.2 Bảng loại nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ hỗ trợ lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo nghị định 102,2009,nđ CP luận văn ths công nghệ thông tin 604802 (Trang 29)

Tổng mức đầu tƣ (M) 1 Không kể mức vốn 2 <3 tỷ 3 >3 tỷ 4 >100 tỷ 5 >20 tỷ và <=100 tỷ 6 <=20 tỷ

Bảng 2.3 Phân loại tổng mức đầu tư

Văn bản áp dụng (D) 1 Thông tƣ 19/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT 2 Thông tƣ 21/2010/TT-BTTTT 3 NĐ 102/2009/NĐ-CP Bảng 2.4 Các trường hợp văn bản áp dụng Hồ sơ cần thực hiện (H)

1 Dự toán thuyết minh

2 Đề cƣơng dự toán chi tiết

3 Báo cáo đầu tƣ

4 Báo cáo nghiên cứu khả thi

5 Dự án khả thi

Hình 2.3 Cấu trúc cây phân loại và xác định quy trình dự án

2.4.2 Xác định căn cứ pháp lý

Một trong các yêu cầu quan trọng của bƣớc xác lập dự án của là đảm bảo dự án lập ra phù hợp với các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

Việc xác định căn cứ phù hợp trong hàng trăm các văn bản từ Trung ƣơng, Bộ ngành tới đơn vị có thể thấy là một công việc hết sức khó khăn và tốn kém thời gian của với ngƣời thực hiện soạn thảo dự án.

Về mặt tổng quan các dự án thƣờng có các căn cứ sau:

+ Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nƣớc và địa phƣơng, Chỉ thị, nghị quyết…của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, hay các nhiệm vụ cụ thể đƣợc Nhà nƣớc giao.

+ Văn bản pháp luật chung: là các luật hiện hành áp dụng chung cho mọi lĩnh vực nhƣ: Luật đất đai, Luật ngân sách; Luật thanh tra; Luật ngân hàng…Các văn bản luật về đầu tƣ các nghị định của chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn của các bộ ngành liên quan về việc thi hành các luật, nghị định của Chính phủ.

+ Văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tƣ: Các văn bản, quyết định, hƣớng dẫn liên quan trực tiếp tới dự án.

+ Văn bản hƣớng dẫn lập dự toán: Các nghị định, thông tƣ, công văn, quyết định hƣớng dẫn xác định chi phí các nội dung đầu tƣ.

+ Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể: Các tiêu chuẩn về môi trƣờng, tiêu chuẩn về công nghệ, kỹ thuật của từng ngành…[3]

Ở Việt Nam, Bộ thông tin và truyền thông là đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về CNTT, Bộ này ban hành các văn bản mang tính chất định hƣớng, hƣớng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn về CNTT và phạm vi áp dụng chung đối với toàn bộ các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn NSNN. Các bộ ngành khác dựa căn cứ chức năng quản lý nhà nƣớc ban hành văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực, hoạt động đầu tƣ ứng dụng CNTT của ngành mình quản lý.

Hình 2.4 Mô hình tổ chức hành chính của Việt Nam

Trong hình 2.4 là mô hình tổ chức hành chính của Việt Nam, trong đó có hai mô hình quản lý chính là kết nối dọc và kết nối ngang.

Kết nối dọc: là các kết nối từ Chính phủ xuống các Bộ, UBND các tỉnh, thành, từ các cơ quan chuyên môn của Bộ xuống các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, từ các cơ quan chuyên ngành của các Bộ cấp Trung ƣơng xuống các cơ quan chuyên ngành của Bộ đặt tại các địa phƣơng (Tổng cục, chi cục tại địa phƣơng), từ các cơ quan chuyên ngành của tỉnh xuống các đơn vị chuyên môn cấp dƣới (huyện, xã)

Kết nối ngang: là kết nối giữa các Bộ, giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, giữa các tỉnh, giữa các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh (các sở, ban, ngành) và giữa các cơ quan

Khi xác định căn cứ pháp lý để lập dự án cho một tổ chức, ngoài những căn cứ chung bắt buộc phải áp dụng, thì cần xác định các căn cứ đƣợc ban hành bởi các cơ quan quản lý theo mô hình kết nối dọc và kết nối ngang: văn bản của cơ quan chủ quản, văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành và các văn bản đƣợc ban hành bởi các cơ quan quản lý theo mô hình chiều ngang liên quan tới hoạt động đầu tƣ.

