Định vị dựa trên thiết bị đầu cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển trên hệ thống dịch vụ dựa trên vị trí địa lý và thử nghiệm (Trang 25)

Các nguyên tắc cơ bản để tính toán vị trí của ngƣời dùng, áp dụng cho cả ba nhóm trên là:

Các trạm cơ sở có vị trí xác định đƣợc biết từ trƣớc

Thông tin từ các tín hiệu thu đƣợc đƣợc chuyển thành khoảng cách Tính toán vị trí dựa vào khoảng cách thu đƣợc tới các trạm cơ sở Sau đây là các kỹ thuật thƣờng đƣợc dùng để xác định vị trí:

Kỹ thuật Cell of origin (COO), location signature, location beacons:

cell id thƣờng là nhận dạng của các trạm gần nhất, ví dụ nhƣ các trạm anten điện thoại di động. Với kỹ thuật này, vị trí đƣợc biết trong một đƣờng tròn đã đƣợc định nghĩa sẵn hoặc một vùng xung quanh một trạm cơ sở đã biết trƣớc vị trí. Các đèn hiệu (beacons), ví dụ nhƣ sóng hồng ngoại, sóng siêu âm hay RFID, thƣờng có một số hiệu nhận dạng và truyền chính xác vị trí của chúng tới các thiết bị di động mà chúng có thể với tới đƣợc.

Kỹ thuật Time of Arrival (TOA): Các tín hiệu điện từ di chuyển với tốc độ của ánh sáng. Nhờ đó, khoảng cách giữa trạm truyền và trạm thu có thể tính đƣợc khi biết tốc độ và thời gian tín hiệu di chuyển tính từ lúc truyền đi đến khi nhận đƣợc. Tốc độ ánh sáng đã đƣợc biết là sấp xỉ 300000Km/s vì thế mà thời gian truyền là rất ngắn, đòi hỏi phải có một đồng hồ chính xác để ghi nhận thời gian. Nguyên tắc này cũng có thể đƣợc dùng cho các tín hiệu có tốc độ thấp hơn nhƣ sóng siêu âm.

Kỹ thuật Time Difference of Arrival (TDOA), Enhanced Observed Time Difference (E-OTD): các kỹ thuật này tính toán khoảng cách bằng cách

đo thời gian truyền, sự khác nhau về thời gian truyền của các tín hiệu khác nhau của các trạm cơ sở (thƣờng là 3 trạm). Vì thế, việc thu đƣợc các tín hiệu từ các trạm cơ sở ở các vị trí khác nhau (thƣờng xếp theo hình tam giác) có thể đƣợc các nhà cung cấp dịch vụ tính toán vị trí theo TDOA và đƣợc các thiết bị di động sử dụng để tính toán vị trí trong E-ODT.

Kỹ thuật Angle of Arrival (AOA), Direction of Arrival (DOA): đƣợc

thực hiện bằng cách sử dụng các anten có đực tính về chiều và góc có khả năng phát hiện đƣợc sự di chuyển của các thiết bị di động. Vì sự di chuyển của các thiết bị di động là không chính xác. Một khả năng khác là góm một số các trạm cơ sở lại tạo nên một cung (thƣờng là 2 hoặc 4 trạm), chúng có thể đƣợc chia thành từng cụm trên một đƣờng tròn với các cung 90, 120 hoặc 180 độ.

Các công nghệ định vị thƣờng đƣợc dùng hiện nay là GPS và tính toán vị trí dựa vào Cell-ID từ các trạm thu phát cơ sở gần nhất (theo phƣơng pháp định vị mạng). GPS cung cấp vị trí với độ chính xác rất cao (chính xác tới 5m), trong khi đó, Cell-ID chỉ cho phép xác định vị trí với độ chính xác rất thấp (độ chính xác thƣờng trong phạm vi từ 100m đến Km).

1.7.2. Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (tiếng Anh gọi là Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo. Trong cùng một thời điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu xác định đƣợc khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính đƣợc tọa độ của vị trí đó.

GPS đƣợc thiết kế và quản lý bởi Bộ Quốc phòng Mỹ, nhƣng chính phủ Mỹ cho phép mọi ngƣời trên thế giới sử dụng nó miễn phí, bất kể quốc tịch nào.

Các nƣớc trong Liên minh châu Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có tính năng giống nhƣ GPS của Mỹ, dự tính sẽ bắt đầu hoạt động năm

Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ là hệ dẫn đƣờng dựa trên một mạng lƣới 24 vệ tinh đƣợc Bộ Quốc phòng Mỹ dƣa lên quỹ đạo không gian.

Các hệ thống dẫn đƣờng truyền thống hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô tuyến điện. Đƣợc biết đến nhiều nhất là các hệ thống sau:

LORAN – (LOng RAnge Navigation) – hoạt động ở giải tần 90-100 kHz chủ yếu dùng cho hàng hải

TACAN – (TACtical Air Navigation) – dùng cho quân đội Mỹ

VOR/DME – VHF (Omnidirectional Range/Distance Measuring Equipment) – là một biến thể của TACAN với độ chính xác thấp dùng cho hàng không dân dụng.

Gần nhƣ đồng thời với thời điểm Mỹ phát triển GPS, Liên Xô cũ cũng phát triển một hệ thống tƣơng tự với tên gọi GLONASS. Hiện nay Liên minh Châu Âu đang phát triển hệ dẫn đƣờng vệ tinh của mình mang tên Galileo.

Ban đầu, GPS và GLONASS đều đƣợc phát triển cho mục đích quân sự, nên mặc dù chúng dùng đƣợc cho dân sự nhƣng không hệ nào đƣa ra sự đảm bảo tồn tại liên tục và độ chính xác. Vì thế chúng không thỏa mãn đƣợc những yêu cầu an toàn cho dẫn đƣờng dân sự hàng không và hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những thời điểm có hoạt động quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó. Chỉ có hệ thống dẫn đƣờng vệ tinh châu Âu Galileo (đang đƣợc xây dựng) ngay từ đầu đã đặt mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đƣờng và định vị dân sự.

GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhƣng từ năm 1980 chính phủ Mỹ cho phép sử dụng trong dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS [5].

Hệ thống vệ tinh GPS

Hình 1.11: Các phần của hệ thống GPS [6]

Phần không gian: Gồm 24 vệ tinh nhân tạo, cập nhật đến năm 1994, (21 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng) nằm trên các quỹ đạo xoay quanh trái đất. Chúng cách mặt đất 12000 dặm. Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc 7000 dặm một giờ. Các vệ tinh trên quỹ đạo đƣợc bố trí sao cho các máy thu GPS trên mặt đất có thể nhìn thấy tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào. Các vệ tinh hoạt động nhờ vào nguồn năng lƣợng Mặt Trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi quả vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định [5] . Mỗi vệ tinh nặng từ 1,5 đến 2 tấn, dài khoảng 5m với công suất phát khoảng 50W. Máy tính điều khiển trung tâm mỗi vệ tinh đƣợc trang bị CPU với tốc độ 16MHz. Các vệ tinh đƣợc lập trình bằng ngôn ngữ Ada (một ngôn ngữ lập trình xuất xứ từ Bộ quốc phòng Mỹ vào khoảng nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, ngôn ngữ này đƣợc đặt tên theo Ada Augusta nữ bá tƣớc xứ Lovelace (1815 – 1852), nhà toán học với ý tƣởng tiên phong coi phần cứng và phần mềm là hai mặt khác nhau đã đi vào lịch sử nhƣ lập trình viên đầu tiên và hacker đầu tiên của loài ngƣời). Hệ điều hành của vệ tinh đƣợc lập trình với sấp xỉ 25000 dòng lệnh [6].

Hình 1.12: Quỹ đạo các vệ tinh của hệ thống GPS [6]

Phần kiểm soát: Mục đích của phần này là kiểm soát vệ tinh đi đúng hƣớng theo quỹ đạo và thông tin thời gian chính xác. Có tất cả 5 trạm kiểm soát đƣợc đặt rải rác trên trái đất. Bốn trạm kiểm soát hoạt động một cách tự động, và một trạm kiểm soát là trung tâm. Bốn trạm này nhận tín hiệu liên tục từ những vệ tinh và gửi các thông tin này đến trạm kiểm soát trung tâm. Tại trạm kiểm soát trung tâm, nó sẽ sửa lại dữ liệu cho đúng và kết hợp với hai anten khác để gửi lại thông tin cho các vệ tinh .

Phần sử dụng: là các thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh GPS và ngƣời sử dụng thiết bị này.

Hoạt động của hệ thống GPS

Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lƣợng giác tính đƣợc chính xác vị trí của ngƣời dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu đƣợc phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận đƣợc chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều khoảng cách đo đƣợc tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính đƣợc vị trí của ngƣời dùng (vị trí máy thu).

Máy thu phải nhận đƣợc tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi đƣợc chuyển động. Khi nhận đƣợc tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính đƣợc vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ

các thông tin khác, nhƣ tốc độ, hƣớng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thông tin khác nữa .

Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp giải L1 và L2 (giải L là phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong giải tần số UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhƣng không qua phần lớn các đối tƣợng cứng nhƣ núi và nhà. L1 chứa hai mã "giả ngẫu nhiên" (pseudo random), đó là mã Protected (P) và mã Coarse/Acquisition (C/A). Mỗi một vệ tinh có một mã truyền dẫn nhất định, cho phép máy thu GPS nhận dạng đƣợc tín hiệu. Mục đích của các mã tín hiệu này là để tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu GPS.

Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn và dữ liệu lịch. Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định đƣợc vệ tinh nào là phát thông tin nào. Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm trong ngày. Mỗi vệ tinh phát dữ liệu thiên văn riêng chỉ ra thông tin quỹ đạo của vệ tinh đó. Dữ liệu lịch đƣợc phát đều đặn bởi mỗi vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng thái của vệ tinh, ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát hiện ra vị trí .

Độ chính xác của GPS và nguồn gây lỗi

Các máy thu GPS ngày nay có độ chính xác rất cao, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt động song song. Các máy thu 12 kênh song song (của Garmin) nhanh chóng “khóa” vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì kết nối bền vững, thậm chí vào thành phố với các toà nhà cao tầng. Trạng thái của khí quyển và các nguồn gây sai số khác có thể ảnh hƣởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét. Các máy thu hiện đại hơn với khả năng WAAS (Wide Area Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dƣới 3 mét. Ngƣời dùng có thể nhận đƣợc số liệu định vị có độ chính xác tốt hơn với GPS Vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để có độ chính xác trong khoảng 3 đến 5 mét. Cục Phòng vệ Bờ biển Mỹ vận hành dịch vụ sửa lỗi này. Hệ thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát tín hiệu đã sửa lỗi bằng các máy phát tín hiệu. Để thu đƣợc tín hiệu đã sửa lỗi, ngƣời dùng phải có máy thu tín hiệu vi sai bao gồm cả anten để dùng với máy thu GPS của họ .

Từ nhiễu do tính chất giữ chậm của tầng đối lƣu và tầng ion: tín hiệu vệ tinh bị chậm đi khi xuyên qua tầng khí quyển.

Tín hiệu đi theo nhiều đƣờng do bị phản xạ trƣớc khi đến thiết bị thu. Do đồng hồ trên máy thu thiếu chính xác (đồng hồ trên các vệ tinh là đồng hồ nguyên tử, có độ chính xác rất cao).

Số lƣợng vệ tinh “nhìn thấy” ít. Số lƣợng vệ tinh “quan sát đƣợc” càng nhiều thì độ chính xác càng cao.

Sự giảm chính xác có chủ định: là sự làm giảm tín hiệu cố ý do sự áp đặt của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm chống lại việc đối thủ quân sự dùng tín hiệu GPS chính xác cao. Chính phủ Mỹ đã ngừng việc này từ tháng 5 năm 2000, làm tăng đáng kể độ chính xác của máy thu GPS dân sự. Tuy nhiên biện pháp này hoàn toàn có thể đƣợc sử dụng lại trong những điều kiện cụ thể để đảm bảo “gậy ông không đập lƣng ông”. Chính điều này là nguyên nhân tiềm ẩn hạn chế an toàn cho hệ thống dẫn đƣờng và định vị dân sự sử dụng GPS.

1.8. Các mô hình dịch vụ LBS

Tùy thuộc vào khả năng của các thành phần tham gia trong hệ thống dịch vụ LBS nhƣ tốc độ và băng thông của đƣờng truyền, tài nguyên và khả năng xử lý của các thiết bị di động, khả năng của máy chủ cung cấp dịch vụ... các dịch vụ LBS có thể đƣợc triển khai theo các mô hình khác nhau nhƣ:

Mô hình nặng máy chủ, nhẹ máy trạm: là mô hình mà các xử lý, tính

toán phức tạp đƣợc tập trung thực hiện trên máy chủ, máy trạm (các thiết bị di động) chủ yếu là gửi các yêu cầu dịch vụ kèm theo vị trí đến máy chủ, chờ nhận kết quả gửi từ máy chủ về để thể hiện. Mô hình này thích hợp cho hệ thống mà cơ sở hạ tậng mạng truyền thông không tốt, tốc độ thấp, băng thông hẹp (các mạng truyền thông thế hệ 1G, 2G) và các thiết bị di động có khả năng tính toán không cao, bộ nhớ nhỏ (điện thoại di động, smart phone cấu hình thấp,...)

Mô hình nhẹ máy chủ, nặng máy trạm: là mô hình mà các xử lý chính

đƣợc thực hiện ngay trên máy trạm. Mô hình này phù hợp cho điều kiện cơ sở hạ tầng truyền thông không tốt (tốc độ thấp, băng thông hẹp) nhƣng máy trạm có cấu hình mạnh.

Mô hình cân bằng: là mô hình và các xử lý nhằm cung cấp dịch đƣợc

phân đều cho máy chủ và máy trạm cùng xử lý. Mô hình này tận dụng khả năng tính toán của cả máy chủ và máy trạm nhƣng đòi hỏi mạng truyền thông phải có tốc độ cao, bang thông lớn vì nhu cầu truyền tải thông tin qua lại giữa máy chủ

1.9. Giới thiệu một số ứng dụng dựa trên LBS

Các dịch vụ khẩn cấp

Một trong số nhiều ứng dụng của LBS đó là ứng dụng xác định vị trí của ngƣời nào đó mà bản thân họ không biết đƣợc mình đang ở đâu hoặc không thể xác định đƣợc vì đang ở trong tình trạng khẩn cấp, cần trợ giúp (ví dụ nhƣ bị tai nạn, bị tội phạm tấn công, hay khách du lịch không xác định đƣợc vị trí của mình khi xep bị hỏng trong quá trình di chuyển,...). Với vị trí chính xác đƣợc tự động chuyển về nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp, họ có thể dễ dàng thực hiện các trợ giúp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nhóm dịch vụ đang đƣợc để cập này bao gồm cả dịch vụ khẩn cấp công cộng và dịch vụ khẩn cấp cá nhân, phục vụ cho cả ngƣời đi bộ lẫn các lái xe.

Các dịch vụ dẫn đường

Ứng dụng tiếp theo phải kể đến đó là ứng dụng chỉ dẫn giao thông. Ứng dụng này đƣợc triển khai trên các đối tƣợng ngƣời dùng di chuyển. Trên một số phƣơng tiện giao thông hay một số thiết bị do động có tích hợp sẵn tính năng định vị (GPS) qua đó triển khai dịch vụ xác định vị trí hiện thời và chỉ dẫn hƣớng phải đi để đến đƣợc đích mong muốn.

Các dịch vụ thông tin

Dịch vụ tìm kiếm nơi cung cấp các dịch vụ gần nhấn (nhà hàng, khách sạn, trạm xăng,...), truy cập các bản tin giao thông, nhận trợ giúp chỉ đƣờng khi tham gia giao thông ở nơi xa lạ,... là một số ví dụ điển hình nhóm dịch vụ thông tin dựa trên LBS.

Ví dụ cụ thể nhƣ khi đang tham gia giao thông bằng ô tô, phát hiện xe sắp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển trên hệ thống dịch vụ dựa trên vị trí địa lý và thử nghiệm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)