1.6.3. Phần mềm PHPTestManager (http://sourceforge.net/phptestmanager/)
Dự án phát triển phần mềm PHPTestManager được khởi động từ 21/12/2003 và hiện tại phiên bản mới nhất đang phát hành là phiên bản 0.2.2. Phần mềm có giao diện quản trị và giao diện bài thi đơn giản, môi trường soạn thảo câu hỏi cũng không hỗ trợ RTE. Các câu hỏi sử dụng trong phần mềm là câu hỏi đơn lựa chọn và đa lựa chọn. [17]
1.6.4. Phần mềm PHPTest (http://sourceforge.net/projects/phptest/)
Dự án phát triển PHPTest được khởi động từ năm 2002 và hiện đã ngừng phát triển tiếp trên sourceforge. Các chức năng của PHPTest tương tự như TCExam và các câu hỏi trong PHPTest cũng bao gồm câu hỏi đa lựa chọn và đơn lựa chọn. Màn hình soạn thảo câu hỏi của PHPTest cũng chưa hỗ trợ môi trường RTE. [17]
Hình 11. Màn hình thêm mới câu hỏi của PHPTest
1.6.5. Phần mềm Castle Toolkit (http://www.le.ac.uk/castle/)
Castle là viết tắt của Computer Assisted Teaching & Learning - Dạy và học với sự trợ giúp của máy tính. Phần mềm nguồn mở này giúp giáo viên có thể nhanh chóng xây dựng các câu hỏi đa lựa chọn mà không cần đến kiến thức về lập trình. Caste Toolkit đã được một số trường đại học trong và ngoài nước sử
dụng, bởi ngoài tính tiện dụng của nó thì điều quan trọng đây là phần mềm miễn phí. Tuy nhiên, cũng giống như các phần mềm nguồn mở đã đề cập ở trên, các tính năng chèn đối tượng ảnh, định dạng câu hỏi…của Castle hiện vẫn chưa được hỗ trợ.[17]
1.7. Kết luận
Qua khảo sát cho thấy, câu hỏi trắc nghiệm đơn lựa chọn và đa lựa chọn
được sử dụng hầu hết trong các hệ thống sát hạch trực tuyến. Mặc dù IMS đã chỉ ra có rất nhiều kiểu câu hỏi, nhưng trên thực tế, đa phần các câu hỏi đều có thể quy về một trong hai loại này. Các trường hợp khảo sát ở trên cũng đã cho thấy kể cả các hệ thống thương mại như Tesking, review, iGivetest… hay các dự án phần mềm sát hạch trực tuyến nguồn mở thông dụng cũng gần như chỉ sử dụng 2 loại câu hỏi đơn lựa chọn và đa lựa chọn cho hệ thống sát hạch của mình.
Trong các hệ thống sát hạch CNTT sử dụng trắc nghiệm, ngoài việc sử dụng Câu hỏi đơn lựa chọn và đa lựa chọn, nếu hệ thống sử dụng thêm dạng Câu hỏi chọn điểm không cho trước thì khuôn dạng bài sát hạch sẽ rất phù hợp với lĩnh vực CNTT (trường hợp của Enlight) [20]. Các câu hỏi đơn lựa chọn và đa lựa chọn sẽ kiểm tra kiến thức lý thuyết, trong khi câu hỏi Chọn điểm không cho trước trên màn hình tình huống sẽ kiểm tra phản xạ và kỹ năng thực hành sử dụng phần mềm. Đây là một yêu cầu hết sức cần thiết trong lĩnh vực CNTT, và yêu cầu này đòi hỏi các hệ thống sát hạch trắc nghiệm cần có nhiều dạng câu hỏi có tương tác với người sử dụng hơn nữa (các dạng kéo thả đối tượng, chọn vị trí đúng, kéo thanh trượt…). Tuy nhiên, qua khảo sát các hệ thống sát hạch trắc nghiệm CNTT ở trên, các dạng câu hỏi này còn rất ít, thậm chí là chưa có.
Công nghệ sử dụng cho các câu hỏi tương tác trong các hệ thống trên, nếu có, là Java Applet và MacroMedia Flash.
Rất nhiều hệ thống sát hạch trực tuyến còn chưa chú ý đến việc đảo thứ tự các phương án trả lời cho câu hỏi trắc nghiệm (ví dụ hệ thống sát hạch lý thuyết luật giao thông), dẫn đến việc thí sinh học tủ, học vẹt, nhớ máy móc vị trí các đáp án.
