Các giải pháp tạo hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nội dung nghiên cứ u

2.3.2. Các giải pháp tạo hình

2.3.2.1. Hình khi

Hình khối trang phục là hình khối cơ bản nhận diện được khi khoác trang phục lên cơ thể, vì vậy trang phục có hình khối tương tự như hình khối của cơ thể người. Tuy nhiên để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao cũng như mang lại những hình dáng đa dạng và phong phú cho trang phục, nhà thiết kế thường tạo cho trang phục một hình khối nhất định theo một ý tưởng nhất định. Giải pháp hình khối trong bộ sưu tập là những hình chữ nhật của các mảng họa tiết kết hợp với các khối hình ovan mềm mại của trang phục ôm sát cơ thể, tạo sự mạnh mẽ mà vẫn nhẹ nhàng.

2.3.2.2. Quan h t l

Do phần họa tiết được tạo nên từ kỹ thuật đan bện mây tre tuy đơn giản về cách thể hiện nhưng trên một mảng rộng rất dễ rối mắt và rườm rà, vì vậy để tránh tình trạng trang phục trông nặng nề vì quá nhiều chi tiết, giải pháp đưa ra là phần trang trí không được chiếm diện tích quá lớn trong tổng thể trang phục, phù hợp nhất là chỉ nên sử dụng ở một vài vị trí làm điểm nhấn hoặc đối với những mảng rộng cần trang trí thì sẽ sử dụng những họa tiết đơn giản nhất. Do vậy, quan hệ tỉ lệ của bộ

HV. Phạm Thị Ly Hạ 60 Khóa 2015A sưu tập mà người nghiên cứu đặt ra là: phần trang trí/phần trang phục không quá tỉ

lệ 1/4 – tức không quá 25% trên toàn bộ diện tích bề mặt trang phục.

2.3.2.3. Đường nét trang trí

Trong quá trình thiết kế và gia công quần áo, thường người ta sử dụng hai

đường nét chính là đường kết cấu và đường trang trí. Đường kết cấu là những

đường bắt buộc phải có trong công nghệ may để tạo nên những cấu trúc cơ bản của sản phẩm như các đường lắp ráp ở tay áo, cổ áo, thân áo v.v... bằng các đường may can, chắp, ráp nối, v.v... Còn đường trang trí không nhất thiết phải có nhưng thường

đưa vào có dụng ý làm tăng vẻ đẹp của trang phục. Đường nét trang trí của trang phục trong bộ sưu tập này chính là những họa tiết tạo nên từ kỹ thuật đan bện mây tre được xử lý vào những mảng chi tiết hình chữ nhật, hình tròn, hình vòng cung, những dải vắt ngang thân áo, v.v... Với ý tưởng những họa tiết trang trí sẽ thay

đường cong ở cổ áo hoặc thắt ngang eo hoặc là một dải dài dọc thân đầm trên nền vải trơn tạo nên điểm nhấn cho trang phục.

2.3.2.4. Màu sc

Màu sắc là yếu tố mỹ thuật được chú ý đầu tiên khi chúng ta nhìn ngắm bất kỳ

một bộ trang phục nào. Phối màu trong thời trang là sự sắp đặt các mảng màu của những chất liệu khác nhau để tạo nên trang phục có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với vóc dáng, tâm sinh lý, thị hiếu thẩm mỹ của người mặc cũng như phù hợp với môi trường sử dụng. Trong phạm vi nghiên cứu này, người nghiên cứu đã quyết định lựa chọn tone màu chủ đạo của bộ sưu tập trang phục là màu be, hay còn gọi là màu vàng nhạt, vì những lý do sau: Đây là màu sắc trung tính, nhẹ nhàng, gần với màu của làn da cơ thể con người cũng như màu của cây mây cây tre trong thiên nhiên khi

đã sơ chế thành nguyên liệu để đan bện, thể hiện rõ được ý tưởng của nhóm tác giả

về việc đưa họa tiết mây tre đan vào trong trang phục, phù hợp với xu hướng thời trang năm 2016 với các gam màu nhẹ nhàng, trung tính ngày càng được ưu chuộng. Màu be mang vẻ đẹp sang trọng, tôn làn da và dễ thích hợp với nhiều vóc dáng người mặc. Sử dụng cùng một màu be nhưng có nhiều sắc độ khác nhau sẽ giúp tạo cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, thanh lịch cho người mặc.

HV. Phạm Thị Ly Hạ 61 Khóa 2015A

2.3.2.5. Cht liu

Chất liệu là yếu tố quan trọng quyết định cho sự hoàn hảo của một bộ trang phục, phom dáng của trang phục có đúng với ý tưởng thiết kế ban đầu hay không, người mặc cảm thấy tiện nghi và thoải mái với trang phục hay không đều phụ thuộc vào việc ta có lựa chọn đúng chất liệu cho bộ trang phục đó hay không.

Để đáp ứng những yêu cầu của bộ sưu tập thời trang hiện đại sử dụng họa tiết trang trí tạo nên từ kỹ thuật đan bện mây tre, chất liệu mà người nghiên cứu hướng đến vừa có sự thô cứng để mô phỏng hiệu quả họa tiết đan bện như các sản phẩm đan bện mây tre, đồng thời có sự bay bổng thướt tha để giảm bớt sự khô khan và cứng nhắc cho trang phục. Mang đến một vẻ ngoài vừa mạnh mẽ, gai góc nhưng cũng quyến rũ và tôn lên những đường cong cơ thể của người phụ nữ. Với những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn chất liệu của trang phục như sau:

- Chất liệu chính để may trang phục: Vải Chiffon. Đây là loại vải được làm từ

100% sợi tổng hợp Polyester, vải được dệt với mật độ mau, mịn, mỏng và mềm mại, thường được ứng dụng để may các loại đầm dạ tiệc cho phụ nữ. Vải Chiffon phù hợp để may trang phục cho bộ sưu tập vì sự bay bổng và nhẹ nhàng của chất liệu, thích hợp với ý tưởng của bộ sưu tập.

- Chất liệu để tạo họa tiết trang trí: Chất liệu da nhân tạo Simili được cấu tạo gồm hai lớp, lớp nền bẳng vải dệt kim và lớp tráng phủ nhựa PVC mềm và trơn láng, được

định hình tạo vân trên mặt sản phẩm, với ưu điểm: màu sắc đa dạng, có khả năng chống thấm nước, dễ làm sạch bề mặt, giá thành rẻ nhưng chất lượng không thua kém so với da thật lấy từ tự nhiên [5], chất liệu Simili thích hợp để tạo những họa tiết trang trí mây tre đan vì sự cứng cáp, thô cứng giống với chất liệu mây tre trong tự

nhiên nhưng vẫn linh hoạt và dẻo dai để thực hiện những kỹ thuật đan bện.

HV. Phạm Thị Ly Hạ 62 Khóa 2015A

Hình 2.8. Chất liệu da nhân tạo Simili

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đan, bện mây tre trong thiết kế trang phục nữ việt nam (Trang 70 - 73)