Chức năng Quản lý các bài sát hạch cho phép giáo viên xem/xóa/sửa/thêm mới các bài sát hạch trong hệ thống. Màn hình dưới đây minh họa quá trình thêm mới bài sát hạch với tiêu chí lựa chọn câu hỏi theo chương, bài
Chức năng Quản lý ngân hàng câu hỏi cho phép quản lý câu hỏi theo cấu trúc môn học, các chương bài. Quản trị viên có thể thêm mới môn học, điền các thuộc tính về Tên môn học. mã môn học, số bài và mô tả môn học. Sau đó, quản trị có thể nhấn chuột vào tên môn học để đến với màn hình quản lý ngân hàng câu hỏi thuộc môn học đó. Các màn hình dưới đây minh họa điều này.
Hình 24. Màn hình quản lý các môn học
Trong các màn hình chức năng trên, hình 27 minh họa các thao tác tạo mới câu hỏi sát hạch tình huống thực hành (Tạo câu hỏi Chọn điểm không cho trước). Sau khi nhập các nội dung về bài, độ khó, nội dung hỏi, giáo viên nhấn chuột vào ô chọn Selection để chọn ảnh minh họa (ảnh này được upload thông qua chức năng upload ảnh từ trình duyệt của module Quản lý ảnh hoặc được upload ngay từ siêu liên kết bên cạnh ô chọn Selection). Ảnh minh họa sẽ hiển thị trên một applet và giáo viên có thể sử dụng chuột để khoanh vùng đáp án chọn trên applet này một cách trực quan.
Ngoài ra CmTest còn có các chức năng phục vụ công tác in forrm, biểu mẫu, báo cáo, thống kê sau mỗi kỳ sát hạch CNTT tại Viện. Các màn hình dưới đây mô tả các chức năng này:
Hình 28. Chức năng tạo và in ấn hồ sơ
CHƯƠNG 4:
TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG
Chương này trình bày quá trình triển khai thử nghiệm CmTest cho một kỳ
sát hạch CNTT tại Viện CNTT-ĐHQG Hà Nội, kết quả thu được và những nhận xét, đánh giá sau quá trình thử nghiệm. Chương này cũng nêu bật tính ứng dụng của CmTest qua việc nó đã được sử dụng là phần mềm sát hạch chính thức của Viện CNTT, được thương mại hóa và được sử dụng để triển khai dịch vụ sát hạch cho nhiều cơ quan, đơn vị trong nước.
4.1. Triển khai thử nghiệm tại Viện CNTT.
CmTest đã được các cán bộ thuộc Trung tâm Công nghệ đào tạo qua mạng và sát hạch trực tuyến của Viện tiến hành kiểm thử (test). Các thông báo lỗi cùng các góp ý sau đó đã được tác giả tiếp thu và chỉnh sửa. Sau khi hoàn thiện các chức năng sau kiểm thử, CmTest đã được triển khai thử nghiệm cho kỳ sát hạch kiến thức và kỹ năng CNTT học viên hệ KTV Tin học Ứng dụng, Trung tâm Tin học PT.
Một tuần trước khi tiến hành triển khai thử nghiệm, toàn thể học viên đều được làm quen với các chức năng hệ thống và khuôn dạng các câu hỏi có trong hệ thống thông qua các bài sát hạch mẫu (không sử dụng lại trong bài sát hạch chính thức) nhằm đảm bảo học viên có được tâm lý chủ động và các kỹ năng sử dụng hệ thống sát hạch thành thạo trước khi bước vào kỳ thi.
Ngân hàng câu hỏi được các cán bộ thuộc Viện CNTT biên soạn theo quy trình của Viện [2], bám sát Khung chương trình đào tạo ICDL và khung chương trình KTV. Kết quả thu được sau đợt triển khai thử nghiệm CmTest như sau:
Ca sáng 24/6/2006, 159 thí sinh Ca chiều 24/6/2006, 156 thí sinh
Trắc nghiệm bảo trì máy tính, phần lý thuyết, 2 ngày 27/28-6-2006, 475 thí sinh (môn này còn nội dung thực hành tháo lắp máy)
Trong suốt quá trình triển khai thử nghiệm, CmTest vận hành ổn định, tạo được tâm lý yên tâm cho hội đồng thi. Có một số thí sinh không đạt yêu cầu mong muốn được thi lại với một số lý do được đưa ra như thao tác nhầm, lỡ nhấn nút nộp bài trong khi vẫn còn một số câu chưa kiểm tra lại… và chúng tôi đã cho phép các thí sinh này làm lại ngay sau đó với sự giám sát chặt chẽ của giám thị. Kết quả là các thí sinh này đã phải thừa nhận rằng kết quả sát hạch lần sau này không khác kết quả trước (thậm chí còn ít hơn lần trước từ 0.5 – 1 đ) và chấp nhận về ôn tập để thi lại.
