Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Chọn Lọc Các Dòng Lúa Mang Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Bằng Chỉ Thị Phân Tử (Trang 40 - 42)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá và chọn các cá thể BC3F1 đã lây lại nền di truyền của TBR225

4.2.2. Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Cũng như tất cả các cây trồng khác trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng và có ý nghĩa quyết định tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa. Mặt khác, năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của 1 giống lúa. Khả năng cho năng suất của một giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: số nhánh hữu hiệu, số hạt chắc/bông, tỉ lệ % lép, P1000 hạt.

Quan sát bảng số liệu ta thấy số nhánh hữu hiệu của các cá thể lúa biến động từ 4 - 5 dảnh. Có 4 cá thể có số nhánh hữu hiệu tương đương đối chứng TBR-6, TBR-14, TBR-17 và TBR-18.

Số hạt chắc/bông ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kì quyết định bắt đầu hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kì phân hóa đòng đến cuối thời kì vào chắc (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày). Số hạt chắc/bông của các cá thể lúa tham gia thí nghiệm biến động từ 142 -184 hạt. Trong đó, cá thể lúa cao

31

nhất là TBR-6 (184 hạt), thấp nhất là cá thể lúa TBR-12 (142 hạt).

Tỉ lệ hạt lép/bông có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng, ít nhất từ 2-5%, thông thường từ 5-10% có khi 20-30% thậm chí cao hơn 30%. Nguyên nhân của hạt lép là do quá trình thụ phấn, thụ tinh không thuận lợi. Khi cây lúa ra hoa gặp rét hoặc nóng quá, ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao làm cho hạt phấn giảm hoặc mất khả năng thụ phấn. Cá thể lúa TBR-12 có tỉ lệ hạt lép là 11,2% thấp hơn so với đối chứng là 0,1%.

Khối lượng 1000 hạt cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, khố lượng 1000 hạt tương đối ổn định theo từng giống lúa, ít bị ảnh hưởng do chế độ chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lượng 1000 hạt do đặc tính của giống quyết định và do 2 thành phần tạo nên đó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích lũy trong đó, kích thước vỏ trấu phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời rong 2 tuần trước khi nở, do đó các giống khác nhau có khối lượng 1000 hạt khác nhau. Khối lượng 1000 hạt ít bị biển đổi chủ yếu là do đặc tính giống quy định. Khối lượng của các cá thể lúa thí nghiệm biến động từ 23,18-23,4 gram. Cá thể có khối lượng 1000 hạt tương đương với đối chứng là cá thể TBR-6 (23,40g).

Bảng 4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cá thể lúa thí nghiệm của cá thể lúa thí nghiệm

(tại Yên Sở - Hoài Đức - Hà Nội, vụ Xuân 2019)

STT Tên cá thể Số bông HH (dảnh) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỉ lệ % lép (%) KL1000 hạt (gam) 1 TBR-4 4 156 13,0 23,35 2 TBR-5 4 166 12,1 23,37 3 TBR-6 5 184 14,2 23,40 4 TBR-7 4 173 12,1 23,35 5 TBR-8 4 167 13,2 23,30 6 TBR-9 4 168 15,0 23,06 7 TBR-10 4 158 12,3 23,32 8 TBR-11 4 165 12,9 23,30 9 TBR-12 4 142 11,2 23,25 10 TBR-13 4 169 19,7 23,25 11 TBR-14 5 171 11,7 23,36 12 TBR-15 4 157 12,5 23,35 13 TBR-16 4 148 12,3 23,20 14 TBR-17 5 177 11,6 23,18 15 TBR-18 5 156 12,2 23,21 16 TBR-19 4 163 11,5 23,30 17 TBR225 (Đ/C) 5 179 11,3 23,40

32

Qua đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính, các yếu tố cấu thành năng suất của các cá thể thế hệ BC3F1 trong vụ Xuân 2019, đã sàng lọc được 2 cá thể mang gen kháng bệnh bạc lá và có đặc điểm nông sinh học tương đương với giống TBR225 là cá thể TBR-6 và TBR-14. Các cá thể trên được thu hạt và tiếp tục đánh giá ở thế hệ BC3F2.

Một phần của tài liệu Chọn Lọc Các Dòng Lúa Mang Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Bằng Chỉ Thị Phân Tử (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)