ASP (Active Server Page):
ASP là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server-side Scripting Environment) dùng để tạo và chạy các ứng dụng Web động và có tương tác với người sử dụng. Nhờ tập các đối tượng có sẵn (Built-in Object) với nhiều tính
rất mạnh và đã được chúng tôi sử dụng để xây dựng hệ thống trong nhiều năm nên chúng tôi rất quen thuộc và tận dụng được các thế mạnh của công nghệ này)
Các đối tượng xây dựng sẵn của ASP (ASP Built-in Object):
1. Session: dùng lưu trữ những thông tin cần thiết trong phiên làm việc của người dùng. Thông tin lưu trữ trong Session không bị mất đi khi User di chuyển qua các trang của ứng dụng và chỉ bị mất đi khi người dùng đóng trình duyệt hoặc hết thời gian dành cho phiên.
2. Application: dùng để chia sẻ thông tin giữa các người dùng trong cùng một ứng dụng. Đối tượng Application thường được dùng trong việc đếm số lần truy cập đến ứng dụng của người dùng.
3. Request: dùng để truy cập những thông tin được chuyển cùng với các yêu cầu HTTP. Những thông tin này gồm có các tham số của Form khi được Submit dùng phương thức POST hay GET hay các tham số được ghi cùng với trang ASP trong lời gọi đến trang đó. Dùng đối tượng Request có thể chia sẻ thông tin qua lại giữa các trang ASP trong một ứng dụng. Ngoài ra Request còn được dùng để lấy giá trị các cookie lưu trữ trên máy trạm.
4. Response: gửi thông tin tới người dùng, gồm: ghi thông tin trực tiếp ra trình duyệt, tái định hướng trình duyệt đến một URL khác và/hoặc thiết lập các cookie trên máy trạm..
5. Server: cung cấp phương tiện truy cập đến những phương thức và thuộc tính trên server. Thường sử dụng phương thức Server.CreateObject để khởi tạo một thể hiện (instance) của một ActiveX Object trên trang ASP.
6. ObjectContext: sử dụng ObjectContext để chấp thuận hoặc hủy bỏ giao dịch (transaction) được khởi tạo bởi một ASP Script.
Mô hình một ứng dụng CSDL trên Web
Web Server: là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của Web user, đồng thời cũng thực hiện việc kết nối đến hệ quản trị CSDL (DBMS) trên máy chủ CSDL theo yêu cầu truy cập dữ liệu của trang ASP. ADO cung cấp giao diện lập
chuyển đến cho hệ DBMS để thực thi thông qua các thành phần OLE DB (và ODBC). Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ được Web Server đưa ra hiển thị trên trình duyệt web.
Hình 12. Sơ đồ một ứng dụng trên Web
SQL Server 2000
SQL Server 2000 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa máy trạm và Máy chủ SQL Server. Một RDBMS bao gồm Databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS [10].
Hiện nay phiên bản mới nhất của SQL Server 2005, tuy nhiên hiện tại chúng tôi đang cài đặt hệ thống trên SQL Server 2000. Theo Microsoft, SQL Server 2000 đã được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2000 có thể kết hợp tốt với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server.... [10]
Java Applet
Applet là một chương trình Java chạy trong khuôn khổ của một trang Web. Khi một bộ duyệt Web hiểu Java mở một trang Web có chứa applet thì applet sẽ
Applets dùng để tạo ra các trang Web sinh động, với các quảng cáo hoạt hình, bảng chọn, mẫu biểu. Chúng có thể dùng để thực hiện các ứng dụng phức tạp như ứng dụng CSDL, hệ thống dạy học từ xa, mô phỏng terminals, trình diễn đa phương tiện, giải trí, các trò chơi. Điểm quan trọng nhất là applets biến trang Web tĩnh, thụ động thành một chương trình tương tác với người sử dụng.
Trong một ứng dụng, chương trình bắt đầu với lệnh thứ nhất trong khối lệnh của phưong thức main() và kết thúc khi gặp dấu ngoặc đóng khối này. Trong applet không có phương thức main() mà có một số phương thức chuẩn thông thường để xử lí các sự kiện khi một applet thực hiện. Ví dụ các sự kiện như
- applet được nạp xuống
- có thay đổi trong nội dung cần hiển thị. - bộ duyệt dừng chương trình.
- chương trình khỏi động lại sau khi dừng. - applet kết thúc và được giải phóng.
Khung cấu trúc của tệp mã nguồn chính của applet như sau
import java.applet.*; import java.awt.*;
public class <tên Applet> extends Applet { // các biến thành phần.
// các phương thức.
public void paint(Graphics g) { ... } public void init();
... }
Do kế thừa, một applet mà ta xây dựng sẽ được kế thừa các phương thức init(), paint(), start(), stop(), destroy() của lớp Applet. Tuy nhiên, những lớp này chỉ có tên mà chưa thực hiện bất cứ việc gì. Ta cần phải viết đè để bổ sung các nội dung xử lý cần thiết. Hai phương thức thường phải phát triển bổ sung nhất là paint() và init(). [3]
CHƯƠNG 3
MÔ TẢ GIAO DIỆN CHỨC NĂNG PHẦN MỀM
Chương này thực hiện công việc mô tả giao diện chức năng phần mềm. Giao diện chức năng được chia làm hai phần chính, phần dành cho thí sinh dự thi và phần dành cho giáo viên, quản trị viên.Phần mềm được triển khai trên nền tảng HĐH Windows Server từ 2000 trở lên (tích hợp IIS), CSDL SQL Server và trình duyệt web của máy trạm cần hỗ trợ máy ảo Java (Java Virtual Machine)