Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển RTSH tại xã Phúc Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 77)

Rác thải từ nguồn phát sinh Thu gom, tập kết tại điểm tập kết tạm thời Xe thu gom rác thải Bãi rác của xã

Rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh là các hộ gia đình được đựng vào các thùng/ bao đựng rác. Đến cuối ngày, tuần các hộ gia đình tập trung rác thải tại các bãi tập kết tạm thời. Tại đây RTSH được công nhân thu gom và vận chuyển thẳng tới bãi rác chung của huyện

3.2.5. Thực trạng về phế thải chăn nuôi tại xã Phúc Xuân

Do nhu cầu phát triển kinh tế và lương thực thực phẩm, hầu hết các hộ nông dân ở xã Phúc Xuân đều có hoạt động chăn nuôi. Phần lớn, các hộ gia đình đều chăn nuôi theo kiểu “chuồng trại chăn nuôi cạnh nhà”. Vì vậy chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra môi trường, nước thải, phân thải phát sinh nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh.

Thành phần chất thải chăn nuôi gồm có: phân thải, nước tiểu, nước thải, xác gia súc, gia cầm chết, thức ăn thừa, ổ lót chuồng, các chất thải khác, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y, khí thải ... Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, nước rửa chuồng và một ít phân thừa.Việc rửa chuồng nhiều lần trong ngày làm chuồng trại sạch sẽ, bớt mùi hôi thối, tuy nhiên rửa quá nhiều lần với lượng nước nhiều sẽ làm tăng khối lượng nước thải, gây tốn kém cho hệ thống xử lý chất thải cũng như tốn nước, tốn điện dùng để bơm nước. Lượng nước rửa chuồng khác nhau giữa các mùa trong năm.

Bảng 3.15 Tình hình sản xuất chăn nuôi tại xã Phúc Xuân, năm 2018

ĐVT: con TT Vật nuôi Số lượng 1 Trâu 677 2 Bò 769 3 Ngựa 107 4 Dê 707 5 Lợn 1419 Gia cầm

(Nguồn: UBND Xã Phúc Xuân, 2018)

Qua điều tra khảo sát, cho thấy (100%) hầu hết các hộ đều có hoạt động chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi của các hộ nhỏ lẻ chủ yếu là để làm thực phẩm phục vụ trong gia đình. Phế thải được người dân tận dụng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Chỉ một vài hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn thải trực tiếp ra môi trường chất thải chăn nuôi dưới dạng lỏng là nước tiểu, nước rửa chuồng. Các hộ chăn nuôi chưa có các biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn trong chăn nuôi. Nhìn chung, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã tương đối ít, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy xã cũng nên có những biện pháp để khuyến khích người dân xử lý hợp lý chất thải chăn nuôi khi mở rộng quy mô, để vừa có thể tận dụng được nguồn năng lượng vừa có thể làm đảm bảo môi trường sống của người dân xung quanh.

3.2.6. Thực trạng môi trường nước trong sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Xuân

Đế đánh giá chất lượng môi trường nước phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Xuân đã tiến hành phân tích mẫu nước được dùng cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất chè. Sau khi phân tích có bảng kết quả (bảng 3.16)

Môi trường đất và môi trường nước là 2 môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu môi trường nước bị ô nhiễm thì môi trường đất cũng sẽ bị ảnh hưởng theo quá trình thẩm thấu chất ô nhiễm vào đất và ngược lại môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ kéo theo môi trường nước ô nhiễm theo quá trình phát tán vào nước. Để đánh giá chất lượng nước tưới cần phải quan tâm tới đến hàm lượng kim loại nặng trong nước, pH ... Kim loại nặng được coi là các yếu tố vi lượng cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép sẽ trở thành các chất ô nhiễm đối với môi trường tự nhiên. Việc dư thừa kim loại nặng trong đất và nước sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đối môi trường và sức khỏe của con người và sinh vật.

Bảng 3.16 Kết quả phân tích mẫu nước được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Xuân

(Đơn vị: mg/l) Chỉ tiêu pH Pb Cd TDS Mẫu Mẫu 1(BB) 6,12 0,0027 0,00036 28,29 Mẫu 2 (BC) 6,83 0,0018 0,00052 54,25 Mẫu 3(BH) 6,82 0,0019 0,00028 47,96 Mẫu 4(CH1) 6,54 0,0003 0,00013 71,93 QCVN (14:2008/BTNMT) 5,5-9,0 0,05 0,01 2000

(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân, 2018)

Qua bảng 3.16 có thể thấy các chỉ số KLN thấp hơn rất nhiều so với QCVN 39. Cụ thể nồng độ Pb chỉ là 0,0027 (mg/l) Sau khi tiến hành lấy mẫu phân tích nước, kết quả cho thấy môi trường nước sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu chưa bị ô nhiễm

3.3. Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17: Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phúc Xuân dựng nông thôn mới tại xã Phúc Xuân

3.3.1. Công tác xây dựng nông thôn mới

Công tác xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức vào cuộc.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với cả nước, công tác xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức vào cuộc. Kết quả 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Thái Nguyên đã tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thái Nguyên đã có những bước tiến vượt bậc,

Đối với xã Phúc Xuân: Năm 2011, qua rà soát, xã mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí NTM. Đến năm 2016, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, Phúc Xuân đã đạt 19/19 tiêu chí, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị được đảm bảo. Xác định tăng thu nhập cho nông dân và chuyển đổi cơ cấu lao động là tiêu chí trọng tâm, xã đã phối hợp với các ngành của tỉnh, Thành phố triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đến nay thu nhập bình quân của xã đạt 31,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,04%. Trong 5 năm, xã đã vận động 99 hộ dân tự nguyện hiến đất xây dựng NTM với tổng diện tích là 9.936m2 để làm đường giao thông và xây dựng cổng làng nghề; 100% số hộ được sử dụng điện và nước sạch đảm bảo; trường học, Trạm Y tế được xây dựng kiên cố...

3.3.2. Đánh giá tiêu chí 17: Môi trường

Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã Phúc Xuân như sau:

Bảng 3.17. Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã Phúc Xuân

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chung TDMNph ía Bắc Kết quả đánh giá 17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định

≥95% (≥60% nước sạch) ≥95% (≥50% nước sạch) 94% 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh nuôi trồng thủy

100

sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT

17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn

Đạt Đạt Đạt

17.4. Mai táng phù hợp với

quy định và theo quy hoạch Đạt Đạt Đạt 17.5. Chất thải rắn trên địa

bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định

Đạt Đạt Đạt

17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

≥85

% ≥70% 85%

17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

≥70

% ≥60% 80%

17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100

% 100% 100%

(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân, 2020) Hiện xã có trên 94% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh, 100% các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có cam kết bảo vệ môi trường. Đường ngõ, bản cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không có cơ sở kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, buôn bán phế liệu)...xả chất thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Nghĩa trang

của xã được quy hoạch đảm bảo diện tích, xa khu dân cư không ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt của nhân dân.

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 85%.

Xã đã thành lập được các tổ thu gom và xử lý rác thải của 7/7 xóm đang được duy trì hoạt động bằng nhiều hình thức.

Xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài; việc mai táng phải phù hợp với quy hoạch, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền thống, văn phong từng dân tộc đảm bảo vệ sinh môi trường và phù hợp với nếp sống văn minh hiện đại, khoảng cách an toàn về môi trường đảm bảo theo quy định.

3.4. Khó khăn và các giải pháp đối với tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên nông thôn mới trên địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên

3.4.1. Khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới mới

Bên cạnh những thành quả rõ nét của tiêu chí môi trường trong thời gian qua, thực tế triển khai tại địa phương cũng cho thấy, việc thực hiện và giữ được kết quả thực hiện đối với tiêu chí môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn:

-Tiêu chí môi trường là tiêu chí kém bền vững. Mặc dù so với nhiều tiêu chí khác, việc thực hiện tiêu chí môi trường đôi khi không đòi hỏi phải đầu tư lớn, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý thức trách nhiệm của chính quyền và người dân. Bài học từ nhiều địa phương cho thấy, nếu chỉ cần dừng lại (sau thời điểm công nhận) mà không tiếp tục quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, các kết quả đạt được sẽ tụt hậu rất nhanh

- Thời điểm công nhận, thực chất nhiều nội dung trong yêu cầu của tiêu

chí môi trường mới dừng lại ở mức “đạt”. Như vậy, nếu không có các giải pháp quyết liệt (với lộ trình, nguồn lực và phân công trách nhiệm cụ thể) trong việc triển khai thực hiện các phương án nêu trên, thì coi như tiêu chí môi trường vẫn đang còn “nợ”.

-Các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hoặc công nghệ áp dụng phù hợp; trong đó có cả mô hình về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và đời sống của người dân.

-“Xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc”. Được “sống trong môi trường trong lành, sạch

đẹp” là nhu cầu tất yếu của mỗi người dân, vì vậy, yêu cầu đối với môi trường (xanh, sạch, đẹp, an toàn) là những yêu cầu tất yếu phải được nâng dần lên.

