Trong đó, bộ định tuyến lõi bao gồm một bộ nối chéo OXC và một khối điều khiển chuyển mạch (Switching Control Unit - SCU). Khối điều khiển chuyển mạch tạo và duy trì bảng chuyển tiếp và thực hiện cấu hình OXC. Khi SCU nhận được một gói tiêu đề chùm nó xác định đích của chùm và chỉ thị cho bộ định tuyến xử lý báo hiệu để tìm ra cổng ra mong muốn. Nếu cổng ra khả dụng khi đó chùm số liệu đến, SCU cấu hình cho OXC cho số liệu đi qua. Nếu cổng ra không khả dụng thì OXC sẽ được cấu hình phụ thuộc trên mức độ tranh chấp bổ sung trong mạng. Tóm lại SCU thực hiện phiên dịch tiêu đề, lập lịch, phát hiện tranh chấp, quyết định, tra cứu bảng định tuyến, điều khiển ma trận chuyển mạch, ghi lại tiêu đề chùm và điều khiển chuyển đổi bước sóng. Trong trường hợp một chùm số liệu đến OXC trước gói điều khiển của nó, chùm khi đó sẽ bị mất.
Bộ định tuyến biên thực hiện các chức năng sắp xếp các gói, đệm các gói, kết hợp các gói thành chùm, tách các gói nguyên thuỷ của nó. Kiến trúc định tuyến biên bao gồm một khối định tuyến (Routing Module - RM), một bộ kết hợp chùm một bộ lập lịch. Khối định tuyến lựa chọn cổng ra thích hợp cho mỗi gói và gửi mỗi gói đến khối kết hợp chùm tương ứng. Mỗi khối kết hợp chùm thực hiện kết hợp các gói với các tiêu đề cho bộ định tuyến lối cụ thể. Trong khối kết hợp chùm, có một hàng đợi gói riêng cho từng lớp lưu lượng. Bộ lập lịch tạo ra một chùm theo kỹ thuật kết hợp chùm và truyền chùm ra cổng ra mong muốn. Tại bộ định tuyến đầu ra, chùm được tách ra thành các gói và chuyển lên lớp mạng cao hơn.
Về đặc điểm, chuyển mạch chùm quang có những đặc trưng sau:
- Kích thước đơn vị truyền dẫn của chuyển mạch chùm lớn hơn so với chuyển mạch gói quang nhưng nhỏ hơn so với chuyển mạch kênh.
- Giữa gói điều khiển và burst truyền trên các bước sóng riêng. Gói điều khiển được truyền trên một bước sóng riêng và không truyền đi cùng với burst.
- Kích thước burst có thể thay đổi và có thể phát burst bổ sung.
- Trong chuyển mạch chùm không sử dụng bộ đệm. Các node trung gian không thực hiện đệm tín hiệu mà các burst được truyền thẳng qua các node trung gian tới các node đích.
- Tốc độ chuyển mạch cao và cho phép đồng thời truyền dẫn đa dịch vụ.
- Đáp ứng được với các yêu cầu truyền dẫn, đặc biệt phù hợp cho các dịch vụ truyền dẫn chất lượng cao.
- Vẫn còn hạn chế về mặt công nghệ, chất lượng các thiết bị chưa được chính xác. Do đó, chuyển mạch burst vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong mạng quang.
Hiện tại, chuyển mạch trong mạng toàn quang là chuyển mạch kênh. Các chuyển mạch gói vẫn đang được nghiên cứu và phát triển. Các mạng chuyển mạch gói tuy có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với chuyển mạch kênh nhưng do thiết bị quang cũng như kỹ thuật chuyển mạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nên hiện nay nên chuyển mạch gói chưa phát triển rộng rãi. Còn đối với chuyển mạch chùm quang, là công nghệ kết hợp các ưu điểm của chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói, đây là chuyển mạch hứa hẹn sẽ thay thế dần cho các công nghệ chuyển mạch hiện tại.
Ở Việt Nam, mạng viễn thông hiện đang trong giai đoạn chuyển đối, hướng tới mạng NGN. Với tốc độ cơ sở hạ tầng phát triển như hiện nay, khả năng ứng dụng chuyển mạch quang trong mạng viễn thông Việt Nam là rất lớn. Tại thời điểm hiện nay, chuyển mạch kênh quang là hoàn toàn có thể thực hiện được. Chuyển mạch kênh quang sẽ đóng vai trò rất lớn nâng mạng quang WDM điểm-điểm thành thế hệ mạng quang trong định tuyến theo bước sóng DWDM. Nằm trong xu hướng phát triển mạng truyền tải tiến tới mạng toàn quang, chuyển mạch quang sẽ tiến tới chuyển mạch gói quang; chuyển mạch chùm quang sẽ là bước đệm cho chuyển đổi từ chuyển mạch kênh quang sang chuyển mạch gói quang hoàn toàn.[30]
4.4. Kết luận chƣơng
Trong chương này đã tập trung trình bày về khái niệm chuyển mạch quang và phân loại các chuyển mạch quang. Nắm một cách tổng quan về khái niệm cũng như các ưu nhược điểm của từng loại chuyển mạch, so sánh và phân tích khả năng ứng dụng của từng loại chuyển mạch hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai.
CHƢƠNG 5
BỘ GHÉP KÊNH XEN/RỚT QUANG CẤU HÌNH ĐƢỢC COADM 5.1. Bộ ghép kênh xen/rớt quang cấu hình đƣợc COADM
Ở chương 3, chúng ta đã tìm hiểu vai trò và chức năng quan trọng của bộ xen/rớt kênh quang trong mạng WDM. Nhưng các cấu trúc OADM ở trong chương này đều là các OADM cố định, tức là không có khả năng cấu hình lại được. Các loại OADM này khá cứng nhắc do không có khả năng điều khiển hay lựa chọn các kênh cần xen/ rớt bằng phần mềm điều khiển. Trong khi đó, thuộc tính có thể cấu hình lại là thuộc tính rất cần thiết phải có đối với tất cả các thiết bị truyền dẫn WDM nhằm tạo ra sự linh động mềm dẻo trong việc thiết lập cũng như điều khiển các đường quang trong mạng. OADM cấu hình được cho phép chúng ta điều khiển được việc xen/rớt hoặc nối thông các kênh bằng phần mềm. Các OADM có khả năng cấu hình lại còn được gọi là các OADM “động”. Các mạng toàn quang có thể cấu hình lại có bộ khung chính là các node OADM “động”. Điều này tạo ra sự mềm dẻo của cấu hình hệ thống. Dưới đây là một số cấu trúc OADM có thể cấu hình lại.
(a)
(c)
(d)