CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHUNG KIẾN TRÚC
3.4 PHƢƠNG PHÁP LUẬN GARTNER
3.4.1 Giới thiệu chung
Khung Kiến trúc GARTNER là một sản phẩm của tập đoàn Gartner - tập đoàn tư vấn và cung cấp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Không giống các phương pháp luận đã trình bày, GARTNER là một phương pháp thiên về thực hành. Khung kiến trúc GARTNER cung cấp một mô hình thẩm định nghiệp vụ, thông tin, yêu cầu công nghệ và các mối quan tâm trong sự kết hợp của cả hai Kiến trúc Tổng thể và kinh doanh. GARTNER được phát triển và hỗ trợ bởi chính nhân viên trong tập đoàn.
3.4.2 Phƣơng pháp luận
Khung Kiến trúc Gartner: bao gồm 4 kiến trúc
- Enterprise business architecture (EBA): kiến trúc nghiệp vụ doanh nghiệp
- Enterprise information architecture (EIA): kiến trúc thông tin doanh nghiệp
- Enterprise technology architecture (ETA): kiến trúc kỹ thuật doanh nghiệp
- Enterprise solution architecture (ESA): kiến trúc giải pháp doanh nghiệp
Trong đó, kiến trúc giải pháp được xây dựng bởi sự kết hợp và đối chiếu của 3 kiến trúc trên.
Dựa trên Kiến trúc tổng thể đó, Gartner cung cấp tiến trình xây dựng Kiến trúc như hình 3.19
Hình 3.19: Tiến trình xây dựng Khung kiến trúc Quy trình này bao gồm 7 pha: Quy trình này bao gồm 7 pha:
Environmental Trends: Xác định các điều kiện môi trường có liên quan làm đầu vào cho chiến lược kinh doanh và phát triển EA trong tương lai. Theo dõi, dự báo sự thay đổi để lập kế hoạch chiến thuật và chiến lược.
Business Strategy: Lập Chiến lược nghiệp vụ
Organize Architecture Effort: giai đoạn này chỉ xuất hiện 1 lần đầu khi chương trình bắt đầu. Các công việc của giai đoạn này bao gồm:
• Xác định phạm vi chương trình EA và các phiên bản kế tiếp của nó về bề rộng và chiều sâu
• Tiến hành phân tích các bên liên quan
• Xác định các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm chính hoặc kiến trúc sư trưởng • Xây dựng và thuê những "đội EA", thiết lập vai trò và trách nhiệm rõ ràng • Đánh giá sự sẵn sàng tổ chức và các mức trưởng thành EA
• Xây dựng một kế hoạch truyền thông ban đầu, giao vai trò của EA và đặt kỳ vọng của các cá nhân tham gia vào quá trình
• Thiết lập một kế hoạch để tạo lập một cơ chế quản trị
• Xác định các biện pháp thành công để nói lên giá trị được giao
Future-State Architecture: Kiến trúc trạng thái tương lai của EA là trung tâm của toàn bộ quá trình xây dựng. Mục đích của nó là dịch chiến lược kinh doanh thành
một tập các quy tắc hướng dẫn được sử dụng bởi các tổ chức. Kiến trúc trạng thái tương lai tạo ra các lớp sau đây:
• Các yêu cầu - Thể hiện các nhu cầu của doanh nghiệp • Nguyên tắc - Hướng dẫn cấp cao để ra quyết định
• Mô hình - Minh họa kiến trúc trạng thái tương lai trong chi tiết hơn để hướng dẫn chi tiết hơn ra quyết định
Current-State Architecture — Documenting: Tìm hiểu và tài liệu hóa kiến trúc trạng thái hiện tại là cần thiết để tiến hành kế hoạch thu hẹp khoảng cách giữa hiện tại và tương lai. Mục đích của việc tài liệu hóa tình trạng hiện tại là:
• Cung cấp một cơ sở ban đầu để so sánh với tình trạng tương lai • Giúp xác định vấn đề, mâu thuẫn, trùng lắp...
• Hỗ trợ cập nhật liên tục các tài liệu cơ sở hạ tầng • Phục vụ như tài liệu tham khảo
Closing the Gap: Giai đoạn phân tích khoảng cách quy định cụ thể các bước sau được thực hiện:
• Xác định và phân loại những khoảng cách (văn hóa, cấu trúc và chức năng) - Trong bước này, sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và mục tiêu được xác định và phân loại cho phù hợp.
• Phân tích khoảng trống - công cụ khác nhau được sử dụng để làm rõ sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và mục tiêu.
• Xây dựng các khuyến nghị - hành động được đề xuất để thu hẹp khoảng cách. Các kịch bản khác nhau có thể được xem xét để thu hẹp những khoảng trống đó.
• Đặt ưu tiên khuyến nghị - Minh họa sự phụ thuộc lẫn nhau và ưu tiên hoàn thành thực hiện các khuyến nghị.
Governing and Managing: Quản trị và điều hành
3.4.3 Nhận xét
Không giống như các phương pháp luận khác, Gartner cung cấp Khung Kiến trúc tổng thể là một sản phẩm thương mại cho khách hàng. Khung kiến trúc Gartner là một phần của kinh doanh cốt lõi của Gartner về nghiên cứu và dịch vụ tư vấn. Các thông tin hầu hết đều được bảo mật. Các tài liệu để phát triển khung kiến trúc không có sẵn, thường chỉ trong nội bộ Gartner và các đối tác mua dịch vụ của Gartner được cung cấp. Tuy nhiên, vì là một sản phẩm thương mại, khung kiến trúc Gartner có lợi thế là được chú trọng tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ.