Bộ xen/rớt bước sóng quang OADM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và thiết kế bộ ghép kênh xen,rớt quang cấu hình được COADM 4x4 (Trang 30 - 32)

Cấu trúc điển hình của một OADM gồm 3 khối: • Khối tách kênh quang(Optical Demux).

• Khối ghép kênh quang (Optical Mux).

• Ở giữa là khối chuyển mạch quang (optical switch).

Hình 3.2. Cấu trúc điển hình của một OADM.[9]

Tất cả các Lightpath đi trực tiếp qua OADM gọi là cut-through ligthpath, trong khi những lightpath được xen/rớt tại node OADM gọi là added/dropped lightpath.

Về mặt vật lý, có một số cách để thực hiện OADM. Có rất nhiều công nghệ tách/ghép kênh như: dùng bộ lọc, FBG (Fiber Bragg Gratings) với các bộ Circulator quang, … Cũng có rất nhiều các công nghệ chuyển mạch hay cấu hình lại: Fiber Patch Panel, công nghệ MEMS, các chuyển mạch quang nhiệt và tinh thể lỏng trong các mạch dẫn sóng phẳng. Mặc dù đều có chức năng xen/rớt, nhưng OADM lại khác với các bộ ADM (Add-Drop Multiplexer) về dạng tín hiệu làm việc. OADM xen/rớt các kênh quang trong mạng WDM, trong khi ADM xen/rớt các luồng TDM tín hiệu điện trong mạng SONET/SDH. Bộ xen/rớt quang cung cấp một phương tiện điều khiển lưu lượng hiệu quả trong mạng. OADM có thể dùng tại những vị trí khuếch đại trong các mạng đường trục, nhưng cũng có thể sử dụng như những phần tử mạng độc lập.

Ðể minh họa tính hiệu quả kinh tế cho ứng dụng của OADM, ta so sánh tính hiệu quả và tiết kiệm của một mạng 3 node dùng kiểu kết nối điểm-điểm và mạng sử dụng OADM. Ta xét một mạng gồm có ba trạm nối chuỗi với nhau, thường được gọi là cấu hình tuyến tính (Hình 3.3). Giả sử các liên kết và kết nối đều là song công, các nút mạng được nối với nhau bởi hai sợi quang, mỗi sợi truyền theo một chiều. Giả sử kết nối A và B dùng một bước sóng cho chiều truyền đi và về, kết nối B và C dùng một bước sóng, kết nối A và C dùng 3 bước sóng. Như vậy, liên kết A-B và B-C đều dùng 4 bước sóng.[10]

Trong mô hình mạng điểm-điểm (Hình 3.3 (a)), mỗi liên kết điểm-điểm sử dụng một OLT ở cuối tuyến. OLT gồm các bộ Mux/Demux, các bộ tiếp sóng. Chí phí bộ tiếp sóng là một phần quan trọng trong chi phí chung của mạng. Node B có hai OLT, mỗi OLT kết thúc bốn bước sóng và vì vậy yêu cầu bốn bộ tiếp sóng. Tuy nhiên, chỉ có một trong bốn bước sóng này là dành cho node B, các bước sóng còn lại được sử dụng để cung cấp lưu lượng giữa A và C. Vì thế sáu trong tám bộ tiếp sóng ở node B dùng để điều khiển lưu lượng qua A và C. Điều này khiến chi phí mạng tăng lên đáng kể.

Còn trong hình (3.3 (b)) là giải pháp giải pháp dùng OADM. Thay vì thực hiện các hệ thống WDM điểm nối điểm, ta triển khai một mạng định tuyến bước sóng. Mạng sử dụng một OLT ở node A và C và một OADM ở node B. OADM tách một trong bốn bước sóng, sau đó kết thúc tại các OLT. Ba bước sóng còn lại đi xuyên qua trong miền quang sử dụng các kỹ thuật lọc tương đối đơn giản, mà không cần sử dụng thêm các bộ OLT. Do đó, ta chỉ cần 2 OLT ở node B chứ không phải là tám như ở mô hình điểm- điểm. Do đó, giải pháp dùng OADM giảm đáng kể chi phí trong mạng.

Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng nếu khoảng cách từ trạm A đến trạm C đủ nhỏ, ta có thể nối trực tiếp kết nối giữa A và C mà không cần qua trung gian là trạm B. Khi đó, hiệu quả của ứng dụng OADM không còn lớn nữa. Trong trường hợp các trạm có khoảng cách tương đối nhỏ (mạng đô thị) thì cấu hình mạng Mesh dùng OXC làm phần tử cơ bản là cấu hình tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và thiết kế bộ ghép kênh xen,rớt quang cấu hình được COADM 4x4 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)