Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần dòng điện trong các môi trường (vật lý 11) theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 48 - 50)

7. Đóng góp của đề tài

2.2. Lựa chọn và xây dựng chủ đề

2.2.1. Định hướng chung

Để xây dựng được các chủ đề định hướng tốt cho công việc giảng dạy, chúng tôi đã dựa trên những định hướng chung sau:

* Xác định mục tiêu:

Cần xác định rõ ràng các mục tiêu cần hướng tới khi dạy học để việc dạy học có tính mục đích. Mục tiêu đặt ra cần cụ thể về nội dung kiến thức, về kĩ năng, về thái độ,… Cần chỉ ra các chuẩn tối thiểu mà HS phải đạt được trong và sau khi học.

* Xác định nội dung của chủ đề học tập.

Để bắt đầu cho việc giảng dạy, dựa trên mục tiêu đào tạo chung và các chuẩn đặt ra cho chương trình giảng dạy, cần xác định nội dung cụ thể cho chủ đề học tập như:

Các kiến thức chủ chốt cần cung cấp cho HS, những kiến thức HS có thể tự tìm hiểu. Những kiến thức các bộ môn khác có liên quan.

Hệ thống bài tập của chủ đề học tập. Bao gồm: các bài tập định tính, các bài tập định lượng, các bài tập lớn (bài tập dự án).

* Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng

Căn cứ nội dung đã được xác định cụ thể, xây dựng hệ thống câu hỏi khung định hướng cho việc dạy học cả chủ đề cũng như cho từng bài học cụ thể. Hệ thống câu hỏi khung gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nôi dung.

* Xác định các tài liệu hỗ trợ cho dạy học. Bao gồm: - Tài liệu hỗ trợ cho GV

- Tài liệu hỗ trợ cho HS

Các tài liệu này cần được xác định cụ thể: tài liệu in (sách, báo, …), tài liệu điện tử (Ebooks), các địa chỉ website, các phần mềm hỗ trợ, các kế hoạch dạy học chi tiết, kế hoạch kiểm tra đánh giá, …

* Xác định phương tiện và thiết bị hỗ trợ cho dạy học: Cần định rõ:

- Những phương tiện nào cần thiết cho việc dạy học, chẳng hạn: phòng máy, máy chiếu, máy in, camera, … khả năng đáp ứng của nhà trường.

- Các trang thiết bị thí nghiệm (thiết bị có sẵn, tự chế, …). - Các thiết bị, phương tiện khác, …

* Xác định nội dung và kế hoạch kiểm tra đánh giá, cần xác định rõ: - Những nội dung cần kiểm tra đánh giá

- Phương thức, phương tiện kiểm tra - Kế hoạch thời gian kiểm tra.

* Xây dựng kế hoạch dạy học cho từng bài học cụ thể trong chủ đề

Tiếp theo, GV hướng dẫn với HS một số kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin về cách tìm kiếm thông tin Vật lí trên Website, mạng Internet và phần mềm Powerpoint cho HS. GV giao các nhiệm vụ học tập cho HS thông qua các phiếu học tập ở nhà và các phiếu bài tập để HS, hay nhóm HS có sự tự chuẩn bị bài học ở nhà trước khi đến lớp.

GV tổ chức tiến hành các hoạt động dạy học tương ứng cho từng tiết học bằng bài giảng điện tử. Và tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với các vấn đề trong trong bài học, sau đó các nhóm HS trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp, các

nhóm khác theo dõi và bổ sung, tranh luận, chỉnh sửa. Nếu ở bài học có thí nghiệm thì HS sẽ được tiến hành thí nghiệm theo nhóm với các bộ thí nghiệm đã được GV chuẩn bị sẵn.

Từ đó giáo viên nhận xét và kết luận câu trả lời của bài học, bên cạnh đó, trong quá trình học GV khuyến khích HS nêu lên những vấn đề, câu hỏi mà nhóm cũng như cá nhân còn thắc mắc để cả lớp cùng suy nghĩ trả lời. Và HS sẽ tự ghi lại nội dung của bài học vào trong phiếu học tập trên lớp của mình mà GV đã phát cho mỗi HS.

Sau cùng, HS tự đánh giá quá trình học tập của mình trong mỗi tiết học. Và nhóm trưởng đánh giá quá trình học tập của các HS trong nhóm. Cuối cùng là sự đánh giá của GV cho từng cá nhân và nhóm HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần dòng điện trong các môi trường (vật lý 11) theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 48 - 50)