Việc áp dụng triển khai thử nghiệm CmTest cho một kỳ sát hạch CNTT của Trung tâm Tin học PT, Viện CNTT đã cho thấy một kết quả rõ ràng về khả năng tiết kiệm thời gian cùng kinh phí tổ chức sát hạch. Nếu như trước kia, để tổ
lực lượng giáo viên coi thi và chấm bài hết sức đông đảo và quá trình sát hạch diễn ra hàng tuần lễ thì nay chỉ cần đến các giám thị coi thi (mỗi phòng 2 giám thị) cùng thời gian thực hiện được giảm rất nhiều (1-2 ngày, tùy thuộc số lượng máy) . Kết quả này là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tác giả luận văn tiếp tục hoàn thiện các chức năng của phần mềm, đồng thời kết quả này đã giúp cho CmTest trở thành phần mềm sát hạch chính thức của Viện CNTT-ĐHQG HN.
4.2. Ứng dụng của CmTest
Sau khi triển khai thử nghiệm đạt kết quả tốt, Viện CNTT đã quyết định sử dụng phần mềm CmTest vào các chương trình đào tạo và sát hạch khác nhau của Viện. Trong các kỳ thi học kỳ hệ KTV của Viện sau đó, CmTest đã góp phần tiết kiệm thời gian và công sức tổ chức kỳ thi, ngoài ra còn đảm bảo tính chính xác và khách quan khi đánh giá kiến thức và kỹ năng CNTT của hơn 1500 học viên tham dự.
Ngoài ra, CmTest đã được thương mại hóa, và bước đầu Viện đã có những hợp đồng cung cấp hoặc triển khai dịch vụ sát hạch trực tuyến cho các cơ quan, đơn vị. Cụ thể như sau:
• Ban điều hành đề án 112 đã ký hợp đồng số 05aĐT/BDHDA112-HĐ với Viện CNTT-ĐHQG HN với nội dung cung cấp dịch vụ sát hạch trực tuyến kiến thức và kỹ năng CNTT cho học viên của chương trình đào tạo Kiến thức và kỹ năng cơ bản sử dụng các hệ thống thông tin điện tử thuộc đề án 112. Phiên bản CmTest-112 hiện đang được triển khai tại 64 tỉnh thành và tính đến tháng 6/2006 CmTest-112 đã sát hạch được hơn 60.000 học viên của đề án
• Một phiên bản khác của CmTest đã được áp dụng cho sát hạch chứng chỉ THVPQT (7 môn) của Viện CNTT, ĐHQG HN. Tính đến nay đã có hơn
án 112CP, tại Viện và học viện BCVT2 – Tp Hồ Chí Minh (hơn 700 học viên).
Hình 32. Phiên bản CmTest-112 triển khai cho BĐH 112 CP
4.3. Kết luận
Qua quá trình triển khai thử nghiệm CmTest tại Viện và ứng dụng cho các kỳ sát hạch CNTT tại các cơ quan, tổ chức nêu trên, chúng tôi rút ra được các nhận xét sau:
• Phần mềm CmTest đã hoạt động ổn định ngay cả trong trường hợp số lượng thí sinh lớn, đáp ứng được các yêu cầu đề ra của một hệ thống sát hạch trực tuyến và đã chứng tỏ được các ưu việt và tính hiệu quả của mình. Các chức năng của CmTest đã giúp cho giáo viên nhanh chóng soạn mới câu hỏi và phát hành các bài sát hạch cho các đối tượng thí sinh sinh khác nhau. Đồng thời, module tạo report của CmTest đã giúp cho hội đồng thi nhanh chóng có
được các đánh giá về kỳ sát hạch và từ đó có được các báo cáo theo đúng biểu mẫu yêu cầu.
• Ngoài các module chức năng do phần mềm mang lại, hình thức và nội dung của ngân hàng câu hỏi cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của hệ thống sát hạch. Đây chính là lý do chúng tôi bổ sung thêm câu hỏi dạng Chọn điểm không cho trước (câu hỏi thực hành bắt chuột), rất phù hợp với yêu cầu của một hệ thống sát hạch kiến thức và kỹ năng CNTT, từ đó tạo được sự khác biệt giữa CmTest với các hệ thống sát hạch trực tuyến trong nước.
• Khung chương trình đào tạo luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ các yêu cầu cụ thể trong Khung chương trình, giáo viên có thể định rõ từng nội dung sát hạch cụ thể cho mỗi câu hỏi thuộc từng chương, mục khác nhau. Khung chương trình cũng là cầu nối giữa quá trình đào tạo và sát hạch, cho dù hệ thống sát hạch trực tuyến có độc lập với hệ thống e-Learning nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung sát hạch là những nội dung nằm trong khung chương trình đào tạo chi tiết.
