Khay nuôi nguồn nhện vật mồi

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 32 - 34)

• Loài nhện hại kho Carpoglyphus lactic được PGS. TS. Nguyễn Đức Tùng – Bộ môn Côn trùng, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam cung cấp. Thức ăn cho nhện hại kho là cám gà úm C225, nuôi ở điều kiện phòng. Để đảm bảo đủ nguồn thức ăn nuôi nhện bắt mồi thì việc nhân nguồn nhện kho trước ngày nuôi sinh học 10 ngày. Phương pháp nuôi như sau:

Chuẩn bị dụng cụ: Sử dụng hộp nuôi là hộp nhựa cao 5,5cm, đường kính đáy 5cm, đường kính miệng 7cm có nắp đậy, đục lỗ ở nắp, dùng vải hoặc lưới che có kích thước lỗ nhỏ (dưới 0,2mm) đậy lại, dán băng dính hai mặt để tránh loài khác xâm nhập hoặc nhện nuôi bò ra ngoài.

Cho cám C225 vào hộp nuôi, khối lượng cám 3 gam.

Dùng bút lông chuyển đưa từ 50–100 con mỗi loài vào các hộp nuôi, đậy nắp, đảm bảo cách ly.

* Cách ly nguồn nhện

Để đảm bảo nguồn nhện hại kho không bị lẫn các loài nhện khác hay bất kỳ loại côn trùng nào khác cần tiến hành cách ly. Quy trình cách ly như sau:

- Phạm vi: Phòng thí nghiệm - Dụng cụ:

+ Hộp nhựa có nắp (a) kích thước 16 × 26 × 9cm và (b)12 × 17 × 8cm + Khay đựng loại to kích thước (c) 33 × 45 × 15cm

+ Nắp của các hộp được cắt khoảng 1/3 nắp tùy theo kích thước hộp sau đó dán lại bằng vải.

* Các bước tiến hành:

Bước 1: Vệ sinh nơi đặt hộp nuôi nhện: Vệ sinh bằng nước nóng 1000C, đun sôi nước, sau đó rửa nơi đặt nhện, để khô rồi lau lại bằng cồn, sau 1 giờ kiểm tra bằng mắt xem còn nhện hay không, trong trường hợp thấy có nhện cần vệ sinh lại một lần nữa.

Bước 2: Đặt hộp nuôi nhện (hộp nhựa cao 5,5cm, đường kính đáy 5cm, đường kính miệng 7cm) vào trong hộp có nắp (a) có nước, mực nước 1cm, rồi đậy lại.

Bước 3: Tiếp theo đặt hộp (a) vào hộp (b) có nước cao khoảng 2–4cm rồi đậy nắp.

Bước 4: Đặt hộp vào khay (c) có nước cao 2–4cm.

3.4.3. Phương pháp nuôi nguồn nhện bắt mồi

• Nguồn nhện bắt mồi N. californicus được cung cấp bởi PGS. TS. Nguyễn Đức Tùng. Nhện bắt mồi được nuôi bằng nguồn nhện đỏ hai chấm và được nuôi trên lá đậu.

Lá đậu sạch được đặt trên một tấm mút dày 1cm đặt trong khay nhựa trong kích thước 20x13x5 cm chứa nước. Các cạnh của khay nhựa, lá được phủ bởi các băng giấy ăn nhằm cung cấp nước uống cho nhện bắt mồi và ngăn nhện bắt mồi chạy trốn. Thả nhện đỏ hai chấm làm thức ăn cho nhện bắt mồi. Chuyển nguồn nhện sang hộp nguồn mới nếu đĩa lá bị nát,thối hỏng hoặc bề mặt hộp nguồn bị ướt.

• Nguồn nhện bắt mồi A. largoensis được nuôi trên tấm nhựa xanh kích thước (10 × 10 × 0,3cm) (Multicel, SEDPA, Pháp) đặt trên một tấm mút dày 1cm đặt trong hộp nhựa trong kích thước 17 × 11 × 5cm chứa nước. Các cạnh của tấm nhựa được phủ bởi các băng giấy ăn nhằm cung cấp nước uống cho NBM và ngăn NBM chạy trốn. Một sợi chỉ đen nhỏ được cho vào ô nuôi để làm giá thể cho NBM đẻ trứng. Hai ngày một lần trứng được thu và chuyển sang hộp nuôi mới. Sử dụng nhện kho C. lactis để làm thức ăn cho nhện bắt mồi.

• Nhân nuôi nhện bắt mồi N. longispinosus tương tự các bước nhân nuôi loài NBM A. largoensis

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)