Ở cấp Bộ, các dự án đầu tƣ thƣờng đƣợc thực hiện nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Bộ, hoặc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các dịch vụ mà Bộ quản lý, hoặc đầu tƣ xây dựng các ứng dụng cấp quốc gia, quản lý chuyên ngành, Mỗi bộ có Trung tâm thông tin/Cục công nghệ thông tin là đơn vị quản lý về chuyên môn CNTT, đơn vị này thƣờng là đơn vị chủ trì xây dựng các kế hoạch và tham mƣu cho Bộ trƣởng ban hành các văn bản hƣớng dẫn về CNTT trong lĩnh vực mà Bộ đó quản lý.

Ở cấp tỉnh, các dự án đầu tƣ thƣờng đƣợc thực hiện nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan trong tỉnh, hoặc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các dịch vụ mà tỉnh quản lý, hoặc đầu tƣ xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành. Mỗi tỉnh thƣờng có Ban chỉ đạo CNTT định hƣớng, phê duyệt các chủ trƣơng trong đầu tƣ CNTT của tỉnh, Sở Thông tin và truyền thông là đơn vị quản lý nhà nƣớc về CNTT trong tỉnh, đơn vị này thƣờng là chủ trì xây dựng các kế hoạch và tham mƣu cho UBND tỉnh các văn bản hƣớng dẫn về CNTT, tổ chức thẩm định các dự án CNTT trong tỉnh.

Ở cấp quận huyện, xã phƣờng, các dự án đầu tƣ thƣờng đƣợc thực hiện nhằm nâng cao năng lực hạ tầng, trang thiết bị CNTT tại các cơ quan trong đơn vị, hoặc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các dịch vụ mà huyện quản lý. Do việc đầu tƣ những năm trƣớc đây khá dàn trải và không hiệu quả nên xu hƣớng các tỉnh, thành phố đang điều chỉnh việc đầu tƣ ứng dụng CNTT tập trung về cấp tỉnh quản lý.

Tác giả sử dụng các cấu trúc cây để biểu diễn dữ liệu văn bản pháp lý. Cấu trúc này cho phép khi xác định tại một điểm note là đơn vị chủ đầu tƣ, sẽ truy vấn ngƣợc lên các note cha từ đó tham chiếu tới các văn bản liên quan tới đơn vị hoặc ngành lĩnh vực đầu tƣ:

Hình 2.5 Cấu trúc cây dữ liệu cơ quan quản lý chuyên ngành

Cấu trúc cây dữ liệu cơ quan quản lý chuyên ngành hình 2.5 cho phép xác định đƣợc cơ quan quản lý chuyên ngành của ngành, lĩnh vực đầu tƣ. Từ đó xác định các văn bản liên quan.

Ví dụ khi xác định đƣợc chủ đầu tƣ là Sở A, Tỉnh T3, sẽ xác định đƣợc cơ quan quản lý chuyên ngành là Bộ A, từ đó xác định đƣợc các văn bản liên quan tới lĩnh vực đầu tƣ mà bộ A ban hành làm căn cứ pháp lý.

Cấu trúc cây dữ liệu cơ quan chủ quản hình 2.6 cho phép xác định cơ quan chủ quản của đơn vị đầu tƣ dự án. Từ đó xác định đƣợc các văn bản do cơ quan chủ quản ban hành áp dụng cho dự án.

Ví dụ khi xác định đƣợc chủ đầu tƣ là Sở A, sẽ xác định đƣợc cơ quan chủ quản là UBND tỉnh A, từ đó xác định đƣợc các văn bản liên quan tới dự án đầu tƣ mà tỉnh A ban hành làm căn cứ pháp lý

Hình 2.7 Cấu trúc cây dữ liệu vùng

Cấu trúc cây dữ liệu vùng hình 2.7 cho phép khi biết đƣợc tỉnh/thành trong vùng sẽ xác định các văn bản định hƣớng, chiến lƣợc phát triển vùng mà tỉnh/thành đó có liên quan.

Ví dụ khi xác định đƣợc chủ đầu tƣ là tỉnh A, sẽ xác định đƣợc tỉnh A thuộc vùng 1, với các dự án đầu tƣ liên quan đến phát triển vùng 1, thì tham chiếu các văn bản pháp lý ban hành về chủ trƣơng, chính sách phát triển của vùng 1.

Hệ thống văn bản pháp lý cũng phân loại thành các nhóm sau:

STT Nhóm cơ sở pháp lý

1 Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, Chỉ thị, nghị quyết…của các

cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc

2 Văn bản pháp luật chung

3 Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức

4 Văn bản, hƣớng dẫn tính dự toán

STT Ngành lĩnh vực liên quan hoạt động đầu tƣ

1 Tài nguyên và Môi trƣờng

2 Xây dựng

3 Giáo dục đào tạo

4 Y tế

5 Khiếu nại tố cáo

6 Thanh tra

7 ….

Bảng 2.7 Ngành lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư

STT Nội dung đầu tƣ

1 Cổng thông tin điện tử

2 Dịch vụ công trực tuyến

3 Giao dịch điện tử, chữ ký số

4 Tạo lập cơ sở dữ liệu

5 Mua sắm thiết bị

6 ….

Bảng 2.8 Nội dung/hạng mục đầu tư

Hình 2.8 Phân loại văn bản pháp lý theo nhóm, ngành, lĩnh vực và nội dung đầu tư

Với cách phân loại này khi xác định cơ sở pháp lý cho một dự án hệ thống sẽ lọc theo từng nhóm với các điều kiện lọc thể thông qua các câu hỏi trong bảng sau:

Câu hỏi Mục đích

Chủ đầu tƣ dự án là ai? Xác định chủ đầu tƣ, xác định cơ quan

chủ quản, xác định cơ quan quản lý chuyên ngành

Dự án đầu tƣ ngành lĩnh vực gì? Xác định ngành, lĩnh vực

Các hạng mục (nội dung) đầu tƣ của dự án?

Xác định các nội dung/hạng mục đầu tƣ

Tổng mức đầu tƣ dự kiến? Xác định loại dự án

Dữ liệu sẽ đƣợc lấy ra theo từng nhóm:

Nhóm 1: Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, Chỉ thị, nghị

quyết…của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc

+ Điều kiện lọc 1: Các văn bản Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,

Chỉ thị, nghị quyết…của Đảng, Nhà nƣớc chung cho mọi hoạt động đầu tƣ ứng dụng

CNTT

+ Điều kiện lọc 2: Các văn bản Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,

Chỉ thị, nghị quyết…của Đảng, Nhà nƣớc theo ngành

+ Điều kiện lọc 3: Các văn bản Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, Chỉ thị, nghị quyết của theo chủ đầu tƣ và cơ quan chủ quản chung cho mọi hoạt động đầu tƣ ứng dụng CNTT

+ Điều kiện lọc 4: Các văn bản Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,

Chỉ thị, nghị quyết của theo chủ đầu tƣ và cơ quan chủ quảntheo ngành

+ Điều kiện lọc 5: Các văn bản Chủ trƣơng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,

Chỉ thị, nghị quyết theo nội dung đầu tƣ

Nhóm 2: Văn bản pháp luật chung

+ Điều kiện lọc 1: Các văn bản pháp luật chung cho mọi hoạt động đầu tƣ ứng

dụng CNTT

+ Điều kiện lọc 2: Các văn bản pháp luật chung theo loại dự án

+ Điều kiện lọc 3: Các văn bản pháp luật chung theo ngành

+ Điều kiện lọc 4: Các văn bản pháp luật chung của đơn vị chủ đầu tƣ theo ngành

Nhóm 3: Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức

+ Điều kiện lọc 1: Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức chung cho mọi hoạt

động đầu tƣ ứng dụng CNTT

+ Điều kiện lọc 2: Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức theo nội dung đầu

Nhóm 4: Văn bản, hƣớng dẫn tính dự toán

+ Điều kiện lọc 1: Các văn bản, hƣớng dẫn tính dự toán chung cho mọi hoạt

động đầu tƣ ứng dụng CNTT

Nhóm 5: Văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tƣ + Điều kiện lọc 1: Văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tƣ.

2.4.3 Soạn thảo dự án

Bƣớc phân loại mục 2.4.1 giúp ngƣời soạn thảo xác định đƣợc hồ sơ cần thực hiện với mỗi dự án. Tuy nhiên để thực hiện thì ngƣời soạn thảo thƣờng không biết bắt đầu từ đâu, cần trình bầy những nội dung gì, vì vậy những gợi ý mang tính định hƣớng hoặc tham khảo sẽ là rất thiết thực cho ngƣời mới bắt đầu.

