Đây là Khung nhìn quan trọng nhất, là xuất phát điểm để xây dựng Khung Kiến trúc. Xuất phát từ ô đầu tiên (trên cùng, bên trái), chúng ta sẽ phân tích tất cả các cơ chế hoạt động nghiệp vụ. Việc phân tích này đi từ tổng quát và chi tiết hóa qua nhiều mức khác nhau (ngữ cảnh, khái niệm, hệ thống/logic, công nghệ/vật lý). Tùy vào mỗi hệ thống mà ta cần thực hiện mức độ chi tiết khác nhau. Thông thường mức chi tiết cần thiết khi mỗi hoạt động nghiệp vụ được phân tích do chủ thể cụ thể (đơn vị, cán bộ) thực hiện trực tiếp.
Phát triển theo chiều ngang: từ các cơ chế hoạt động nghiệp vụ đó, ta xác định cơ cấu bộ máy cần cho nghiệp vụ đó, và các chế tài áp dụng cho từng hoạt động nghiệp vụ đó. Mức độ phân rã 2 ô này tương xứng với mức độ chi tiết của ô hoạt động nghiệp vụ.
Phát triển theo chiều dọc: từ các cơ chế hoạt động nghiệp vụ đó, ta xác định các cơ chế đối với nhân sự thực hiện các hoạt động đó, và cơ sở hạ tầng cần thiết cho các hoạt động đó. Mức độ phân rã ô này cũng tương xứng với mức độ chi tiết của ô hoạt động nghiệp vụ.
Từ những ô này ta tiếp tục phát triển theo chiều ngang kết hợp với tham chiếu từ cột dọc để xác định ra cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhân sự trong từng hoạt động, các chế tài về nhân sự trong từng hoạt động, cơ cấu cơ sở hạ tầng trong từng hoạt động và chế tài liên quan đến cơ sở hạ tầng trong mỗi hoạt động đó (quy hoạch, kế hoạch phát triển, quy định vận hành, bảo trì, sửa chữa…)
Sau khi phân tích đầy đủ các thông tin trong khung nhìn Nguồn lực – Thể chế, ta sẽ tiếp tục phát triển các khung nhìn còn lại bằng cách tham chiếu trực tiếp từ khung nhìn Tác nghiệp – Thể chế
5.1.2.4.2 Khung nhìn Tác nghiệp – Thể chế