3.1.1. Khái niệm về radar thụđộng
Radar thụ động (Passive radar) là dạng radar phát hiện vào theo dõi mục tiêu bằng cách thu các tín hiệu bị phản xạ bởi mục tiêu. Các nguồn phát tín hiệu là các nguồn phát xạ có sẵn trong như tín hiệu quảng bá phát thanh truyền hình, tín hiệu của các hệ thống viễn thông.
Dạng tiêu biểu của radar thụ động là “passive bistatic radar” hay radar thu
động hai vị trí sẽđược nghiên cứu kỹ trong luận văn trong phần tiếp theo.
3.1.2. Lịch sử
Hệ thống radar thụ động đầu tiên được biết đến trên thế giới vào năm 1935 tại
nước Anh do Robert Watson – Watt thiết kế. Đó là hệ thống radar thụ động sử
dụng tín hiệu sóng ngắn của đài BBC đặt tại Daventry để phát hiện các máy bay ném bom ở khoảng cách 12Km.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai quân đội Đức đã phát triển một hệ thống radar thụ động lưỡng cực có tên là Kleinne Heidelberg Parasit gồm 6 hệ thống thu
đặt tại Limmen, Oostvoorne, Ostend, Boulogne, Abbeville, Cap d'Antifer & Cherbourg để phát hiện máy bay quân đối phương tại khu vực biển Bắc. Hệ thống radar thụ động này có đặc biệt là chúng sử dụng chính nguồn phát từ hệ thống radar tích cực Chain Home của quân đội Anh.
Từ 1980 trở lại đây, nhờ ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
số đặc biệt là nền tảng về xử lý tín hiệu số được nâng cao radar thụđộng được các quốc gia chú trọng nghiên cứu hơn. Năm 1998, hệ thống radar thụ động có tên Lockheed – Martin Mission sử dụng tín hiệu FM và truyền hình tương tự đã được công bố.
3.1.3. Phân loại một số dạng radar thụđộng
Hình 3.1: Radar thụđộng hai vị trí – PBR (Passive Bistatic Radar)
Trường hợp chỉ có một nguồn phát và một máy thu, hệ thống được phân chia theo góc : [7]
- 20o: Radar 1 vị trí (Monostatic Radar) - 20o 145o: Radar 2 vị trí (Passive Bistatic Radar) - 145o 180o
: Radar nhìn thẳng (Multistatic Radar )
Trường hợp Radar nhìn thẳng ít khả năng xảy ra, với góc ~ 180oxem như
mục tiêu bay ở độ cao rất thấp gần bằng với độ cao bộ thu, phát.
Radar một vị trí là trường hợp khi mục tiêu bay khá cao hoặc nguồn phát và
máy thu đặt khá gần nhau.
Radar thụ động 2 vị trí (Passive Bistatic Radar PBR) là trường hợp phổ biến
của loại radar này.
Việc phân loại theo góc chỉ có tính tương đối về mặt thiết kế, nhưng nó liên
quan nhiều đến các công thức để tính toán và ước lượng tầm hoạt động của hệ
thống radar.
Khi hệ thống radar có nhiều máy thu, nguồn phát khác nhau hệ thống
được gọi là radar đa vị trí (Multistatic).
3.1.4. Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Ưu điểm chính của hệ thống radar thụ động là chúng được xem như những các hệ thống phòng thủ “thầm lặng”. Các hệ thống này có thể được bố trí để “nghe” các phản hồi từ mục tiêu mà không cần đài phát. Chúng có vai trò là các hệ thống phụ trợ rất hiệu quả, đặc biêt là các mục tiêu tầm thấp.
- Radar thụđộng còn có ưu điểm và chi phí xây dựng hệ thống.
Nhược điểm
- Tầm hoạt động bị hạn chế bởi vì công suất các đài phát thương mại không cao và phụ thuộc vào vùng phủ sóng.
- Do radar sử dụng không sử dụng đài phát riêng nên giảm tính chủ động trong hoạt động của radar.
- Các radar tích cực thường được quy hoạch các dải tần riêng nên can nhiễu các hệ thống khác cũng ít hơn, trong khi đó radar thụ động sẽ phải xem xét giải quyết vấn đề can nhiễu với các hệ thống khác (nhất là đối với hệ thống phát thanh, truyền hình).