Sử dụng sách phục vụ cho học tập của họcsinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần dòng điện trong các môi trường (vật lý 11) theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 35 - 36)

Trường THPT Số HS Dân tộc SGK SBT STK

Chu Văn An 400 150 400 200 150

Gang Thép 450 170 450 250 100

Văn Hóa I - BCA 300 300 300 50 10

* Nhận xét: Qua điều tra chúng tôi thấy bản thân một số GV đã quan tâm đến việc DH của mình song chưa đồng đều, một số GV cần cố gắng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Về phía HS, một số ít em đã có ý thức trong học tập, có hứng thú với môn Vật lí. Đa số HS hiện nay rất lười học, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn.

* Về thực trạng dạy và học Vật lí ở trường THPT hiện nay.

+ Đối với GV: - Về Giáo án:

- Nhìn chung tất cả các GV đều soạn bài trước khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chủ yếu soạn theo PP diễn giảng là chính, chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức, chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn, đòi hỏi HS phát triển tư duy, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập.

- Giáo án vẫn chỉ là tóm tắt theo nội dung SGK, chưa xác định rõ hoạt động của GV và HS.

- Về PP giảng dạy:

- Ít xây dựng tình huống học tập, GV có đặt câu hỏi nhưng chỉ là những câu hỏi ở mức tái hiện kiến thức đã học. PPDH chủ yếu vẫn nặng về giảng giải, thông báo kiến thức theo trình tự SGK, nhấn mạnh cho HS ghi nhớ những nội dung quan trọng trong bài học, còn vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ.

- Hầu hết các GV chưa sử dụng TN, một số ít GV có sử dụng TN nhưng chưa đúng với mục đích của bài giảng (vì chỉ dùng TN để minh hoạ, chứ GV không dùng TN để tạo tình huống học tập). Lí do không dùng TN là sợ không đủ thời gian, điều kiện không gian của lớp học, dụng cụ TN không đầy đủ, TN nhiều khi không thành công….

Ví dụ: Khi dạy kiến thức về “Dòng điện trong kim loại; Dòng điện trong chất điện phân; Dòng điện trong chất khí; Dòng điện trong chất bán dẫn” sau khi GV đặt vấn đề, GV vẽ hình và mô tả luôn hiện tượng rồi đưa ra kết luận, HS ghi nhớ, ghi chép. Đặc biệt khi dạy bài “Dòng điện trong kim loại” GV không làm TN nào, chỉ mô tả theo trình tự SGK. Còn bài “Dòng điện trong chất điện phân” GV chỉ làm một TN về hiện tượng điện phân, bài “ Dòng điện trong chất khí; Dòng điện trong chất bán dẫn” phần lớn GV không làm TN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần dòng điện trong các môi trường (vật lý 11) theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 35 - 36)