• Tự động hóa hoàn toàn quy trình sát hạch là một mục tiêu cần hướng tới, tuy nhiên hiện nay việc trông thi vẫn cần có sự giám sát và chính giám thị sẽ là người ghi điểm của thí sinh. Điều này trước mắt giúp các lập trình viên không mất nhiều thời gian và công sức lập trình hạn chế gian lận do thi hộ hoặc xâm nhập trái phép từ bên ngoài nhằm sửa đổi kết quả sát hạch của các thí sinh.
• Số lượng thí sinh đã tham dự sát hạch qua hệ thống CmTest cùng biểu đồ phân loại thí sinh sau mỗi kỳ sát hạch cho thấy CmTest đã thực hiện tốt chức năng của một phần mềm đánh giá kiến thức và kỹ năng CNTT.
KẾT LUẬN
Sát hạch trực tuyến nói chung và sát hạch trực tuyến kiến thức và và kỹ năng CNTT nói riêng ở Việt Nam đang là một nhu cầu rất lớn. Luận văn đã tập trung tìm hiểu tổng quan về hệ thống sát hạch trực tuyến, các thành phần cơ bản và các kiểu câu hỏi trong hệ thống sát hạch trực tuyến, vấn đề sát hạch CNTT sử dụng trắc nghiệm, các ưu và nhược điểm của hình thức sát hạch này. Sau khi khảo sát và phân tích các hệ thống sát hạch trực tuyến trong và ngoài nước, các sản phẩm phần mềm sát hạch trực tuyến nguồn mở và chuẩn ngân hàng câu hỏi sát hạch trực tuyến, luận văn đã đưa ra những nhận xét đánh giá làm cơ sở cho việc phát triển một hệ thống sát hạch trực tuyến kiến thức và kỹ năng CNTT độc lập với hệ thống e-Learning.
Kết quả của luận văn là một hệ thống sát hạch trực tuyến kiến thức và kỹ năng CNTT độc lập nhưng vẫn đảm bảo khuôn dạng và các thuộc tính của câu hỏi phù hợp với cấu trúc các Khung chương trình đào tạo. Một trong những ưu điểm của phần mềm Cmtest là có các công cụ quản trị ngân hàng câu hỏi đơn giản, thân thiện với người dùng, đặc biệt còn giúp giáo viên dễ dàng tạo mới các câu hỏi thực hành tương tác theo những tình huống giả định khác nhau. Ngoài việc tuân thủ Khung chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế ICDL, ngân hàng câu hỏi sát hạch trong hệ thống còn chứa các thuộc tính về độ khó, độ phân biệt và độ phỏng đoán, cho phép áp dụng lý thuyết IRT trong đánh giá câu hỏi và năng lực thí sinh.
Sau khi tiến hành kiểm thử và triển khai thử nghiệm cho một số kỳ sát hạch CNTT của Viện CNTT-ĐHQG HN, CmTest đã được sử dụng làm phần mềm sát hạch chính thức của Viện CNTT, đồng thời được thương mại hóa theo hình thức cung cấp dịch vụ sát hạch cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Một trong những thành công nổi bật nhất của CmTest là đã được triển khai rộng rãi trong Đề án 112CP với một lượng thí sinh tham dự lớn nhất từ trước tới nay.
Với những thành công bước đầu này, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện CmTest và hy vọng CmTest sẽ được áp dụng rộng rãi như một công cụ sát hạch trực tuyến hữu hiệu, đáp ứng nhu cầu sát hạch của các cơ quan, đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau trong cả nước.
Hướng phát triển kế tiếp
• Phát triển một phiên bản mới của CmTest thông qua việc đóng gói các module chức năng và chuyển đổi toàn bộ hệ thống sang môi trường .Net framework, tận dụng các thế mạnh của môi trường này.
• Hoàn thiện module đánh giá chất lượng ngân hàng câu hỏi thông qua các tham số độ khó, độ phân biệt và độ phỏng đoán;
• Hoàn thiện module cho phép tự động nạp câu hỏi chuẩn QTI khuôn dạng XML vào CSDL SQL Server của hệ thống sát hạch.
• Tích hợp module truy cập CSDL Native XML cho phép sử dụng trực tiếp các câu hỏi tuân thủ QTI từ các nguồn khác nhau;
• Hoàn thiện và bổ sung thêm các câu hỏi mô phỏng như thực hành tương tác, kéo thả đối tượng…sử dụng kết hợp cả hai công nghệ JavaApplet và Macromedia Flash.
• Tăng cường khả năng an toàn bảo mật cho hệ thống, bổ sung chức năng tự động khôi phục trạng thái hệ thống trong trường hợp bị đứt đường truyền.
