Giao dịch Bitcoin có 1 đầu vào và 1 đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Trang 31)

Output gồm các thông tin:

- Value: Giá trị Satoshi gửi cho người nhận (1 BTC = 100.000.000 Satoshi) 6 https://bitcoin.org 7https://en.bitcoin.it/wiki/Transaction UTXO

- ScriptPubKey: Chứa thông tin về hàm băm địa chỉ ví của người nhận Đầu ra được chia thành hai loại, đã được tiêu và chưa được tiêu UTXO (Unspent Transaction Output).

Mỗi người dùng bitcoin cần tạo một ví bitcoin để lưu trữ khóa bí mật để truy cập vào địa chỉ bitcoin để có thể thực hiện các giao dịch.

Ví dụ, Trong ví của A có 5 BTC được gửi từ người C. A muốn chuyển 4 BTC cho người B. Trước tiên A phải chứng rằng mình chính là người được nhận 5 BTC. Để làm được điều này, A phải chứng mình được rằng mình có khóa bí mật trùng với người mà C gửi. Khi được quyền tiêu 5 BTC, A không thể phá 5 BTC thành 4 BTC và 1 BTC.. Mà A sẽ gửi cả 5 BTC cho 2 đầu ra (output): 4 BTC cho người B (spent) và 1 BTC dưới dạng tiền thừa (UTXO).

Cuối cùng, giống như mọi giao dịch tài chính, phải có một kiểu nhận dạng. Trong trường hợp bitcoin, nó có dạng ID giao dịch.

Sau khi giao dịch đã được tạo, nó sẽ được chuyển tiếp tới các nút khác trên mạng lưới để thực hiện quy trình xác minh. Đến lượt mình, các nút trong mạng lưới Bitcoin sẽ kiểm tra thông tin của giao dịch được đề xuất để xác minh. Có mọi thông tin có ở đó không? Số lượng bitcoin chưa được sử dụng có thực sự sẵn có và chưa được sử dụng không? Có vấn đề về chi tiêu gấp đôi không? Chữ ký giao dịch có hợp lệ không?

Nếu được xác minh, thì giao dịch sẽ được thông qua để xác nhận và thêm vào khối giao dịch cho bước tiếp theo.

1.6.2. Ethereum

Ethereum được tạo ra vào năm 2014 bởi Vitalik Buterin. Ethereum là một nền tảng mở, hoạt động như một nền tảng chuỗi khối để chạy các ứng dụng phi tập trung [6].

Giống như Bitcoin, Ethereum được xây dựng trên công nghệ chuỗi khối và do đó, nó mang lại sự minh bạch và tin cậy. Giống như ứng dụng tiền nhiệm của nó, mạng Ethereum là một mạng công cộng, ai cũng có thể truy cập. Nói cách khác, bất kỳ ai cũng có thể tải xuống hoặc viết mã nguồn để kết nối với mạng này.

Nhưng Ethereum khác với Bitcoin một số điểm như sau. Đầu tiên, khoảng thời gian sinh khối của Ethereum ít hơn đáng kể so với Bitcoin. Với Bitcoin, thời gian dự kiến là khoảng 10 phút, trong khi ở Ethereum, nó chỉ từ từ 10 đến 20 giây. Điểm thứ hai về kích thước khối cũng khác nhau. Đối với Bitcoin, kích thước khối tối đa là 1 MB, trong khi kích thước khối Ethereum có thể phụ thuộc vào các hợp đồng thông minh đang được chạy.

Điều khiến cho Ethereum trở nên khác biệt là đây là nền tảng đầu tiên hỗ trợ các hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là hợp đồng dựa trên chuỗi khối được thực thi khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vì không tập trung, các hợp đồng này có thể chạy mà không bị can thiệp. Nền tảng Ethereum cho phép các hợp đồng này được phát triển và chạy, và trong khi các hợp đồng thông minh có thể được mã hóa trên bất kỳ chuỗi hóa nào, Ethereum hiện nay được sử dụng phổ biến nhất, vì nó cung cấp khả năng xử lý không giới hạn.

Hiện nay, hàng ngàn nhà phát triển trên toàn thế giới đang xây dựng các ứng dụng trên Ethereum và phát minh ra các loại ứng dụng mới8

:

- Ví tiền điện tử: cho phép người dùng thực hiện thanh toán giá rẻ, tức thì bằng ETH hoặc các tài sản khác.

- Các ứng dụng tài chính: cho phép người dùng vay, cho vay hoặc đầu tư tài sản kỹ thuật số.

