7. Kết cấu của luận văn
1.3. Thanh tra ngân hàng
1.3.3. Nội dung thanh tra ngân hàng
Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đang thực hiện cả thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro để đánh giá về sức khỏe tài chính và khả năng phục hồi của một ngân hàng. Các kì thanh tra ngân hàng chủ yếu liên quan đến tình trạng sức khỏe của bảng cân đối của ngân hàng đó. Ngoài ra, chúng cũng bao gồm đánh giá về sự tuân thủ qui định và các biện pháp kiểm soát nội bộ. Tại Mỹ các cơ quan thanh tra của Mỹ cũng lồng ghép những nguyên tắc về tuân thủ và quản lý rủi ro của Basel vào hệ thống những chỉ tiêu cho thanh tra giám sát, nhưng CAMELS vẫn là cột trụ để đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng và đó là cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý
toàn bộ ngành ngân hàng. Họ ban hành sổ tay về thanh tra, giám sát ngân hàng để làm công cụ thanh tra (Nguyễn Trí Hiếu, 2016).
Tại Việt Nam, Thanh tra ngân hàng cũng đã bước đầu thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên thanh tra tuân thủ vẫn giữ vai trò trọng yếu. Tuỳ từng quyết định khác nhau mà nội dung thanh tra ngân hàng cũng khác nhau. Theo quy định hiện hành thì nội dung của thanh tra ngân hàng gồm các nội dung sau:
1.3.3.1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do NHNN cấp, bao gồm:
- Thanh tra hoạt động cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh và nghiệp vụ cấp tín dụng khác). Nội dung thanh tra này được thể hiện qua đánh giá việc chấp hành các quy định quy phạm pháp luật, quy định nội bộ về cho vay, nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán.
- Thanh tra hoạt động huy động vốn: Các nội dung thanh tra gồm Thanh tra việc chấp hành lãi suất huy động theo quy định của NHNN (việc chấp hành các quy định về gửi tiền, cho vay tại các ngân hàng khác; việc chấp hành huy động vốn bằng vàng của các ngân hàngtheo quy định của NHNN, quy định khác của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng); Thanh tra việc gửi tiền, cho vay tại các ngân hàng khác. Qua
đó phân tích đánh giá tính đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của các chính sách về gửi tiền có kỳ hạn, cho vay của ngân hàng tại ngân hàng khác; tính chính xác của số liệu báo cáo; phân tích tốc độ tăng trưởng của các nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn, cho vay của ngân hàng tại ngân hàng khác, so sánh với cơ cấu chung của tổng tài sản và xu hướng dịch chuyển tại từng thời điểm.
- Thanh tra hoạt động thanh toán: Bao gồm thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật và quy định nội bộ về quy trình, nghiệp vụ thanh toán; hồ sơ thủ tục mở tài khoản thanh toán.
- Thanh tra công tác hạch toán kế toán, quản lý thu - chi tài chính: Thanh tra việc chấp hành quy trình, chế độ kế toán như việc mở sổ sách theo quy định; quản lý, sử dụng
chứng từ sổ sách kế toán; thực hiện báo cáo và lưu trữ tài liệu, chứng từ kế toán theo chế độ hiện hành; các khoản phải thu, phải trả; tính chính xác của việc hạch toán các khoản thu nhập, chi phí; việc phân phối lợi nhuận năm tài chính theo quy định hiện hành; thực hiện về mua sắm, thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động theo chế độ quy định.
- Thanh tra, kiểm tra công tác an toàn kho quỹ gồm thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về công tác an toàn kho quỹ của NHNN như tiêu chuẩn kho tiền; công tác vận chuyển, áp tải giấy tờ có giá; công tác an toàn kho; định mức tồn quỹ; công tác nhân sự Ban quản lý kho; công tác xuất, nhập quỹ, kiểm đếm, bảo quản tiền trong kho ;
quản lý ấn chỉ trắng…..
1.3.3.2. Thanh tra đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra
Nội dung thanh tra này bao gồm: xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của TCTD bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD, cụ thể:
- Thanh tra việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng: Nội dung thanh tra này được thể hiện qua đánh giá việc chấp hành các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, đánh giá năng lực phân tích, quản lý, xử lý rủi ro của TCTD.
-Thanh tra việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng : Thanh tra việc chấp hành quy định của NHNN, quy định nội bộ của TCTD về tổng dư nợ cho vay, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với nhóm khách hàng có liên quan; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan theo Luật Các tổ chức tín dụng; Việc chấp hành các quy định của NHNN về cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi đối với nhóm khách hàng (người) có liên quan… Qua đó nhằm đánh giá tính chính xác của các số liệu báo
cáo; đánh giá việc tuân thủ các giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định. Đánh giá mức độ rủi ro, tổn thất của các khoản tín dụng đối với nhóm khách hàng có liên quan. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với những nội dung này (quy trình kiểm toán, nội dung kiểm toán, kế hoạch và hết quả kiểm toán). Đánh giá mức độ kịp thời và đầy đủ trong việc ban hành các quy định nội bộ về nhóm khách hàng (người) có liên quan theo quy định của nhà nước, NHNN.
- Thanh tra, đánh giá hoạt động tổ chức, điều hành của TCTD, hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Việc thanh tra, đánh giá các mặt hoạt động được thể hiện ở các nội dung như: Ý thức tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN và các quy định pháp luật khác có liên quan trong từng thời kỳ; việc thiết lập hệ thống thông
tin báo cáo phục vụ cho hoạt động quản trị, điều hành của TCTD; khả năng kiểm soát, quản lý và trao đổi thông tin giữa trụ sở chính và chi nhánh; chiến lược hoạt động của ngân hàng và việc thực hiện chỉ đạo của NHNN về các biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD; việc xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; việc ban hành đầy đủ, kịp thời các quy định, quy trình, thủ tục nội bộ về các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể của TCTD, đặc biệt là các nghiệp vụ mới, nghiệp vụ có nhiều rủi ro; việc TCTD thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNN, trong đó chú ý các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân sự; mức độ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và nguyên tắc của hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; lý do TCTD không triển khai hoặc chưa triển khai đầy đủ các hoạt động này trong hệ thống. Qua thanh tra đánh giá việc chấp hành chính sách, quy định của pháp luật trong việc quản trị điều hành và hoạt động nghiệp vụ của TCTD.
1.3.3.3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra và quyết định xử lý của các cấp có thẩm quyền
Thanh tra, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra trước đó, kể cả các kiến nghị, xử lý của đơn vị khác mà đối tượng thanh tra, kiểm tra phải thực hiện. Theo đó TTGS ngân hàng sẽ đánh giá chất lượng, tiến độ, quy trình, căn cứ xử lý, chấn chỉnh các kiến nghị, yêu cầu xử lý của các kết luận thanh tra, kiểm tra trước; tồn
tại, hạn chế trong quá trình xử lý, từ đó có giải pháp khắc phục tiếp theo. Đối với những kiến nghị chưa và đang chỉnh sửa: Thanh tra xem xét nguyên nhân và trách nhiệm cá nhân, tập thể.