Trong nghị định 102/2009/NĐ-CP các yêu cầu nội dung của một văn bản dự án đƣợc đề cập trong đó mỗi loại văn bản sẽ đƣợc chia thành các phần, để trình bầy chi tiết tác giả sẽ sử dụng hai phƣơng pháp hỗ trợ:

+ Phƣơng pháp định hƣớng: Là phƣơng pháp ở mỗi nội dung công cụ sẽ đƣa ra các hƣớng dẫn ngắn, định hƣớng về cách trình bầy

+ Phƣơng pháp tham khảo: Là phƣơng pháp tìm kiếm các dự án trong lịch sử có tích chất tƣơng tự từ cơ sở dữ liệu, và hỗ trợ tính năng cho phép ngƣời dùng tham khảo các nội dung tƣơng ứng từ các dự án tƣơng tự (nếu có).

Dƣới đây tác giả trình bầy trƣờng hợp cụ thể với nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi:

Trình bầy báo cáo nghiên cứu khả thi sử dụng phƣơng pháp định hƣớng bao gồm các nội dung sau:

+ Thông tin chung dự án: Mục này cần đƣa ra các thông tin khái quát của dự án bao gồm tên dự án, địa điểm đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, quy mô đầu tƣ, tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ, thời gian thực hiện, chủ đầu tƣ, hình thức quản lý dự án.

Các thông tin này sẽ đƣợc điền tự động từ các thông tin khai báo dự án của ngƣời soạn thảo cung cấp.

+ Sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ: Mục này cần trình bầy các nội dung về cơ sở pháp lý để lập dự án, hiện trạng, phân tích sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ của dự án.

Về cơ sở pháp lý: Công cụ sẽ tự động sinh ra từ các thông tin đầu vào của dự án. Về hiện trạng: Cần trình bầy các hiện trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phần cứng, phần mềm, hiện trạng về nghiệp vụ, tồn tại và tính thiết yếu đòi hỏi cần thiết phải đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin, hiện trạng về con ngƣời. Từ đó phân tích ƣu nhƣợc điểm và sự phù hợp với nội dung đầu tƣ.

Về sự cần thiết phải đầu đầu tƣ của dự án: Từ các các nhu cầu, hiện trạng của tổ chức, nhấn mạnh đƣợc việc đầu tƣ dự án sẽ giải quyết đƣợc các tồn tại, và các nhu cầu nhƣ thế nào cho tổ chức.

Về mục tiêu của dự án: Trình bầy các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của dự án + Lựa chọn hình thức đầu tƣ và xác định Chủ đầu tƣ;

Phần này nêu rõ hình thức đầu tƣ là đầu tƣ mới hay nâng cấp phát triển, thông tin về chủ đầu tƣ dự án, địa chỉ, số điện thoại, thời gian đầu tƣ, địa điểm đầu tƣ.

+ Dự kiến quy mô đầu tƣ: Áp dụng đối với các dự án mua sắm thiết bị yêu cầu lắp đặt, nêu rõ các hạng mục đầu tƣ, số lƣợng

+ Quy mô lắp đặt, cài đặt thiết bị: Áp dụng đối với các dự án mua sắm thiết bị yêu cầu lắp đặt

+ Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ;

Trình bầy các giải pháp đầu tƣ, công nghệ sử dụng, phân tích các ƣu nhƣợc điểm của từng giải pháp về mặt kỹ thuật, kinh tế, an toàn bảo mật,…

Lập bảng so sánh, từ đó đƣa ra lựa chọn phƣơng án kỹ thuật phù hợp. + Thiết kế sơ bộ của phƣơng án chọn;

Trình bầy thiết kế sơ bộ gồm 02 phần Phần thuyết minh:

- Giới thiệu tóm tắt nội dung yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; - Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc áp dụng; - Yêu cầu đối với hạ tầng kỹ thuật của dự án;

- Phƣơng án kỹ thuật và công nghệ, kết nối ra bên ngoài;

- Khối lƣợng sơ bộ các công tác xây lắp, vật liệu, vật tƣ, thiết bị chủ yếu, phần mềm thƣơng mại; mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ;

- Các vấn đề cần chú ý đối với phƣơng án kỹ thuật, công nghệ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ hỗ trợ lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo nghị định 102,2009,nđ CP luận văn ths công nghệ thông tin 604802 (Trang 29)