- Các thị trường phi tập trung: cho phép người dùng giao dịch các tài sản kỹ thuật số…

1.6.3. Hyperledger

Dự án Hyperledger bắt đầu triển khai vào năm 2015 khi có nhiều công ty quan tâm đến công nghệ chuỗi khối nhận ra họ có thể đạt được nhiều kết quả hơn bằng cách làm việc cùng nhau hơn là làm việc riêng [15]. Các công ty này quyết định tập hợp tài nguyên của họ và tạo ra công nghệ chuỗi khối mã nguồn mở mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Những công ty có tầm nhìn xa này đang giúp công nghệ chuỗi khối trở nên phổ biến hơn và hướng tới một nền tảng phố biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hyperledger được đặt dưới quyền giám hộ của tổ chức Linux và đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Tính đến hiện nay, Hyperledger có hơn 230 tổ chức với tư cách là thành viên từ Airbus cho đến Vmware, cũng như 10 dự án với 3,6 triệu dòng lệnh, 10 nhóm hoạt động tích cực với gần 28.000 người tham gia cùng với hơn 110 buổi hội nghị, trao đổi trên khắp thế giới [16].

H nh 1.11: Nền tảng Hyperledger [16]

Cùng với sự phát triển của công nghệ chuỗi khối, hiện tại Hyperledger được chọn làm nền tảng cho rất nhiều lĩnh vực từ ngân hàng, dịch vụ tài chính, y tế sức khỏe, quản lý tài nguyên, quản lý định danh, quản lý chuỗi cung ứng.

Kết luận chƣơng

Chương 1 đi tìm hiểu tổng quan về công nghệ Blockchain, các lý thuyết nền tảng là hàm băm và chữ ký số để đảm bảo tính bảo mật. Đồng thời đi tìm hiểu các khái niệm then chốt của chuỗi khối như: Proof-of-work, Smart contact,… Chương này cũng tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng công nghệ chuỗi khối tiêu biểu hiện nay: Tiền số, Thực phẩm, đất đai, giáo dục,…. Và các nền tảng công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay.

Chƣơng 2: VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ ĐỊNH GIÁ ĐẤT 2.1. Vấn đề quản lý chứng chỉ

2.1.1. Bài toán đặt ra

Ngày nay, nhu cầu nâng cao kiến thức của con người được tăng lên đáng kể cùng với sự phát triển của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chứng chỉ nói chung và chứng chỉ định giá đất nói riêng đang dần mất đi giá trị của chúng vì sự thiếu tin tưởng từ cộng đồng. Lý do chính là những chứng chỉ này dễ bị làm giả. Chi phí làm chứng chỉ giả lại rẻ và nhanh hơn rất nhiều so với việc học thật để cấp chứng chỉ thật. Vấn nạn làm bằng giả càng ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Hiện tại đây là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả ở nhiều trang web, cơ sở trên thế giới. Chỉ cần 1 Click chuột là chúng ta sẽ thấy hàng triệu kết quả trả về về việc mua chứng chỉ. Vì vậy, điều cần thiết là phải ngăn chặn vấn đề này để tránh tác động tiêu cực đến xã hội. Nhưng rất khó để phân biệt chứng chỉ thật và giả. Bởi việc làm chứng chỉ giả ngày càng tinh vi và thông thường phải nhờ tới cơ quan, tổ chức phát hành chứng chỉ mới kiểm tra được. Tuy nhiên, việc kiểm tra đó thường mất thời gian cũng như chi phí. Do đó, nếu những người sử dụng chứng chỉ giả khi không đủ điều kiện kỹ năng, trình độ được chứng nhận, các cơ quan này có thể đổ lỗi cho chất lượng của các tổ chức giáo dục và đào tạo, nơi cấp chứng chỉ. Như vậy, giấy chứng nhận giả ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan, tổ chức phát hành.

Về cơ bản, vấn đề sao chép, bắt chước xuất phát từ các biểu mẫu vật lý của các chứng chỉ. Mặc dù phôi chứng chỉ được quản lý rất chặt chẽ. Tuy nhiên, các cơ sở làm chứng chỉ với công nghệ in ấn hiện đại có thể sao chép dễ dàng các phôi chứng chỉ và tạo ra các chứng chỉ giả. Chứng chỉ giả hiện nay sao chép từ phôi chứng chỉ thật nên chẳng thể phát hiện ra nếu không thực sự có chuyên môn. Một vấn đề nữa là mặc dù chủ sở hữu chứng chỉ có toàn quyền kiểm soát các chứng chỉ của mình nhưng khi cần nộp các chứng chỉ này vào cơ quan, tổ chức nào đó lại cần được công chứng thông qua xác minh của bên thứ ba (ví dụ: công chứng tại UBND phường, dịch vụ công chứng,…).

Bên cạnh đó, quy trình xác minh hiện tại và các quy định để xác minh chứng chỉ được cấp cũng có những vấn đề gây lãng phí nguồn nhân lực, thời gian và tốn kém. Ví dụ:

- Tổ chức phát hành phải cung cấp dịch vụ xác minh tính đúng đắn của chứng chỉ được cấp. Đối với chứng chỉ vật lý, quy trình xác minh thường mất thời gian và tiền bạc vì quy trình thủ công. Bên cạnh đó, thỏa thuận giữa người chịu trách nhiệm xác minh và cơ sở gian lận là hoàn toàn có thể.

- Người xác minh (ví dụ: nhà tuyển dụng) không thể tự xác minh các chứng chỉ do người nộp đơn cung cấp vì chỉ có tổ chức cấp chứng chỉ giữ thông tin để phân biệt chứng chỉ. Thay vào đó, họ phải gửi yêu cầu xác minh đến các tổ chức phát hành tương ứng và chờ nhận lại kết quả xác minh. Do đó, có thể dẫn đến những đánh giá tiêu cực và không chính xác về uy tín của các tổ chức cấp chứng chỉ.

2.1.2. Một số giải pháp được đã được đề xuất và triển khai chưa ứng dụng công nghệ blockchain nghệ blockchain

Một số giải pháp được đề xuất là số hóa chứng chỉ vật lý. Giải pháp này làm giảm nhẹ các thao tác thủ công trong việc cấp các chứng chỉ vật lý như in, ký và đóng dấu. Đồng thời, cách tiếp cận kỹ thuật số có thể xử lý vấn đề bị hỏng và thất lạc vì chứng chỉ kỹ thuật số dễ dàng được sao chép và lưu trữ ở nhiều nơi như một bản sao lưu. Tuy nhiên, khả năng sao chép này là vấn đề khiến các chứng chỉ kỹ thuật số không thể được triển khai rộng rãi. [9]

Để giải quyết các vấn đề trên, một số giải pháp đã được đề xuất và triển khai. Năm 2011, chứng kiến sự ra đời của OpenBadges bởi Mozilla Foundation. Open Badges hiện được duy trì bởi Hiệp hội học tập toàn cầu IMS. OpenBadges đã được sử dụng bởi hàng ngàn tổ chức trên toàn thế giới để thay thế các chứng chỉ vật lý. OpenBadges [18] cho phép tạo, phát hành và xem và xác minh chứng chỉ kỹ thuật số.

Hình 2.1. The Open Badges Ecosystem9

Theo quy trình mà OpenBadges cung cấp trong Hình 2.1, khi cấp chứng chỉ cho chủ sở hữu, chủ sở hữu có thể lưu trữ trong ví của mình được cung cấp bởi OpenBadges để xác minh nội dung và hiển thị siêu dữ liệu đã được xác minh cho nhiều người dùng quan tâm đến thành tích của chủ sở hữu đó. Mọi người và mọi tổ chức có thể tin tưởng tất cả các chứng chỉ được lưu trữ trong ví này. [18]

Một chứng chỉ kỹ thuật số là một đại diện của một chứng chỉ mà người học đã học được. Open Badges đưa khái niệm đó tiến thêm một bước và cho phép người học xác minh các chứng chỉ của mình thông qua các tổ chức đáng tin cậy và đính kèm thông tin đó vào tệp hình ảnh chứng chỉ, mã hóa siêu dữ liệu để truy cập và xem xét trong tương lai. Bởi vì hệ thống dựa trên một tiêu chuẩn mở, người học có thể kết hợp nhiều chứng chỉ từ các tổ chức phát hành khác nhau để kể câu chuyện hoàn chỉnh về thành tích của họ - cả trực tuyến và ngoại tuyến. Chứng chỉ có thể được hiển thị bất cứ nơi nào người học muốn chúng trên web và chia sẻ chúng cho các nhà tuyển dụng xác minh.[18]

Openbadges có các đặc điểm [9]:

- Miễn phí và mở: OpenBadges là phần mềm miễn phí và là một tiêu chuẩn kỹ thuật mở. Bất kỳ tổ chức nào cũng có thể sử dụng tiêu chuẩn này để tạo, phát hành và xác minh chứng chỉ kỹ thuật số.

- Có lưu trữ nhiều chứng chỉ: Chứng chỉ được phát hành bởi một tổ chức hay nhiều tổ chức tất cả đều có thể cho vào cùng một ví của người sở hữu.

