1.5 Mạng viễn thông thế hệ sau [1]
1.5.1 Định nghĩa
Mạng viển thông thế hệ sau (NGN) có nhiều tên gọi khác nhau như: - Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau).
- Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ). - Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng). - Mạng nhiều lớp (mạng được phân phối ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và cung các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan trọng và nghiên cứu về chiến lược phát triển NGN nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính xác nào cho mạng NGN. Do đó định nghĩa mạng NGN nêu ra ở đây không thể bao hàm hết mọi chi tiết về mạng thế hệ sau, nhưng nó có thể tương đối là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
Bắt đầu từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ chuỷen mạch gói Gói tin
Bản tin
và công nghệ truyền dẫn băng rộng, mạch thông tin thế hệ sau (NGN) ra đời là mạng có cơ sở hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuiyển mạch gói, triển khai các dịch vụ thoại và số liệu, giữa cố định và di động.
Như vậy, có thể xem mạng thông tin thế hệ sau là sự tích hợp mạng thoại PSTN, chủ yếu dựa trên kỹ thuật TDM, với mạng chuyển mạch gói, dựa trên kĩ thuật IP/ATM. Nó có thể chuyển tải tất cả các dịch vụ vốn có của PSTN đồng thời cũng có thể nhập một dữ liệu mà còn là sự hội tụ giữa truyền dẫn quang và công ghệ gói, giữa mạng cố định và mạng di động. Vấn đề chủ đạo ở đây làm sao có thể tận dụng hết lợi thế đem đến từ quá trình hội tụ này. Một vấn đề quan trọng khác là là sự bùng nổ nhu cầu của người sử dụng cho một khối lượng lớn dịch vụ và ứng dụng phức tạp bao gồm cả đa phương tiện, phần lớn trong đó là không được trù liệu khi xây dựng các hệ thống mạng hiện nay.