3.4. Thiết lập các tham số của hệ thống radar thụ động PBR
3.4.6. Phương pháp tính toán khoảng cách từ mục tiêu đến đài thu
Một máy thu thường sử dụng tổng khoảng cách RT + RR cho việc xác định vị
Phương pháp trực tiếp : Máy thu sẽ đo khoảng thời gian ΔTrt chênh lệch giữa tín hiệu thu được trực tiếp từ máy phát và tín hiệu phản xạ từ vật thể. Sau đó tính
tổng khoảng cách
(RT + RR) = c ΔTrt + L. (3.27)
Phương pháp này có thể được sử dụng cho bất kì một sự truyền tín hiệu điều chế nào và với bất kì loại nguồn phát nào, với giả thiết rằng đường truyền không có vật cản.
Phương pháp gián tiếp, sử một đồng hồ ổn định được đồng bộ trước đặt tại nguồn phát và máy thu. Máy thu sẽđo khoảng thời gian ΔTtt từ khi truyền đến khi nhận được tín hiệu phản xạ. Sau đó tính tổng khoảng cách
( RT + RR) = c ΔTtt (3.28)
Sau khi tính được tổng khoảng cách ( RT + RR ) ta có thể xác định được vị trí vật thể thông qua 2 thông số( θR, RR) [6]
2 2 ( ) 2 ( s i n ) T R R T R R R R L R R R L (3.29)
Độdài đường cơ sở L có thể được xác định bằng việc sử dụng GPS. Góc nhìn tại máy thu θR, được đo đạc trực tiếp bằng việc sử dụng anten mảng pha, hoặc nó cũng có thểđược tính theo góc phương vị và góc ngẩng đo đạc được.
Cả 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp để đo đạc tổng khoảng cách (RT + RR) ở trên, có hiệu thực cho tất cả các vị trí vật thể , trừtrường hợp vật thể nằm trên
đường cơ sở, giữa nguồn phát và máy thu. Trong trường hợp này (RT + RR) = L,
θR= -900, và RR là không xác định. Xung được phát và xung phản xạ từ vật thể sẽ
tới máy thu một cách đồng thời, khi đó việc xác định RR sẽ trởnên khó khăn.
Một trường hợp đặc biệt khi mà Radar hai vị trí sử dụng phương pháp dựđoán
tổng khoảng cách (RT + RR) trực tiếp, trong đó tổng khoảng cách (RT + RR) chỉ xấp xỉđộdài đường cơ sởL. Khi đó ta có
1 sin rt R R c T R (3.30)
Phép xấp xỉnày đã triệt tiêu L, nhưng vẫn yêu cầu một ước lượng về góc nhìn
θR . Lỗi xảy ra trong phương trình (3.16) sẽ nhỏ hơn 10% khi mà 00 < θR < 1800, và L ≥0.82(RT + RR), hoặc là từ phương trình (3.13) L ≥ 4.56 c ΔTrt . Lỗi sẽ tăng
mạnh khi θR < 00. Xấp xỉ này sẽ hữu ích khi bộ thu của radar hai vị trí hoạt động ở
cự ly ngắn.
Ngoài kĩ thuật định vị vật thể ở trên còn rất nhiều kĩ thuật khác trong thực tế được sử dụng. Điển hình là kĩ thuật khai thác độ dịch tần doppler. Bộ thu sẽđo đạc
liên tiếp độ dịch tần doppler gây ra bởi sự chuyển động của vật thể từ đó xử lý và
xác định cự ly vật thể, các góc phương vị và góc ngẩng. Chi tiết về dịch tần Doppler trong hệ thống Radar thụ động sẽ được trình bày trong chương 4 của khóa luận.