- Được mã hóa: Openbadges mã hóa chứng chỉ vào chính tệp hình ảnh Badge liên kết lại với nhà phát hành để xác minh chứng chỉ.

Ưu điểm:

- OpenBadges đã giải quyết vấn đề về chứng chỉ vật lý như giảm chi phí bao gồm thời gian và tiền bạc để in và quản lý

- Hạn chế khả năng mất hoặc hư hỏng vấn đề. Tuy nhiên, OpenBadges lại có những hạn chế sau:

- Cơ sở dữ liệu của các chứng chỉ được cấp chỉ do OpenBadges quản lý có thể gây ra sự thiếu minh bạch, độ tin cậy, bảo mật và an toàn của chứng chỉ một khi cơ sở dữ liệu khi cơ sở dữ liệu hoặc dịch vụ OpenBadges gặp sự cố.

Do đó, thật khó để thuyết phục một tổ chức (đặc biệt là cơ quan quốc gia) sử dụng ứng dụng này khi cơ sở dữ liệu không nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức đó.

2.1.3. Quản lý chứng chỉ ứng dụng công nghệ blockchain

Blockchain cung cấp một kho lưu trữ dữ liệu bất biến, chỉ cho phép thêm các giao dịch mà không cho phép sửa hoặc xóa bất kỳ giao dịch hiện có nào trên blockchain để ngăn chặn giả mạo và sửa đổi. Do đó, công nghệ blockchain rất tiềm năng để ứng dụng vào việc quản lý chứng chỉ hiện nay.

Blockcerts [9] đã bắt đầu phát triển vào năm 2015 như một phần của dự án được phát triển bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Mục đích là để tận dụng sức mạnh của Blockchain như một công chứng viên toàn cầu để xác minh các hồ sơ kỹ thuật số. Blockcerts chính thức ra mắt vào năm 2016 là một trong những ứng dụng tiên phong áp dụng Blockchain trong việc cấp và xác minh chứng chỉ. Blockcerts là một tiêu chuẩn mở bao gồm các thư viện, công cụ và ứng dụng di động phi tập trung cho phép các nhà phát triển sử dụng nền tảng này để xây dựng các ứng dụng phát hành và xác minh chứng dựa trên công nghệ Blockchain.

Blockcert là một tiêu chuẩn mở bao gồm các thư viện, công cụ và ứng dụng di động phi tập trung cho phép các nhà phát triển sử dụng nền tảng này để xây dựng các ứng dụng cấp chứng chỉ và xác minh dựa trên công nghệ Blockchain. [19]

Đáng kể nhất, tiêu chuẩn mở Blockcert bao gồm Trình xác minh nguồn mở sẽ xác minh bất kỳ chứng chỉ nào được phát hành bởi bất kỳ tổ chức nào, bất cứ nơi nào trên thế giới. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng Trình xác minh Blockcerts tại blockcerts.org.

Thay vì sử dụng định dạng hình ảnh đơn giản, như Openbadges, Blockcerts được thiết kế dưới dạng phần mềm (tệp JSON) có khả năng thể hiện bất kỳ loại dữ liệu nào và tạo bất kỳ loại hiển thị nào. Các hồ sơ này được ký bởi người phát hành bằng mật mã, bao gồm các khóa người nhận và được đăng ký trên một blockchain để xác minh.

Blockcerts cam kết tự chủ của người dùng, điều này khiến người dùng chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành động của họ. Chẳng hạn, chỉ những nhà phát hành mới có quyền cấp chứng chỉ. Để thu hồi giấy chứng nhận, nó đòi hỏi phải có sự đồng ý của cả chủ sở hữu chứng nhận và tổ chức phát hành. [19]

Một trường hợp sử dụng phổ biến cho Blockcerts là bằng tốt nghiệp đại học hoặc bảng điểm. Ví dụ: A vừa mới tốt nghiệp đại học và nhận được một bản sao chính thức của hồ sơ học tập của mình ở định dạng kỹ thuật số có chứa các khóa. Sau đó, A có thể nộp hồ sơ của mình cho bất kỳ ai để xin việc, cơ quan tuyển dụng có thể xác minh được đơn vị cấp bằng, thời gian cấp và trạng thái của nó (hợp lệ, hết hạn hoặc bị thu hồi). Nhà tuyển dụng đó thậm chí có thể xác minh rằng bằng tốt nghiệp đã được cấp cho A chứ không phải cho người khác. Các hồ sơ kỹ thuật số này an toàn hoặc thuận tiện để sử dụng.

Ưu điểm của Blockcerts là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý chứng chỉ định giá đất ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)