Xác định hiệu quả kinh tế cho 1ha trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại công ty lâm nghiệp đoan hùng huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 59 - 60)

Từ chi phí đầu tƣ và thu nhập cho 1ha rừng trồng, tính toán đƣợc các chỉ hiệu đánh giá hiệu quả kinh tế (Phụ biểu 16; 17; 18). Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đƣợc trình bày ở bảng 4.14 dƣới đây

Bảng 4.14. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Loài Tuổi NPV (đồng/ha) NPV (đồng/ha/năm) BCR r IRR Keo lai 5 6.449.839 1.289.968 1,24 0,086 0,35 6 14.064.994 2.344.166 1,52 0,085 0,66 7 20.340.548 2.905.793 1,75 0,084 0,90 Keo tai tƣợng 5 1.393.373 278.675 1,05 0,086 0,14 6 8.194.295 1.365.716 1,30 0,085 0,42 7 14.031.443 2.004.492 1,51 0,084 0,65 Bạch đàn 5 776.502 155.300 1,02 0,086 0,11 6 5.781.232 963.539 1,17 0,085 0,27 7 8.641.683 1.234.526 1,25 0,084 0,36

Từ kết quả phân tích trên nhận thấy cả ba loại hình trồng Keo, Bạch đàn thuần loài đều có chỉ số BCR > 1. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR của Keo lai khi khai thác ở các độ tuổi là lớn nhất, gấp 1,3 lần Bạch đàn và 1,17 lần Keo tai tƣợng. Cụ thể tuổi 5: 1,25; tuổi 6: 1,54 và tuổi 7: 1,75. Xếp thứ hai là Keo tai tƣợng với chỉ số BCR lần lƣợt là: 1,07 tuổi 5; 1,31 tuổi 6 và 1,51 tuổi 7. Thấp nhất là Bạch đàn đạt 1,03 nếu khai thác ở tuổi 5, 1,16 ở tuổi 6 và 1,25 ở tuổi 7. Nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tƣ thì sau khi trừ đi chi phí, lãi suất thu về đƣợc ở từng loài bằng BCR lần giá trị hiện tại. Nhƣ vậy có

thể khẳng định rằng việc kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng rừng.

Các mô hình trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tƣợng hay Bạch đàn đều có chỉ tiêu lợi nhuận ròng (NPV) đều > 0 nghĩa là việc kinh doanh đảm bảo có lãi. Trong đó mô hình thuần loài Keo lai cho lợi nhuận cao nhất, ở tuổi 5 là 6.496.803 đồng (1.289.968 đồng/năm), tuổi 6: 14.477.614 đồng (2.344.166 đồng/năm) và tuổi 7 là 20.340.548 đồng (2.905.793 đồng/năm), trung bình cao trên 2,3 lần Keo tai tƣợng và trên 3,5 lần Bạch đàn.

Tuổi 5; 6; 7 ở cả ba loài Keo tai tƣợng, Keo lai và Bạch đàn có tỷ suất hoàn vốn nội bộ đều lớn hơn tỷ suất chiết khấu (IRR > r), chứng tỏ phƣơng án kinh doanh khả khi và có lãi. Nhìn chung, kinh doanh rừng trồng thuần loài đều tuổi Keo lai, Keo tai tƣợng và Bạch đàn đều có lãi. Theo đó, trong cũng một chu kỳ kinh doanh thì mô hình Keo lai có lợi ích kinh tế cao hơn hai mô hình còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại công ty lâm nghiệp đoan hùng huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)