càng phát triển quy mô và có hệ thống chuyên sản xuất hàng ra thị trường nước ngoài, Việt Nam có những thuận lợi nhất định để phát triển những thị trường ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre không chỉ trong lĩnh vực thời trang mà mọi lĩnh vực đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.

HV. Phạm Thị Ly Hạ 51 Khóa 2015A

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)