Một số nguồn phát tín hiệu có thể được sử dụng cho radar thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống radar thụ động sử dụng tín hiệu phát thanh truyền hình tại việt nam luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 60 52 70 (Trang 36 - 37)

3.2.1. Nguồn phát tín hiệu phát thanh FM

Tín hiệu FM được quy hoạch trong băng tần VHF 88-108 MHz. Quá trình

điều chế là điều chế FM băng thông rộng, với một kênh truyền có băng thông B (thường là 50 kHz) (tương ứng với độ phân giải khoảng c/2B = 3000 m). Các máy

phát thường được định vị với nhau trên các tháp hoặc ở các vị trí cao. Các mẫu bức xạ thường là đa hướng. [5]

3.2.2. Nguồn phát tín hiệu truyền hình tương tự

Các tín hiệu truyền hình tương tự được quy hoạch trong cả băng tần VHF

(đoạn băng tần từ 174MHz - 216 MHz) và băng UHF (đoạn băng tần từ 470-806 MHz ). Các chuẩn tín hiệu truyền hình hiện này có PAL (Phase Alternating Line) NTSC (National Television System Committee) và SECAM (Sequentiel Couleurs avec Memoire). Băng thông của các điều chế video tương tự thường được 5,5 – 6,5MHz (tương ứng với độ phân giải khoảng c/2B = 30 m). Như với truyền FM, các mẫu bức xạthường là đa hướng trong mặt phẳng phương vị. [5]

3.2.3. Nguồn phát tín hiệu tín hiệu truyền hình, truyền thanh số

Các dạng tín hiệu của loại nguồn phát này sử dụng công nghệ điều chế

OFDM. Tín hiệu truyền đi theo khung và có thông tin đồng bộ. Mỗi khung chứa một số lượng lớn các tiểu sóng mang được mã hóa trực giao, mang thông tin điều chế. Loại hình điều chế này giống như điều chế tiếng ồn và không cho thấy sự phụ

FM, nó có những đặc tính thuận lợi của hệ thống Radar thụ động. Bù lại là hiệu suất bức xạ thấp hơn so với các máy phát DAB (khoảng 1 kW ít hơn so với các máy FM truyền VHF tương đương). [5]

3.2.4. Một số nguồn phát tín hiệu khác

Một số thiết bị truyền phát khác đã được coi như là phát tín hiệu cho các radar thụ động, như tín hiệu truyền thông mạng điện thoại di động, truyền hình qua vệ

tinh. Ví dụ các kênh phát sóng truyền hình (DBS, Echo Star,...) truyền thông

(Inmarsat, iridi, ...) và điều hướng (GPS, GLONASS, Galileo, ...). Các tín hiệu loại này phủ sóng liên tục, nhưng mật độ công suất tại bề mặt Trái Đất là rất thấp không

đặc biệt thích hợp cho giám sát trên không.

Một số loại truyền phát khác đôi khi được xem xét cho việc sử dụng trong hệ

thống Radar thụ động là tín hiệu phát sóng HF (Short Wave), bao gồm định dạng mới rất mạnh mẽ DRM (Digital Radio Mondiale). Băng thông hiệu dụng tín hiệu này là 10 kHz, độ phân giải khoảng cách đạt được là 16 km và độ phân giải

Doppler là 3,4 Hz (tương đương với một độ phân giải vận tốc 39,2 m/s).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống radar thụ động sử dụng tín hiệu phát thanh truyền hình tại việt nam luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông 60 52 70 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)