Các module chức năng đánh giá (bao gồm chất lượng ngân hàng câu hỏi và năng lực thí sinh) hầu như chưa được áp dụng trong các hệ thống sát hạch trắc nghiệm khảo sát ở trên.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG SÁT HẠCH TRỰC TUYẾN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CNTT
Phần đầu chương mô tả bài toán nghiệp vụ các yêu cầu của một kỳ sát hạch CNTT tại Viện CNTT-ĐHQG HN, lý do và nhu cầu cấp thiết phải có một phần mềm sát hạch trực tuyến giải quyết bài toán này. Phần tiếp theo tiến hành phân tích, thiết kế và xây dựng một phần mềm sát hạch trực tuyến kiến thức và kỹ
năng CNTT (phần mềm CmTest). Nội dung sát hạch thực hiện cho 7 môn học theo Khung chương trình ICDL. Ngoài các module cơ bản như quản lý học sinh, giáo viên, ngân hàng câu hỏi, bài thi… CmTest còn có chức năng hỗ trợ giáo viên soạn thảo câu hỏi thực hành bắt chuột, ra đề theo các tiêu chí khác nhau và phát hành các bài thi đến các đối tượng nhóm thí sinh cụ thể.
2.1. Đặt vấn đề
ICDL - International Computer Driving Licence là chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, đã có mặt ở trên 140 quốc gia. Ở châu Âu, một số quốc gia đã coi ICDL là chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính. ICDL cũng được nhiều công ty lớn trên thế giới lấy làm tiêu chuẩn tuyển nhân viên. Chuẩn ICDL thường xuyên được bổ sung và hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của CNTT. Có thể cho rằng ICDL là một chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính được Quốc tế công nhận [19]
6- Cơ sở dữ liệu (MS Access) 7- Mạng máy tính và Internet
Viện CNTT, ĐHQGHN là một Trung tâm sát hạch của Tổ chức International Computer Driving Licence Asia Pacifc (ICDLAP), có quyền tổ chức sát hạch Chứng chỉ ICDL tại Việt Nam. Hệ thống sát hạch chứng chỉ ICDL này trước đây do Enlight đảm nhiệm qua việc cung cấp dịch vụ sát hạch trực tuyến qua mạng Internet (hiện tại, dịch vụ này do SpringBoard đảm nhiệm). Thí sinh đăng ký và nộp lệ phí sát hạch chứng chỉ ICDL tại Viện. Trung tâm sát hạch của Viện được ICDL ủy nhiệm sẽ sử dụng các quyền quản trị của mình trên hệ thống của Enlight đăng ký thông tin thí sinh, đồng thời đăng ký mới một kỳ sát hạch cho thí sinh hoặc nhóm thí sinh này.
Ngoài ra, Viện còn tổ chức chương trình sát hạch lấy Chứng chỉ Tin học Văn phòng Quốc tế (THVPQT) của Viện có giá trị trên toàn quốc. Chương trình này thực hiện sát hạch theo khung Chương trình ICDL đảm bảo đầy đủ kiến thức và kỹ năng Tin học văn phòng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc tham gia sát hạch của thí sinh không phụ thuộc vào quá trình và phương thức đào tạo. Sau đây là
quy trình tham gia của thí sinh dự thi Chứng chỉ THVPQT của Viện:
Học viên tham gia học tại các trung tâm Ủy nhiệm đào tạo THVPQT hoặc trực tiếp từ các khoá học do Viện tổ chức theo khung Chương trình quốc tế ICDL có thể đăng ký với Trung tâm Sát hạch để tham gia sát hạch. Nếu Thí sinh sát hạch đạt yêu cầu từ ba trong bảy nội dung trở lên sẽ được quyền đăng ký cấp Thẻ
Kỹ năng THVPQT và khi sát hạch đạt cả bảy nội dung, thí sinh được quyền đăng ký cấp Chứng chỉ THVPQT do Viện CNTT, ĐHQGHN cấp. Sau khi thí sinh “đăng ký”, trung tâm sẽ kiểm tra thông tin về thí sinh xem có đủ tiêu chuẩn dự thi hay không (phải có chứng minh thư, nộp tiền lệ phí đầy đủ), nếu thí sinh đủ tiêu chuẩn dự thi thì được Trung tâm Sát hạch sắp xếp lịch thi và “thông báo” thời gian đến dự thi.
thi” của thí sinh được lưu trong hồ sơ, và nếu như thí sinh đã vượt qua đủ số module quy định thì sẽ được phát “chứng chỉ” hoặc “thẻ kỹ năng” . Với mỗi module thí sinh được tham gia thi tối đa là 3 lần, nếu đến lần thứ 3 mà thí sinh vẫn chưa đỗ thì kết quả của thí sinh sẽ bị đánh dấu hủy bỏ.
Yêu cầu đặt ra:
Xây dựng một phần mềm sát hạch trực tuyến kiến thức và kỹ năng CNTT theo khung chương trình Quốc tế ICDL với các dạng câu hỏi 1) Các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức dạng đơn lựa chọn và đa lựa chọn 2) Các câu hỏi trắc nghiệm kỹ năng thực hành dạng Chọn điểm không cho trước (Màn hình hiển thị tình huống và đòi hỏi thí sinh phải nhấn chuột vào đúng một trong số các vị trí của chức năng hoặc menu chức năng có thể giải quyết được tình huống đó). Phần mềm cần phải có chức năng tạo mới các kỳ sát hạch, quản lý danh sách thí sinh, ngân hàng đề thi, các bài sát hạch, các báo cáo theo biểu mẫu và thực hiện các quy trình nghiệp vụ tổ chức sát hạch theo đúng nội dung đã nêu.
Dưới đây là 3 lý do cho thấy yêu cầu giải quyết bài toán trên đang là vấn đề rất cần thiết:
1. Lý do về kinh phí tham dự sát hạch:
Kinh phí tham gia sát hạch chứng chỉ quốc tế ICDL chưa phù hợp với đa số người dân Việt Nam. Trên thực tế, để sát hạch hết 7 môn, thí sinh cần phải nộp một khoản tiền là 150Euro, trong khi nếu tham gia sát hạch Chứng chỉ THVPQT của Viện, thí sinh chỉ phải trả một khoản phí là 350.000đ, với nội dung sát hạch vẫn tuân thủ các yêu cầu kiến thức của Khung chương trình ICDL.
2. Lý do về quyền tự chủ:
không hoàn toàn nằm trong hệ thống 7 môn của ICDL như chương trình KTV Tin học triển khai tại Trung tâm Tin học PT, Chương trình đào tạo Tin học cho cán bộ công chức nhà nước triển khai cho đề án 112CP…Các chương trình này đều có khung chương trình chi tiết đặc thù và cũng đòi hỏi phải một hệ thống sát hạch độc lập đánh giá học viên sau đào tạo.
3. Lý do về khả năng triển khai dịch vụ sát hạch rộng rãi cho các cơ quan, đơn vị
Trước mắt, Viện sẽ triển khai sát hạch các môn học CNTT cho các chương trình đào tạo của mình và cho các đơn vị có nhu cầu sát hạch chứng chỉ THVPQT. Trong thời gian tới, nội dung sát hạch sẽ được bổ sung các môn khác theo nội dung liên kết triển khai với các cơ quan, đơn vị. Do cấu trúc ngân hàng câu hỏi thiết kế trong CSDL ngoài việc có khuôn dạng tuân thủ chuẩn QTI còn có các thuộc tính phân loại theo cấu trúc chương, bài… nên phần mềm do Viện xây dựng hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi cho Khung chương trình đào tạo các môn học khác nhau.
2.2. Hồ sơ thu thập trong quá trình khảo sát
a. Danh sách thí sinh đăng ký sát hạch THVPQT
d. Phiếu xác nhận kết quả thi trắc nghiệm
2.3. Biểu đồ ngữ cảnh 2.4. Biểu đồ chức năng Hệ thống sát hạch trực tuyến Quản lý thí sinh Quản lý kết quả thi Quản lý câu hỏi Quản lý giáo viên, quản trị Quản lý báo cáo, thống kê, biểu mẫu
2.5. Biểu đồ phân rã chức năng Hệ thống sát hạch trực tuyến Quản lý thí sinh Quản lý kết quả thi Quản lý câu hỏi Quản lý giáo viên, quản trị viên Quản lý báo cáo, thống kê, biểu mẫu Đăng ký nhóm thí sinh Đăng ký thí sinh Gán quyền thi Gán quyền thi Quản lý điểm Quản lý chứng nhận Quản lý chứng chỉ Quản lý môn học Quản lý ngân hàng câu hỏi Sinh bài thi Quản lý giáo viên Quản lý quản trị hệ thống Báo cáo kết quả thi Báo cáo chung Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn Câu hỏi tương tác thực hành Sinh ngẫu nhiên tự động Sinh theo tiêu chí người ra để Sinh biểu đồ tỷ lệ Sinh báo cáo theo biểu mẫu Gán môn học Gán quyền truy cập Gán quyền truy cập Sinh báo cáo theo biểu mẫu Sinh hồ sơ quản lý theo biểu mẫu
2.6. Mô tả chi tiết các chức năng lá:
a. Đăng ký nhóm thi: Quản trị viên tạo mới nhóm thi theo yêu cầu của Trung tâm sát hạch. Thông tin về nhóm thi bao gồm Tên nhóm, mô tả nhóm, các môn được quyền thi, thời gian thi.
b. Đăng ký thí sinh: Thí sinh cung cấp các thông tin theo đúng biểu mẫu cho Trung tâm Sát hạch. Quản trị hệ thống sẽ cập nhật vào CSDL các thông tin đăng ký như họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMT, điện thoại liên lạc, tình trạng nộp lệ phí (điều kiện tham gia thi)
c. Gán quyền thi cho thí sinh: Thí sinh thuộc nhóm nào sẽ được kế thừa quyền thi của nhóm đó. Các quyền thi riêng được Quản trị viên xem xét và cập nhật riêng cho từng thí sinh.
d. Quản lý điểm thi: Sau khi hoàn thành bài thi, điểm của thí sinh sẽ được tự động cập nhật vào trong CSDL. Đối với những thí sinh sau khi đã tham gia thi nhiều lần mà không được kết quả thì điểm thi của thí sinh sẽ bị đánh dấu (không công nhận) trong CSDL.
e. Quản lý chứng nhận: Với những thí sinh đủ điều kiện thì cần phải cấp chứng nhận cho thí sinh. Chức năng bao gồm việc hiển thị thông tin và cập nhật danh sách các thí sinh đã được chứng nhận vào vào CSDL.
f. Quản lý chứng chỉ: Chức năng cập nhật các chứng chỉ của thí sinh đã đạt được vào CSDL.
g. Quản lý câu hỏi: Các chức năng thêm mới, sửa, xóa câu hỏi khỏi CSDL. h. Phát hành bài thi: Chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng câu hỏi để ra được bài thi
• 100 điểm = 10 • Từ 97.5 đến dưới 10: 9.5 • Từ 95 đến dưới 97.5: 9 • Từ 90 đến dưới 95: 8.5 • Từ 85 đến dưới 90: 8 • Từ 80 đến dưới 85: 7.5 • Từ 74 đến dưới 80: 7 • Từ 70 đến dưới 74: 6.5 • Từ 67 đến dưới 70: 6 • Từ 63 đến dưới 67: 5.5 • Từ 60 đến dưới 63: 5 (điểm đạt)...
j. Quản lý danh sách giáo viên, quản trị: Quản trị hệ thống tạo mới danh sách giáo viên và cấp quyền truy cập tương ứng theo từng môn học. Quản trị hệ thống có thể thống kê tình hình hoạt động của mỗi giáo viên thông qua chức năng tổng hợp số liệu (số câu hỏi giáo viên đó tạo ra, số câu giáo viên đó được lựa chọn...)
k. Quản trị hệ thống: cập nhật các thông số hệ thống
l. Báo cáo: thiết lập và in các báo cáo theo đúng mẫu biểu của Trung tâm đào tạo và sát hạch
2.7. Ma trận phân tích Thực thể - Chức năng
a. Các hồ sơ được sử dụng a. Danh sách thí sinh b. Kết quả sát hạch c. Danh sách các bài thi d. Ngân hàng câu hỏi
e. Danh sách các chứng nhận, chứng chỉ f. Danh sách giáo viên, quản trị viên
b. Ma trận thực thể chức năng Các thực thế
a. Danh sách thí sinh b. Kết quả sát hạch c. Danh sách các bài thi d. Ngân hàng câu hỏi
e. Danh sách chứng nhận, chứng chỉ f. Danh sách giáo viên
Các chức năng nghiệp vụ a b C d e f
1. Quản lý thí sinh C R R
2. Quản lý kết quả thi R C R C R
3. Quản lý ngân hàng câu hỏi R C
4. Quản trị báo cáo thống kê biểu mẫu R R R R R R
5. Quản lý giáo viên, quản trị C
2.9. Mô hình thực thể quan hệ
2.10.Mô hình CSDL quan hệ
2.10.1. Bảng tbl_All_exams: Các bài sát hạch
Column name Data type Length Allow null Descriptions
Id Int NOT NULL Mã định danh
Examname nvachar 255 NULL Tên bài thi Examcode nvarchar 25 NOT NULL Mã bài thi Subjectcode nvarchar 25 NOT NULL Mã môn học
Enable Char 2 NULL Phát hành/chưa
Totalquestions Int 4 NULL Tổng số câu Citeria nvarchar 50 NULL Điều kiện ra đề thi
Score Float 8 NULL Điểm
Totaltime Int 4 NULL Thời gian làm bài Datecreated nvarchar 25 NULL Ngày giờ tạo bài thi Expiredate nvarchar 25 NULL Ngày giờ hết hạn AdminId nvarchar 25 NULL Ai ra đề
2.10.2. Bảng tbl_Subjects : Danh sách các môn học
Column name Data type Length Allow null Descriptions
id Int 4 NOT NULL Mã định danh
Subjectcode nvarchar 25 NOT NULL Mã môn học TeacherId nvarchar 25 NULL Mã giáo viên Subjectname Nvarchar 255 NULL Tên môn học