Do đó, việc củng cố kết quả thực hiện tiêu chí môi trường giai đoạn này, tiếp tục ban hành và triển khai thực hiện tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu về lĩnh vực môi trường là hết sức cần thiết để định hướng cho các huyện, xã đã được công nhận tiếp tục thực hiện xây dựng NTM thường xuyên và bền vững

3.4.2. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Qua tình hình điều tra phỏng vấn nông hộ và nghiên cứu, quan sát địa bàn nơi sản xuất nông nghiệp, có thể đánh giá tình trạng sản xuất trên địa bàn đang khá tốt. Tuy nhiên để tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bảo vệ môi trường, cần áp dụng và tiếp tục tiến hành một số giải pháp sau:

- Thực hiện phương pháp tuyên truyền và giáo dục cộng đồng là phương pháp hàng đầu. Vì nó có thể được người dân tiếp thu trực tiếp, áp dụng thực tiễn vào tình hình canh tác nông nghiệp lâu dài. Tuyên truyền qua báo đài phát thanh địa phương thường xuyên, các lớp tập huấn hoặc các chương trình văn hóa văn nghệ nâng cao nhận thức người dân tham gia bảo vệ môi trường trên địa bàn xã nói chung, và bảo vệ môi trường trên đồng ruộng nói riêng.

- Hướng dẫn người dân thực hiên gieo trồng, chăm sóc cây trồng, bón phân, sử dụng thuốc hóa chất cho cây trồng đúng thời điểm, theo hướng dẫn của cán bộ hoặc HTX để vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu lượng hóa chất dùng phát tản ra môi trường

- Tiếp tục để ý thùng đựng vỏ hóa chất trên đồng ruộng, thu gom khi đầy vỏ bao bì để tránh việc vô tình bị vương vãi ra đất.

- Khuyến khích người dân sử dụng bể chứa nước mưa, giếng khoan phục vụ tưới cho hoa màu

- Chính quyền địa phương tiếp tục duy trì và thường xuyên kiểm tra đánh giá nguồn nước trên sông, tạo điều kiện cho người dân có nước kênh sạch sử dụng cho trồng lúa.

- Chú trọng đến kiểm tra các địa điểm buôn bán thuốc BVTV, tránh tình trạng bán thuốc cấm sử dung,

- Đa phần hiện nay người dân không sử dụng phân bón hữu cơ cho cây, hoặc có dùng nhưng số lượng còn ít, phế phụ phẩm đồng ruộng còn đang lãng phí, vì vậy có thể đưa ra giải pháp sử dụng làm phân hữu cơ, vừa khép kín được vòng tuần hoàn vật chất, vừa làm giàu cho đất; hoặc sử dụng để sản xuất nấm rơm từ rơm rạ, vừa tận dụng được phế phẩm, vừa thêm ngành nghề đem lại kinh tế cao.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: 1. Kết luận:

Xã Phúc Xuân nằm ở phía tây bắc thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là 1.835,88 ha, chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên cả huyện.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của xã giai đoạn 2015-2019 đạt 18,94%/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng 48,20%, dịch vụ 27,50%, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 24,30%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng, bằng 104% kế hoạch.

Vệ sinh môi trường: Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ đạt 68,0%, giảm bớt sử dụng lượng phân hóa học. Sử dụng thuốc BVTV chiếm 82,0% theo hướng dẫn của sản phẩm và kỹ thuật. Người dân đã quan tâm đến bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thuốc BVTV.

Lượng rác thải ra môi trường 5,54 kg/ngày/người, chủ yếu là rác thải vô cơ chiến 49,42%, rác thải hữu cơ là 0,77 kg và các rác thải khác 36,6%.

Chất lượng nguồn nước có các chỉ số về tiêu chuẩn thấp hơn rất nhiều so với QCVN 39, môi trường nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu chưa bị ô nhiễm.

Giải pháp để thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Phúc Xuân là: Tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinhtrong cộng đồng;Hướng dẫn người dân thực hiện gieo trồng, chăm sóc cây trồng, bón phân, sử dụng thuốc hóa chất cho cây trồng đúng thời điểm, theo hướng dẫn để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

2. Đề nghị:

- Đẩy mạnh các phong trào bảo vệ môi trường trên toàn lĩnh vực, tăng

chất lượng và số lượng các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức về cách sử dụng phân bón hợp lý, thuốc BVTV cho người nông dân.

- Đầu tư, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường tại địa phương để tăng cường công tác kiểm tra giám sát về công tác môi trường và sản xuất nông nghiệp của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1.Vũ Thị Bình (2006), “Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn”, Quy hoạch phát triển nông thôn, 194(1), Tr.31 – 35

2.Bộ tài nguyên và môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2014 -

Môi trường nông thôn, lời nói đầu.

3.Bộ tài nguyên môi trường (2011), Báo cáo môi trường Quốc gia 2011 - Chất thải rắn.

4. Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ - TTg ngày 17/10/2016 về việc

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)