• Áp dụng công nghệ AJAX tối ưu hóa các chức năng trong hệ thống sát hạch (đăng ký, tải bài thi, nhớ phiên bài thi…)
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1.] Đinh Dũng, Đỗ Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thắm (2006), Hệ thống sát hạch trực tuyến của Viện CNTT-ĐHQG HN, Hội thảo e-Learning và kinh nghiệm triển khai trong các trường ĐH.
[2.] Đinh Dũng, Nguyễn Thị Thắm (2006), Lý thuyết IRT và ứng dụng, Hội nghị khoa học 30 năm Viện CNTT-Viện KH&CN Việt Nam.
[3.] Nguyễn Đình Hóa (2001), Lập trình Java, Viện Đào tạo CNTT – ĐHQG Hà Nội.
[4.] Nguyễn Phương Lan, Lê Hữu Đạt, Hoàng Đức Hải (2005) ASP 3.0 và ASP.Net, ISBN: 78681 NXB Giáo dục.
[5.] Vũ Trọng Nghị (2005), Đánh giá kết quả học tập bằng việc xây dựng bài trắc nghiệm khách quan với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Báo Công nghiệp điện tử.
[6.] Saigonbook (2001), ASP Database, NXB Trẻ [7.] Saigonbook (2001), Gỡ rối ASP, NXB Trẻ
[8.] Nguyễn Văn Vỵ (2002), Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại, NXB Thống Kê.
Tiếng Anh
[9.] Alex Homer, David Sussman, Brian Francis, George Reilly (1999),
Professional Active Server Pages 3.0, ISBN: 1861002610, Wrox press. [10.] Anthony Sequeira, Brian Aldeman (2003), The SQL Server 2000 Book,
ISBN: 1932111670,Paraglyth Press
[11.] Brett McLaughlin, Java and XML, ISBN: 0596000162, O’reilly Press. [12.] IMS Global Learning Consortium, Inc (2005) - IMS Question and Test
Interoperability Version 2.0 Final Specification – Website: http://www.imsglobal.org/
Database, ISBN: 1861002726, Wrox press.
[14.] Jon Meyer & Troy Downing, Java Virtual Machine, ISBN: 1565921941, O’reilly Press
[15.] Richard Anderson et al, Professional Active Server Pages 3.0, ISBN: 1861002610, Wrox press. Website Internet [16.] http://el.edu.net.vn/ [17.] http://www.sourceforge.org [18.] http://www.planetsourcecode.com [19.] http://www.icldap.com [20.] http://www.enlight.net
PHỤ LỤC
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC VĂN PHÒNG QUỐC TẾ
(Minh họa khung nội dung chi tiết 2 module đầu tiên)
1. Tên môđun : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CNTT
Basic Concepts of Information Technology
2. Mã số : VPQT-1
3. Thời lượng: 8 tiết (lý thuyết) + 2 tiết (thực hành) = 10 tiết
4. Mục tiêu : Khi hoàn thành môn học này học viên phải biết các thành phần
cấu tạo vật lý của máy tính cá nhân và hiểu được một số khái niệm cơ bản thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như: lưu trữ dữ liệu và bộ nhớ máy tính, các khung cảnh ứng dụng phần mềm máy tính trong xã hội, sử dụng mạng thông tin với máy tính. Học viên cũng cần nhận thức được vai trò của CNTT trong cuộc sống hàng ngày cũng như ảnh hưởng của máy tính cá nhân đối với sức khoẻ con người. Học viên cần ý thức được một số vấn để về an ninh và luật pháp liên quan đến máy tính.
5. Nội dung :
Thời lượng Nội dung chi tiết Chương 1: Mở đầu
LT: 1 TH: 1
1.1 Phần cứng / phần mềm
Những khái niệm cơ sở: phần cứng, phần mềm, CNTT. 1.2 Các kiểu máy tính
Phân biệt các loại máy tính: mainframe, máy tính mini, máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi ..về phương diện khả năng, tốc độ, giá cả và người dùng điển hình.
1.3 Các bộ phận chính của máy tính cá nhân.
Bộ vi xử lí trung tâm (CPU), đĩa cứng, các kiểu bộ nhớ, các thiết bị vào ra điển hình, thiết bị ngoại vi nói chung.
Những yếu tố quyết định năng lực của một máy tính: tốc độ CPU, dung lượng bộ nhớ, số chươngtrình ứngdụng đang chạy..
Chương 2: Phần cứng
LT: 1 TH: 1
2.1 Bộ xử lí trung tâm - CPU.
Chức năng của CPU là thực hiện các tính toán số học, logic, điều khiển truy nhập bộ nhớ v.v. Tốc độ của bộ xử lí trung tâm CPU đo bằng MHz, GHz.
2.2 Bộ nhớ trong.
2.2.1Các kiểu bộ nhớ máy tính: RAM (random-access