3.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí: Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng nằm về phía Bắc huyện Đoan Hùng. Toạ độ địa lý từ 21,3 độ đến 21,36 độ vĩ bắc và từ 105,0 độ đến 105,16 độ kinh đông. Trụ sở chính đóng tại địa bàn xã Tây Cốc - huyện Đoan Hùng.
Ranh giới: Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây Nam giáp huyện Hạ Hoà, phía Nam giáp huyện Thanh Ba và phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.
3.1.2. Địa hình địa mạo
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng chuyển tiếp từ vùng núi đến vùng trung du, hầu hết là đồi bát úp thấp, độ cao so với mực nƣớc biển từ 50 – 70
m, độ dốc bình quân từ 200
– 300. Với địa hình nhƣ trên khó khăn khi sử dụng cơ giới trong sản xuất.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu chia làm 2 mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,10C; mùa
nóng nhiệt độ trung bình từ 27– 280C; mùa lạnh trung bình từ 15 – 160C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 38,20
C; nhiệt độ thấp tuyệt đối là 40C.
Lƣợng mƣa hàng năm trung bình 1.878 mm, tập trung khoảng 90% vào các tháng 6, 7, 8. Năm có lƣợng mƣa cao nhất là 2.300 mm, năm thấp nhất là 1.250 mm. Số ngày nắng trong năm trung bình là 166 ngày.
Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%; lƣợng bốc hơi bình quân 1.176 mm.
Trên địa bàn có 2 con sông là sông Lô và sông Chảy với tổng chiều dài chảy qua địa bàn là 49 km; có nhiều khe, suối và hồ chứa nƣớc nhỏ xen kẽ
trong đất lâm nghiệp, lƣu lƣợng nƣớc thấp và phân bố không đều. Tuy nhiên vẫn có những năm do mƣa lớn cục bộ gây sạt lở đất, ảnh hƣởng tới sản xuất lâm nghiệp và đời sống của nhân dân trong địa bàn.
3.1.4. Đặc điểm đất
Công ty nằm trên khu vực có các nhóm đất feralít vàng nhạt, phát triển trên nền đá mẹ phiến thạch sét. Tầng đất mặt dày từ 40 - 80cm. Thành phần cơ giới thịt trung bình. Đây là các nhóm đất thích nghi cho sản xuất lâm nghiệp và sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp.