CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thá
1.5.1 Mức độ đạt chuẩn NTM
- Đến nay, toàn tỉnh đã có 91 xã đạt 19 tiêu chí; trong đó có 88 xã (61,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 48 xã so với năm 2015; cao hơn 2,3 lần so với khu vực Miền núi phía Bắc (26,45%) và cả nước (50,26%). Dự kiến hết năm 2019 sẽ có 101 xã đạt chuẩn (bằng 70%); về đích sớm trước 01 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX. Bình quân: 16,5 tiêu chí/xã, tăng 11,65 tiêu chí so với năm 2010 và tăng 03 tiêu chí so với năm 2015 (khu vực miền núi phía Bắc 12,28 tiêu chí; cả nước 15,26 tiêu chí). Không còn xã dưới 06 tiêu chí (năm 2010 có 85 xã dưới 06 tiêu chí).
- Có 3/9 đơn vị cấp huyện (33,33%) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, (đến nay, cả khu vực 14 tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ có 07 đơn vị, cả nước có 84 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM).
- Về xây dựng NTM kiểu mẫu, tỉnh đã lựa chọn xây dựng thí điểm 09 xã và 09 xóm NTM kiểu mẫu tại 09 huyện, thành phố, thị xã, kết quả:
+ Xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công đã đạt 19/19 tiêu chí NTM kiểu mẫu, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2019; phấn đấu đến hết năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 09 xã đạt NTM kiểu mẫu.
+ Có 12 xóm được công nhận đạt chuẩn xóm NTM kiểu mẫu (trong đó có 05 xóm theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh).
* Dự ước kết quả thực hiện đến hết năm 2020:
- Có 8 xã trở lên đạt chuẩn NTM năm 2020, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010-2020 toàn tỉnh lên 109 xã (vượt 09 xã so với kế hoạch).
- Xây dựng hoàn thành 09 xã “NTM nâng cao” và “NTM kiểu mẫu”. - Huyện Phú Bình đạt huyện nông thôn mới, nâng tổng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 toàn tỉnh lên 04 đơn vị (vượt 02 đơn vị so với kế hoạch).
1.5.2. Tình hình thực hiện tiêu chí Môi trường trong xây dựng NTM tại Thái Nguyên
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tổ chức phân loại, tự xử lý rác thải ngay tại gia đình; vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, đưa vào nơi quy định. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình tự quản về vệ sinh môi trường; hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị phục vụ vệ sinh môi trường cho các địa phương. Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tập trung đầu tư các công trình cung cấp nước sạch cho người dân bằng nhiều nguồn vốn (nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân), giai đoạn 2011-2019 đã xây dựng được 80 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (nâng tổng số công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh lên 239 công trình); 68 nghĩa trang; 207 điểm thu gom rác thải; 55 công trình vệ sinh tại các trường học; trên 30.000 công trình vệ sinh hộ gia đình. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91,8%, sử dụng nước sạch đạt 67,8%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 72,7%; hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 72,7%; tỷ
lệ trường học có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 96,8%. Đến nay có 94 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm bằng 67,6% tổng số xã (tăng 55% so với năm 2010 và tăng 34,8% so với năm 2015).
Tổng kết thành quả 10 năm xây dựng NTM, Thái Nguyên không chỉ đạt và vượt mục tiêu đề ra, mà các nội dung xây dựng NTM đã ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới sự bền vững. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM khu vực miền núi phía Bắc được Trung ương đánh giá là tỉnh dẫn đầu 14 tỉnh trong thực hiện phong trào xây dựng NTM.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU