Kết quả đánh giá một số đặc tính hình thái của các cá thể lúa nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chọn Lọc Các Dòng Lúa Mang Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Bằng Chỉ Thị Phân Tử (Trang 38 - 40)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá và chọn các cá thể BC3F1 đã lây lại nền di truyền của TBR225

4.2.2. Kết quả đánh giá một số đặc tính hình thái của các cá thể lúa nghiên cứu

Sau khi theo dõi đánh giá một số đặc tính hình thái của các cá thể lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 4.3

Bảng 4.3. Đánh giá một số đặc tính hình thái của các cá thể lúa thí nghiệm (tại Yên Sở - Hoài Đức - Hà Nội, vụ Xuân 2019) (tại Yên Sở - Hoài Đức - Hà Nội, vụ Xuân 2019)

Tên cá thể Kiểu đẻ nhánh Chiều cao cây (cm) Chiều dài bông (cm) Chiều dài cổ bông (cm) Màu sắc hạt thóc TBR-4 Xòe 112 28,3 4,4 Vàng sáng TBR-5 Chụm 111,7 27,5 4,1 Vàng sáng TBR-6 Nửa chụm 108 29,3 3,9 Vàng sáng TBR-7 Chụm 117 28,9 3,7 Vàng sáng TBR-8 Xoè 112 27,2 3,6 Vàng sáng TBR-9 Chụm 114 28,4 2,4 Vàng sáng TBR-10 Chụm 109 26,6 4,2 Vàng sáng TBR-11 Xòe 110,4 26,5 4,5 Vàng sáng TBR-12 Chụm 110 29,0 3,8 Vàng sáng TBR-13 Chụm 112,6 27,2 7,8 Vàng sáng TBR-14 Nửa chụm 111,3 26,8 4,6 Vàng sáng TBR-15 Chụm 112,2 27,2 4,3 Vàng sáng TBR-16 Nửa chụm 111,5 28,0 7,0 Vàng sáng TBR-17 Nửa chụm 110,2 29,3 9,2 Vàng sáng TBR-18 Chụm 114 26,2 4,2 Vàng sáng TBR-19 Chụm 112 27,0 3,7 Vàng sáng TBR225 (Đ/C) Nửa chụm 112 30 4,6 Vàng sáng

Các cá thể lúa thí nghiệm có kiểu đẻ nhánh xòe, nửa chụm, chụm. Qua theo dõi đánh giá thu được 4 cá thể TBR-6, TBR-14, TBR-16, TBR-17 có kiểu đẻ nhánh nửa chụm tương đương đối chứng, 4 cá thể đẻ nhánh nửa chụm và 3 cá thể TBR-4;

29 TBR-8; TBR-11 đẻ nhánh xòe.

Chiều cao cây cũng là một đặc trưng của giống. Tuy nhiên, chiều cao cây cao hay thấp ít nhiều cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa...Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng liên quan đến tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống đó. Do vậy, việc lựa chọn các dòng lúa có chiều cao cây phù hợp là vô cùng cần thiêt. Chiều cao cây của các cá thể lúa thí nghiệm dao động từ 108 - 117cm. Cá thể TBR-7 có chiều cao cây cao nhất (117cm), cá thể TBR-6 có chiều cây 108cm thấp nhất.

Chiều dài bông lúa phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng dòng lúa. Cá thể lúa thí nghiệm có chiều dài bông dao động từ 26,5 -29,3cm. Cao nhất là cá thể TBR-2 (29,3cm), thấp nhất là cá thể TBR-18 (26,2cm). Tất cả các cá thể lúa thí nghiệm có chiều dài bông thấp hơn so với đối chứng (30cm).

