Lưu đồ giải mã DTMF

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 40 - 42)

Tính toán năng lượng của mỗi

tần số Xử lý 205 mẫu chưa? Chuyển sang số chưa? Tín hiệu có đủ khoẻ không? N Bắt đầu Đọc mẫu dữ liệu từ AIC Thuật toán Goertzel Tìm các đỉnh của cột và hàng Ghi số vào máy tính Y Y Y N N

2.4.4 Mã hoá và giải mã DTMF dùng IC 2.4.4.1 Mã hoá dùng IC MT8880 2.4.4.1 Mã hoá dùng IC MT8880

Bộ phát DTMF trong MT8880 có khả năng tạo tất cả 16 cặp tone DTMF chuẩn với nhiễu tối đa và độ chính xác cao. Tất cả tần số này đều lấy từ dao động thạch anh 3,579545MHz mắc ngoài. Dạng sóng sin của từng tín hiệu âm tần được tổng hợp phím bằng cách sử dụng bộ phận chia hàng và cột đường kẻ chương trình hoá và được chuyển mạch bộ biến đổi D/A. Các tín hiệu âm tần hàng và cột được trộn lại và lọc để cho ra tín hiệu DTMF với ít hài và độ chính xác cao. Để phát một tín hiệu DTMF thì dữ liệu tương ứng với dạng mã ở bảng 3 sẽ phải được viết vào thanh ghi truyền dữ liệu. Chú ý rằng mã phát này tương ứng với mã nhận. Các tín hiệu âm tần riêng lẻ được chia thành hai nhóm là : Nhóm tần thấp và nhóm tần cao bảng 3.

2.4.4.2 Giải mã dùng IC MT8880

Điện áp tại ngõ vào St/GT gọi là điện thế Vc. Ban đầu cặp tần số của mã âm tần được qua bộ lọc tần số (dial tone filter). Bộ này sẽ tách tín hiệu thành hai nhóm. Một nhóm tần số thấp, một nhóm tần số cao. Việc này thực hiện được nhờ bộ lọc thông dải bậc sáu. Nhóm thứ nhất sẽ lọc thông dải tần số từ 697Hz đến 941Hz và nhóm thứ hai sẽ lọc thông dải tần số từ 1209Hz đến 1633Hz. Hai nhóm tín hiệu này được biến đổi thành xung vuông bởi bộ dò Zero crossing. Sau khi có được xung vuông, xung này được xác định tần số và kiểm tra chúng có tương ứng với cặp tần số chuẩn DTMF hay không nhờ thuật toán trung bình phức hợp (complex averaging). Nhờ kỹ thuật này mà mạch sẽ bảo vệ được các âm tần gây ra từ tín hiệu bên ngoài mà tín hiệu này làm cho sai lệch tần số thấp. Khi bộ dò cũng nhận đủ có hai âm tần thích hợp thì ngõ ra ESt sẽ lên mức cao. ESt lên mức cao sẽ làm cho Vc tăng đến ngưỡng nào đó mà lớn hơn VTSt

thì sẽ tác động vào ngõ St/GT làm cặp tone được ghi nhận. Lúc này điện thế tại Vc tiếp tục tăng lên. Sau một thời gian trễ nhất định thì ngõ ra STD sẽ chuyển lên mức cao. Lúc này cặp âm tần đã được ghi nhận và sẵn sàng truy xuất ở ngõ ra nếu ngõ TOE ở mức tích cực cao thì 4 bit mã đã giải mã được sẽ truy xuất ra bên ngoài. Sau một thời gian chuyển trạng thái lên mức cao ngõ STD sẽ chuyển xuống mức thấp và Vc giảm xuống, khi Vc < VTSt thì sẽ điều khiển thanh ghi dò cặp âm tần mới. Như vậy khi xuất hiện một cặp tần số âm tần trên đường dây qua tụ đưa vào ngõ vào IN thì ngõ ra sẽ xuất hiện dạng nhị phân 4 bit tương ứng .

2.5 Khối giải mã FSK[7]

Hầu hết các tổng đài ngày này đền cung cấp dịch vụ hiển thị số người gọi đến CID (Caller ID). Các tín hiệu CID đề được mã hoá theo mã FSK, do vậy muộn hiển thị được số người gọi đến ta phải giải mã tín hiệu FSK. Trong luận văn này tôi dùng IC

chuyên để giải mã FSK là XR2211, tốc độ dữ liệu là 1200 baud mà Vi điều khiển có thể đọc được.

Có hai khuôn dạng dùng để gửi thông tin CID là :

- SDMF (Single Data Message Format ) Khuôn dạng bản tín một loại dữ liệu. - MDMF (Multiple Data Message Format) Khuôn dạng bản tin nhiều loại dữ liệu.

- SDMF cung cấp một loại dữ liệu là số người gọi đến.

- MDMF cung cấp nhiều loại dữ liệu là tên và số người gọi đến ngoài ra còn cả thông tin như địa chỉ số người gọi đến.

- Cả hai khung dạng đều xác định loại dữ liệu và độ dài dữ liệu.

2.5.1 Ví dụ bản tin theo khuôn dạng SDMF

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giao tiếp với đường truyền điện thoại bằng vi điều khiển (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)