.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 45)

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các

mục tiêu nghiên cứu.

+ Thu thập số liệu thứ cấp

Các văn bản pháp quy có liên quan.

Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Các tài liệu về hiện trạng môi trường của địa phương.

Các tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các đề tài luận văn. + Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra phỏng vấn.

Yêu cầu phiếu điều tra: Thiết kế bộ câu hỏi có các câu hỏi về thông tin chung, câu hỏi thu thập thông tin nghiên cứu, sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở; câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời.

Mục đích sử dụng bộ câu hỏi hộ cá nhân nhằm thu thập các thông tin số thành viên, trình độ học vấn, kinh tế hộ, các vấn đề về nguồn tài nguyên nước, đất, các vấn đề vệ sinh môi trường, các chính sách pháp luật, dự án phúc lợi xã hội hiểu biết của người dân về môi trường...

Bộ câu hỏi chi tiết và phiếu điều tra (phần phụ lục).

Với xã Phúc Xuân gồm 1213 hộ, sinh sống trong 14 xóm (Xóm Cao

Khánh, xóm Cao Trãnh, xóm Cây Si, xóm Cây Thị, xóm Đèo Đá, xóm Dộc Lầy, xóm Đồng Kiệm, xóm Đồng Lạnh, xóm Giữa 1, xóm Giữa 2, xóm Khuân Năm, xóm Láng Giang, xóm Núi Nếm, xóm Trung Tâm) theo phương pháp ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 50 phiếu. Trong khi điều tra kết hợp quan sát thu thập số liệu khách quan. Để có kết quả điều tra khách quan nhưng chính xác và đầy đủ tôi chọn ngẫu nhiên các hộ trong từng xóm, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, thành phần dân tộc.

+ Cụm xóm 1: gồm xóm Cao Khánh, xóm Cao Trăng, xóm Cây Si, xóm Cây Thị, xóm Đèo Đá; lấy xóm Cao Khánh làm đại diện để điều tra phỏng vấn,

trong xóm chọn ngẫu nhiên 20 hộ, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, thành phần dân tộc.

+ Cụm xóm 2: gồm xóm Dốc Lầy, xóm Đồng Kiệm, xóm Đồng Lạnh, xóm Giữa 1 và xóm Giữa 2; lấy xóm Đồng Kiệm làm đại diện để điều tra phỏng vấn, trong xóm chọn ngẫu nhiên 15 hộ, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, thành phần dân tộc.

+ Cụm xóm 3: gồm xóm Khuân Năm, xóm Láng Giang, xóm Núi Hến, xóm Trung Tâm; lấy xóm Khuân Năm làm đại diện để điều tra phỏng vấn, trong xóm chọn ngẫu nhiên 15 hộ, không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, thành phần dân tộc.

2.3.2.Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Tiến hành nhập số liệu và mã hóa số liệu vào phần mềm SPSS, Excel để xử lý số liệu. Sau đó tiến hành vẽ biểu đồ, bảng biểu đối với số liệu đã được xử lý.

2.3.3.Phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích

Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ internet, sách báo...) sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh, theo từng vấn đề phục vụ cho nội dung đề tài

2.3.4.Phương pháp điều tra thực địa

Khảo sát thực tế hiện trang môi trường ở các khu vực khác nhau trong địa bàn xã, chụp ảnh tư liệu...

Khu vực trung tâm xã, khu vực bãi rác, khu vực suối, khu vực xa trung tâm đồi núi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)