Lồng mika, tủ định ôn, khay dùng để nuôi sinh học NBM

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 35 - 38)

3.4.5. Phương pháp đo kích thước nhện bắt mồi

Các pha nhện bắt mồi được chụp bằng kính hiển vi soi nổi và được xác định kích thước bằng phần mềm Axio Vision Rel 4.8.

3.4.6. Phương pháp đánh giá sức ăn của NBM

NBM trưởng thành cái được thả trên đĩa lá đậu sau khi cách ly cho nhịn đói 24h. Những lá đậu được cắt thành hình vuông có kích thước 2,5 × 2,5cm, đặt ngửa trên tấm mút ẩm xung quanh có viền bông ẩm. Trong đĩa lá đã có sẵn 40

trứng nhện đỏ (được đẻ trong 24h) hoặc 20 nhện non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 hoặc trưởng thành cái nhện đỏ có kích thước đồng đều làm thức ăn cho nhện bắt mồi. Sau 24 giờ xác định số lượng trứng hoặc nhện non, nhện trưởng thành nhện đỏ hai chấm bị ăn, sau đó chuyển nhện bắt mồi sang đía lá mới có số lượng vật môi tương tự ngày thứ nhất để tiếp tục theo dõi sức ăn. Thí nghiệm được tiến hành với cả 3 loài nhện bắt mồi với số lần lặp ở mỗi công thức là 10.

3.4.7. Phương pháp xử lí và tính toán số liệu • Công thức tính tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ cái: • Công thức tính tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ cái:

- Công thức tính tỷ lệ trứng nở :

Tỉ lệ trứng nở(%) = Tổng số trứng nở

Tổng số trứng theo dõi × 100

- Công thức tính tỉ lệ cái:

Tỉ lệ cái(%)= Tổng số con cái

Tổng số con theo dõi×100

• Công thức xác định thời gian phát dục của một cá thể:

X =∑ Xini

N i=1

N

Trong đó: X: thời gian phát dục trung bình Xi: thời gian phát dục ở ngày thứ i ni : số cá thể phát dục ở ngày thứ i N: tổng số cá thể theo dõi

- Độ lệch chuẩn: ∆= S×tα

√n

Trong đó n: dung lượng mẫu; S: phương sai mẫu; tα: giá trị t-student

với α = n − 1.

• Phương pháp tính sức tăng quần thể:

Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) được tính dựa trên công thức của Birch (1948):

∑ 𝑙𝑥𝑚𝑥𝑒−𝑟𝑚∗𝑥 = 1

Trong đó: x là ngày tuổi của nhện cái (ngày), lx là tỷ lệ sống sót của nhện cái tại ngày tuổi x và mx là số lượng cá thể cái được nhện cái sinh ra tại ngày tuổi x. Giá trị mx được tính bằng cách nhân số lượng trứng đẻ trung bình của nhện cái với tỷ

lệ cái ở thế hệ sau tại ngày tuổi x của nhện cái. Phương pháp Jackknife của Meyer et al. (1986) và Hulting et al. (1990) được sử dụng để tính sai số chuẩn của giá trị rm. Các chỉ tiêu khác của sức tăng quần thể được tính theo Maia et al.

(2000) như tỷ lệ sinh sản thuần (R0) chỉ số lượng cá thể cái được sinh ra bởi một nhện cái (con cái/nhện cái):

R0 = ∑ lxmx

hay thời gian 1 thế hệ (T) là khoảng thời gian cần thiết để số lượng quần thể tăng Ro lần (ngày):

T = lnRo

rm

3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Tất cả số liệu được xử lý thống kê bởi phần mềm SPSS phiên bản 20. Số liệu được kiểm tra phân bố chuẩn dựa trên kiểm định Kolmogorov–Smirnov. Khi số liệu không phải phân bố chuẩn kiểm định Kruskal Wallis được dùng để xác định sự sai khác giữa các loài nhện bắt mồi, khi có sự sai khác kiểm định Mann- Whitney U được tiến hành để xác định sự sai khác giữa từng cặp nhện bắt mồi. Trong trường hợp phân bố chuẩn, kiểm định One way ANOVA được sử dụng, sự sai khác được xác định dựa trên Tukey và Tamhane. Với so sánh tỷ lệ cái ở thế hệ thứ 2, Generalized linear model được sử dụng với số liệu được nhập theo dạng nhị phân, 1 ứng với cá thể cái và 0 ứng với cá thể đực. Trong tất cả các kiểm định giá trị P nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 chứng tỏ sai khác có ý nghĩa.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN, DIỄN BIẾN NHỆN HẠI VÀ NHỆN BẮT MỒI TRÊN ĐẬU RAU TẠI VĂN ĐỨC - GIA LÂM VÀ VĂN GİANG - MỒI TRÊN ĐẬU RAU TẠI VĂN ĐỨC - GIA LÂM VÀ VĂN GİANG - HƯNG YÊN

Điều tra được tiến hành trên các ruộng tại Văn Đức, Gia Lâm và Văn Giang, Hưng Yên từ khi cây được 2-3 lá cho đến khi cây già và chết đi với các giống đậu cove và đậu đũa được canh tác bởi các phương pháp khác nhau : phương pháp truyền thống và theo tiêu chuẩn VietGap (được mô tả trong phụ lục). Trong thời gian điều tra thời tiết tháng 4 và tháng 5 nắng nóng, mưa xuất hiện vào giữa tháng tư khi cây leo giàn và bắt đầu ra hoa. Theo phỏng vấn thì có 3 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng chống nhện đỏ là Ortus 5SC, Pegasus 500SC, Comite 73EC; các loại thuốc này kết hợp một số loại thuốc bảo vệ thực vật khác được sử dụng chủ yếu vào giai đoạn cây con 2-3 lá và trước khi ra hoa.

4.1.1. Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove và đậu đũa tại Văn Đức- Gia Lâm đũa tại Văn Đức- Gia Lâm

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 35 - 38)