Độ dài cổ bông ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lúa. Bông lúa trỗ hoàn toàn nghĩa là bông lúa đã thoát ra khỏi bẹ lá cờ một cách hoàn toàn. Nếu cổ bông kín thì một phần nhánh gié bên dưới của bông bị nghẹn lại trong bẹ lá và số hạt trên nhánh này bị lép hoặc bị nấm bệnh tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất. Nếu như cổ bông quá hở thì bông lúa dễ bị gãy do tác động của côn trùng, gió bão...Trong 14 cá thể lúa thí nghiệm chiều dài cổ bông lúa dao động từ 2,4 – 9,2cm. Cá thể lúa TBR-17 có chiều dài cổ bông cao nhất là 9,2cm. Cá thể lúa TBR-11 có chiều dài cổ bông tương đương cá thể đối chứng (4,6 cm). Các cá thể lúa còn lại đều thấp hơn so với đối chứng từ 0,2-2,2cm.

Lá đòng góp phần quan trọng trong quang hợp tạo tinh bột cho hạt. Sau khi lúa trỗ lá đòng sẽ dài hơn bông, hình dạng lá đòng đứng là một đặc tính tốt của dòng lúa thí nghiệm giúp lá nhận được ánh sáng tốt, hiệu quả quang hợp cao, làm giảm tỉ lệ hạt lép, tăng năng suất.

Cá thể TBR-2; TBR-4, TBR-11, TBR-12, TBR-14, TBR-19, TBR-24, TBR-26, TBR-27, TBR-28 có hình dạng lá đòng đứng tương đương với đối chứng. Các cá thể lúa thí nghiệm khác có hình dạng lá đòng nửa đứng. Đối với chiều dài lá đòng biến động từ 24,5 - 45cm. Hầu hết các cá thể lúa thí nghiệm đều có chiều dài lá đòng cao hơn so với đối chứng (34,5cm). Cá thể TBR-3 có chiều dài lá đòng thấp nhất (24,5cm) và thấp hơn so với đối chứng 10cm.

Chiều rộng lá đòng của cá thể đối chứng là 1,9cm. Và các cá thể lúa thí nghiệm đều thấp hơn so với đối chứng dao động từ 1,4-1,8cm. Thấp nhất là cá thể TBR-5 có chiều rộng lá đòng 1,4cm.

30

Về hình thái râu, không râu qua theo dõi đánh giá 16 cá thể lúa thí nghiệm có 1 cá thể lúa TBR-7 mang hình thái râu ngắn khác so với đối chứng. 15 cá thể lúa thí nghiệm còn lại mang hình thái không râu giống với đối chứng và là đặc điểm tốt khi chọn tạo các cá thể lúa.

Bảng 4.4. Một số đặc điểm hình dạng lá của các cá thể lúa thí nghiệm (tại Yên Sở - Hoài Đức - Hà Nội, vụ Xuân 2019) (tại Yên Sở - Hoài Đức - Hà Nội, vụ Xuân 2019)

STT Tên cá thể Hình dạng lá đòng Chiều dài lá đòng (cm) lá đòng (cm) Chiều rộng Hình thái râu

1 TBR-4 Đứng 29,1 1,5 Không râu

2 TBR-5 Nửa đúng 24,5 1,4 Không râu

3 TBR-6 Đứng 36,0 1,5 Không râu

4 TBR-7 Đứng 45,0 1,6 Có râu ngắn

5 TBR-8 Đứng 27,4 1,5 Không râu

6 TBR-9 Nửa đứng 42,3 1,6 Không râu

7 TBR-10 Đứng 30,5 1,7 Không râu 8 TBR-11 Đứng 36,7 1,5 Không râu 9 TBR-12 Đứng 34,2 1,6 Không râu 10 TBR-13 Đứng 34,3 1,5 Không râu 11 TBR-14 Đứng 32,6 1,6 Không râu 12 TBR-15 Đứng 27,5 1,8 Không râu

13 TBR-16 Nửa đúng 35,2 1,8 Không râu

14 TBR-17 Nửa đúng 32,5 1,5 Không râu

15 TBR-18 Nửa đứng H34,0 1,5 Không râu

16 TBR-19 Đứng 32,0 1,6 Không râu

15 TBR225 (Đ/C) Đứng 34,5 1,9 Không râu

Một phần của tài liệu Chọn Lọc Các Dòng Lúa Mang Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Bằng Chỉ Thị Phân Tử (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)