a) Giải pháp dùng cho mạng quang điểm- điểm.
3.2.2. Thuộc tính cơ bản của OADM
Một điểm nút mạng đóng vai trò là điểm ghép xen/rớt kênh quang trong hệ thống có những thuộc tính cơ bản sau:
- Số lượng bước sóng có thể hỗ trợ tối đa.
- Số lượng bước sóng tối đa có thể thực hiện xen/rớt. Ðối với đa số OADM hiện tại, số lượng bước sóng thực hiện xen/rớt thường quyết định bởi số phần cứng được lắp đặt. Thay đổi số bước sóng xen/rớt bằng cách thay đổi phần cứng.
- Có quy định những bước sóng cụ thể nào có thể xen/rớt tại OADM không?. Ðiều này có ảnh hưởng rất lớn lên việc định tuyến lưu lượng trong mạng.
- Có dễ dàng xen/rớt kênh không: có làm gián đoạn lưu lượng khi xen rớt kênh không?
- OADM có cấu trúc môđun; theo nghĩa giá thành tỉ lệ thuận với số kênh được tách ra? Ðiều này rất quang trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ bởi vì họ mong muốn “trả tiền khi cần thêm (pay as you grow)” chứ không phải trả trước.
- Tính phức tạp của lớp vật lý (suy hao truyền dẫn) được thiết kế có ảnh hưởng đến việc sử dụng OADM và việc xen các kênh mới hay nút mạng mới ảnh hưởng tới việc thiết kế lớp vật lý như thế nào?. Về cơ bản, nếu suy hao truyền dẫn tổng cộng không phụ thuộc vào số lượng kênh được xen/rớt thì việc xen/rớt thêm các kênh mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các kênh hiện hữu (tuy nhiên có thể xuất hiện nhiễu xuyên kênh).
3.2.3. Các cấu trúc của OADM
Một cách cơ bản, có ba cấu trúc cho OADM: cấu trúc song song, cấu trúc nối tiếp và cấu trúc xen/rớt theo băng sóng.
3.2.3.1. Cấu trúc song song
Trong cấu trúc song song, tất cả các kênh tín hiệu đều được giải ghép kênh. Sau đó, một số kênh tùy ý được cấu hình rớt, các kênh còn lại cấu hình cho đi xuyên qua một cách thích hợp, minh họa như trên hình sau: