Mục đích, đối tượng và nguyên tắc thanh tra ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Thanh tra ngân hàng

1.3.2. Mục đích, đối tượng và nguyên tắc thanh tra ngân hàng

1.3.2.1. Mục đích thanh tra ngân hàng

Thanh tra ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của ngân hàng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các ngân hàng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Luật NHNN năm 2010).

1.3.2.2. Đối tượng thanh tra

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 26 thì đối tượng thanh tra của NHNN bao gồm các thành phần sau:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN.

- Các tổ chức tín dụng (gồm các ngân hàng và các tổ chức có hoạt động ngân hàng), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh

tra công ty con, công ty liên kết của TCTD.

-Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.

- Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập.

- Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của phá p

luật về phòng, chống rửa tiền. - Tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

1.3.2.3. Các nguyên tắc thanh tra ngân hàng

Luật NHNN năm 2010 quy định về nguyên tắc khi tiến hành thanh tra ngân hàng, theo đó khi tiến hành thanh tra phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Thanh tra ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường

của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng;

- Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng;

- Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra toàn bộ hoạt động của ngân hàng;

- Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật NHNN 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Thống đốc NHNN quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w