Lƣợc sử trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại công ty lâm nghiệp đoan hùng huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 34)

Rừng đƣợc trồng từ năm 2011, với chu kỳ kinh doanh 7 năm. Thực trạng công tác trồng rừng nhƣ sau:

3.3.1. Loài Keo tai tượng , keo lai

3.2.1.1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng:

a)Xử lý thực bì: tiến hành phát trắng hoặc dọn theo băng. Băng phát để

cuốc hố trồng rộng 2 m, băng chừa rộng 1m. b)Cự ly hàng cây và bố trí hố:

Cự ky dãn cách: Hàng x Hàng = 3m; Cây x cây = 2,5m (Cự ly dãn cách này đã đƣợc cải bằng). Mật độ trồng 1.333 cây/ha. Hàng trồng trên đƣờng đồng mức. Kích thƣớc cuốc hố: 40cm x 40cm x 40cm.

c)Kỹ thuật cuốc hố:

Hố đƣợc cuốc theo kích thƣớc và mật độ quy định ở trên. Trƣớc khi cuốc hố, làm sạch thực bì xung quanh tâm hố cuốc với bán kính 0,5m. Khi cuốc hố, phần đất bên trên mặt (độ sâu 20 cm) đƣợc đƣa lên sƣờn dốc phía trên miệng hố để sau đó đƣa xuống lấp hố. Hố đƣợc cuốc từ đỉnh xuống chân đồi. Việc cuốc hố phải đƣợc làm xong trƣớc khi lấp hố, trồng cây từ 20 ngày đến 1 tháng.

d)Bón lót phân và lấp hố:

Trƣớc khi tiến hành trồng cây, hố đƣợc bón lót phân và lấp. Mỗi hố đƣợc bón lót 300 gam phân NPK 10-5-5. Việc bón phân có thể làm theo một trong hai cách sau:

- Bón phân lót kết hợp khi lấp hố: Sau khi đã lấp đất đƣợc 1/3 hố, đổ

và giải đều 300 gam NPK xuống và trộn sau đó lấp đầy đất theo quy định.

- Bón lót kết hợp trồng rừng: Khi thời tiết cho phép trồng cây thì bón

lót phân kết hợp khi trồng. Dùng cuốc moi đất trong hố độ sâu 20cm, đổ lƣợng phân 300gam NPK xuống, trộn đều với đất còn lại trong hố, sau đó tiếp tục lấp đất đầy hố và trồng cây theo quy định.

3.2.1.2. Trồng rừng

a)Tiêu chuẩn cây con

Cây Keo tai tƣợng: Cao (từ mặt bầu) 25-30 cm có từ 7-9 lá thật. Đƣờng kính có rễ 0,3 cm. bầu đất còn nguyên, cây xanh tốt, thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn. Tuổi 4 tháng.

Cây Keo lai hom: Cao từ 25-30 cm, cây xanh tốt, thân thẳng không bị sâu bệnh, có từ 7 lá trở lên. Tuổi 4 tháng.

b)Kỹ thuật trồng

ẩm và đã bón phân xong. Không trồng vào ngày nắng to, thời tiết khô nóng, đất trong hố khô hoặc dự báo hạn kéo dài.

Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc hoặc bay trồng rừng moi đất ở giữa tâm hố. Hố moi sâu hơn chiều cao của bầu từ 3-5 cm. Cây con đƣợc bỏ vỏ bầu (dùng lẹm nứa hoặc lƣỡi dao lam) đặt cây ngay ngắn vào lỗ đã moi, vun đất nhẹ vào xung quanh bầu và ấn chặt đất. Đất vun vào hố trồng phải cao hơn mặt đất tự nhiên để tránh đọng nƣớc.

Trồng dặm đƣợc tiến hành sau trồng chính từ 10-15 ngày có thể kết hợp với chăm sóc lần 1. Tiêu chuẩn cây trồng dặm và kỹ thuật trồng nhƣ trồng chính.

3.2.1.3. Chăm sóc rừng trồng:

Tiến hành chăm sóc 3 năm theo công thức:

- Năm thứ 1: Chăm sóc 2 lần.

 Lần 1. Làm vào tháng 5-6. Chăm sóc lần này chủ yếu phát dây leo,

cây bụi tái sinh cạnh tranh với cây trồng. Sau đó xới xung quanh gốc đƣờng kính 1m. Tiến hành vun nhẹ vào gốc, dựng lại các cây bị đổ, bị nghiêng, trồng dặm cây chết.

 Lần 2: Làm vào tháng 8-9. Động tác chủ yếu là phát thực bì, cỏ dại... cạnh tranh với cây trồng, đồng thời dãy cỏ và xới vun xung quanh gốc cây trồng với đƣờng kính 1m.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 2 lần.

 Lần 1: Tiến hành vào tháng 3-4 phát quang cây bụi, dây leo cạnh

tranh với cây trồng, rẫy cỏ, vun đất xung quanh gốc cây với đƣờng kính 1m.  Lần 2: Tiến hành vào tháng 8-9, phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích. Phát sạch cỏ xung quanh gốc đƣờng kính 1m.

- Năm thứ 3: Chăm sóc 1 lần. Thƣờng tiến hành vào tháng 7-8, phát

3.3.2. Bạch đàn

3.2.1.4. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng

a) Xử lý thực bì

- Đối với thực bì thƣa, thấp (nhóm 1-2) thì tiến hành phát dọn theo băng. Băng phát để cuốc hố rộng 2m, băng chừa rộng 1m.

- Đối với thực bì rậm rạp (từ nhóm 3-4) thì cho phát trắng và đốt dọn toàn diện tích, hoặc dọn theo băng: Băng dọn rộng 2m; băng xếp thực bì rộng 1m.

b) Thiết kế hàng trồng cây

Hàng đƣợc cuốc hố đƣợc thiết kế theo hƣớng Đông-Tây để tận dụng việc chiếu sáng. Trƣờng hợp lô rừng là một mái Đông thì hàng bố trí từ chân lên đỉnh, không nhất thiết phải hƣớng Đông- Tây. Trên hàng vị trí hố cuốc đƣợc cắm cọc và ngắm chỉnh thẳng hàng. Toàn bộ cây trồng trên lô rừng tạo thành hai chiều đƣờng thẳng vuông góc với nhau.

c) Cự ly dãn cách và mật độ

Mật độ trồng rừng là 1.333 cây/ha. Cự ly dãn cách cây x cây = 2,5 m. Hàng x hàng = 3,0 m (kể cả làm đất cơ giới và thủ công).

d) Kích thƣớc hố và yêu cầu kỹ thuật

Hố cuốc để trồng rừng có kích thƣớc: 40cm x 40cm x 40 cm. Phải làm sạch thực bì xung quanh tâm hố với bán kính là 0,5 m trƣớc khi cuốc. Khi cuốc phải để đất mặt lên phía trên dốc để lấp hố sau này, Cuốc hố từ đỉnh xuống chân đồi (lô)

e) Lấp hố và bón phân

Mỗi hố đƣợc bón 3 kg phân chuồng đã ủ hoai (nếu có) và 300 gam phân NPK 10-5-5. Sau khi đã lấp đƣợc 1/2 hố, bỏ phân chuồng và phân NPK xuống hố, trộn đều sau đó tiếp tục lấp đầy hố bằng lớp đất mặt. Đất lấp hố

không lẫn rễ cây, cỏ dại, đá, hố đƣợc lấp hình mâm xôi và đƣợc lấp trƣớc khi trồng 10 ngày.

3.2.1.5. Trồng cây

a)Cây con

Cây đƣợc sản xuất theo công nghệ cấy mô, hom tại Trung tâm Phù Ninh hoặc các vƣờn giâm hom. Khi đem trồng cây phải đạt các yêu cầu sau: 3 - 3,5 tháng tuổi, cao: 20 - 25 cm, đƣờng kính gốc: 0,2 - 0,3 cm. Cây xanh tốt, đã đƣợc hãm từ 2 tuần trở lên, thân thẳng không bị sâu bệnh, không gẫy ngọn bầu cây còn nguyên vẹn.

b) Thời vụ trồng

Trồng vào vụ xuân từ 1/3 đến 30/4. Có thể trồng sớm hoặc muộn hơn 15 ngày theo quy định trên. Chọn ngày râm mát, đất trong hố trồng phải đủ ẩm. (Nếu trồng khi trời có mƣa nhỏ càng tốt).

c) Trồng cây

Dùng cuốc hoặc bay moi đất giữa tâm hố. Hố moi phải sâu hơn chiều cao của bầu từ 3 – 5 cm. Cây con đƣợc bỏ bầu, đặt ngay ngắn vào hố đã moi, vun nhẹ đất vào xung quanh bầu và ấn nhẹ tay. Cây trồng phải đúng tâm hố và ngay ngắn. Sau 10-15 ngày tiến hành trồng dặm.

3.2.1.6. Chăm sóc

Chăm sóc 3 năm 5 lần theo công thức 2+2+1 - Năm 1: 2 lần

+ Lần 1: Tiến hành sau khi trồng từ 1-1,5 tháng. Thao tác là bập chồi tái sinh và rẫy cỏ xung quanh hố. Xới vun gốc đƣờng kính 1m.

+ Lần 2: Làm vào tháng 8-9. Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích và rãy cỏ, xới vun gốc cây trồng đƣờng kính 1m

+ Lần 1: Làm vào tháng 4-5. Phát thực bì cạnh tranh, rãy cỏ, xới vun gốc đƣờng kính 1m, đồng thời bón thúc phân NPK 200gam/gốc.

+ Lần 2: Làm vào tháng 8-9. Phát thực bì cạnh tranh trên toàn bộ diện tích, tỉa cành gốc chiều cao từ 50 cm trở xuống.

- Năm 3: Làm nhƣ lần 2, năm 2 (Tuỳ theo điều kiện thực bì mà quyết định có chăm sóc năm 3 hay không và điều chỉnh thao tác trong thiết kế chăm sóc).

3.2.1.7. Phòng trừ côn trùng, sâu bệnh hại:

- Phòng chống Dế cắn cây.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình sinh trƣởng của lâm phần

4.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất giữa các OTC

Từ số liệu điều tra ba OTC đƣờng kính ngang ngực (D1,3) và chiều cao

vút ngọn (Hvn) ở từng tuổi, từng loài, tác giả dùng tiêu chuẩn phi tham số Kruskal – Wallis H trên phần mềm SPSS 16.0 để kiểm tra tính thuần nhất về sinh trƣởng D1,3, Hvn giữa các OTC (Phụ biểu 1-a; 1-b; 1-c). Tổng hợp kết quả kiểm định ở bàng 4.1 dƣới đây:

Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất các OTC

Tuổi Keo lai Keo tai tƣợng Bạch đàn

5 0,985 0,78 1 0,965 0,968 0,425

6 0,891 0,77 0,999 0,723 0,987 0,393

7 0,83 0,945 0,997 0,848 0,799 0,996

Từ bảng 4.1 nhận thấy các giá trị xác suất D1,3 và Hvn χ2 > 0,05 chứng tỏ sinh trƣởng về đƣờng kính 1,3m, chiều cao vút ngọn ở tuổi 5, 6, 7 của từng loài Keo lai, Keo tai tƣợng, Bạch đàn là thuần nhất. Kết quả này cho phép gộp các OTC của cùng một loài cùng tuổi lại thành một mẫu lớn để tính toán và đánh giá về sinh trƣởng cho từng lâm phần.

4.1.2. Sinh trưởng đường kính D1,3

4.1.1.1. Sinh trưởng đường kính D1,3 bình quân

Bảng 4.2. Sinh trƣởng đƣờng kính D1,3

Loài Chỉ tiêu Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7

Keo tai tƣợng D1,3 (cm) 9,96 10,95 11,63 S (cm) 1,99 1,97 1,98 S% 19,98 17,99 17,02 Keo lai D1,3 (cm) 10,64 11,66 12,31 S (cm) 2,05 1,95 1,92 S% 19,27 16,72 15,60 Bạch đàn D1,3 (cm) 9,77 10,55 11,02 S (cm) 1,98 1,95 1,93 S% 20,27 18,48 17,51

Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy ở cả ba tuổi 5; 6; 7 sinh trƣởng đƣờng kính D1,3 Keo lai có D1,3 lớn nhất, tiếp đó là Keo tai tƣợng và thấp nhất là Bạch đàn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các loài trong cùng tuổi là không quá lớn. Keo lai có sinh trƣởng D1,3 gấp 1,06 – 1,07 lần Keo tai tƣợng và gấp 1,09

– 1,12 lần Bạch đàn. Cụ thể: Keo lai có D1,3 là 10,64 cm ở tuổi 5, 11,66 cm

tuổi 6 và tuổi 7 là 12,31 cm; Keo tai tƣợng với D1,3 tuổi 5 là 9,96 cm, tuổi 6: 10,95 cm, tuổi 7: 11,63. Bạch đàn có D1,3 thấp nhất ở cả ba tuổi: 9,77 cm tuổi 5, 10,55 cm tuổi 6 và 11,02 cm tuổi 7.

Hình 4.1. Keo tai tƣợng tuổi 7

Hệ số biến động S% thể hiện sự đồng đều của mẫu quan sát. S% càng nhỏ thì chênh lệch giữa các cá thể trong lâm phần càng ít hay cá cá thể trong lâm phần sinh trƣởng đồng đều. Nhìn chung, hệ số S% ở ba loài không lớn, chênh lệch giữa ba loài không nhiều, trong đó Keo lai có hệ số biến động về sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực 15,6 – 19,27%, nhỏ hơn Keo tai tƣợng

17,02 – 19,98% và Bạch đàn 17,51 – 20,27%. Sinh trƣởng D1,3 ở Keo lai tốt

hơn và đồng đều hơn Keo tai tƣợng và Bạch đàn.

Hình 4.3. Bạch đàn tuổi 7

Hình 4.4. Biểu đồ sinh trƣởng D1,3 của Keo tai tƣợng, Keo lai và Bạch đàn tuổi 5; 6; 7

Hình 4.4 cho cái nhìn trực quan hơn về sinh trƣởng đƣờng kính D1,3 của 3 loài ở tuổi 5; 6; 7. Nhận thấy Keo lai có sinh trƣởng đƣờng kính 1,3m cao nhất ở cả ba tuổi, xếp thứ hai là Keo tai tƣợng và Bạch đàn có D1,3 thấp nhất;

4.1.1.2. Tăng trưởng về đường kính Bảng 4.3. Tăng trƣởng bình quân đƣờng kính D1,3 Loài Tuổi D1,3 (cm) ZD1,3 (cm) ∆D1,3 (cm/năm) Keo tai tƣợng 5 9,99 2 6 10,89 0,9 1,81 7 11,56 0,67 1,65 Keo lai 5 10,62 2,12 6 11,66 1,04 1,94 7 12,26 0,6 1,75 Bạch đàn 5 9,8 1,96 6 10,5 0,7 1,75 7 10,89 0,39 1,56

Kết quả tính toán tăng trƣởng bình quân đƣờng kính D1,3 trong bảng 4.8 cho thấy: ở tuổi 6, Keo lai có lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên cao nhất: ZD6 = 1,04 cm. Sang tuổi 7, Keo tai tƣợng có ZD cao nhất = 0,67cm. Bạch đàn có sinh trƣởng D1.3 chậm hơn Keo, do vậy lƣợng tăng trƣởng D1,3 cũng thấp hơn (ZD6 = 0,7 cm, ZD7 = 0,39cm).

Tăng trƣởng bình quân hàng năm ở các tuổi, Keo lai có ∆D cao nhất, tiếp đến là Keo tai tƣợng và thấp nhất là Bạch đàn. Cụ thể, ở tuổi 5, ∆DKL = 2,12 cm/năm, ∆DKTT = 2 cm/năm, ∆DBĐ = 1,96 cm/năm. Tuổi 6: ∆DKL = 1,94 cm/năm, ∆DKTT = 1,81 cm/năm, ∆DBĐ = 1,75 cm/năm. Tuổi 7: ∆DKL = 1,75 cm/năm, ∆DKTT = 1,65 cm/năm, ∆DBĐ = 1,56 cm/năm.

4.1.3. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn

4.1.1.3. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn bình quân

Bảng 4.4. Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn Hvn

Loài Chỉ tiêu Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7

Keo tai tƣợng Hvn (m) 11,05 12,09 12,72 S (m) 1,39 1,33 1,37 S% 12,58 11,00 10,77 Keo lai Hvn (m) 11,61 12,64 13,23 S (m) 1,35 1,29 1,32 S% 11,63 10,21 9,98 Bạch đàn Hvn (m) 15,39 15,98 16,32 S (m) 1,22 1,10 1,05 S% 7,93 6,88 6,43

Kết quả sinh trƣởng chiều cao vút ngọn Keo tai tƣợng, Keo lai và Bạch đàn đƣợc trình bày ở bảng 4.4 cho thấy sinh trƣởng Hvn của ba loài có sự

chênh lệch rõ ràng giữa Bạch đàn và Keo. Bạch đàn có sinh trƣởng Hvn vƣợt

trội hơn hẳn Keo. Sinh trƣởng Hvn Bạch đàn gấp 1,28 - 1,39 lần Keo tai tƣợng

và gấp 1,23 – 1,32 lần Keo lai. Cụ thể, tuổi 5: HvnBĐ = 15,39 m; HvnKL = 11,61 m, HvnKTT = 11,05 m; tuổi 6: HvnBĐ = 15,98 m; HvnKL = 12,64 m, HvnKTT = 12,09 m; tuổi 7: HvnBĐ = 16,32 m; HvnKL = 13,23 m, HvnKTT = 12,72 m.

Biến động về sinh trƣởng chiều cao vút ngọn ở ba loài là không lớn: Keo tai tƣợng 10,77 – 12,58% , Keo lai 9,98 – 11,63% và Bạch đàn < 8% ở cả ba tuổi, chênh lệch Hvn ở các lâm phần Bạch đàn nhỏ hay sinh trƣởng Hvn

Hình 4.5. Biểu đồ sinh trƣởng Hvn của Keo tai tƣợng, Keo lai và Bạch đàn tuổi 5; 6; 7

Từ hình 4.5 có thể dễ dàng nhận thấy sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của Bạch đàn vƣợt trội hơn so với Keo và Keo lai có Hvn cao hơn Keo tai tƣợng. Biến động giữa tuổi 5; 6; 7 ở cả ba loài là không nhiều. Tốc độ sinh trƣởng chiều cao vút ngọn giai đoạn từ tuổi 5 trở đi chậm lại và lƣợng tăng trƣởng thấp.

Qua số liệu và hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trƣởng D1,3 và Hvn, nhận thấy, sinh trƣởng chỉ tiêu chiều cao vút ngọn có độ đồng đều cao hơn chỉ tiêu đƣờng kính. Trong ba đối tƣợng điều tra, Bạch đàn sinh trƣởng về chiều cao vút ngọn đồng đều hơn và Keo lai sinh trƣởng đồng đều hơn về đƣờng kính.

4.1.1.4. Tăng trưởng về chiều cao vút ngọn

Bảng 4.5. Tăng trƣởng bình quân chiều cao vút ngọn Loài Tuổi Hvn (m) ZHvn (m) ∆Hvn (m/năm) Keo tai tƣợng 5 11,04 2,21 6 12,1 1,06 2,02 7 12,74 0,65 1,82 Keo lai 5 11,67 2,33 6 12,67 1 2,11 7 13,26 0,59 1,89 Bạch đàn 5 15,53 3,11 6 16,02 0,49 2,67 7 16,31 0,29 2,33

Kết quả tính toán tăng trƣởng thƣờng xuyên chiều cao vút ngọn (ZH)

cho thấy Keo tai tƣợng có tăng trƣởng thƣờng xuyên cao nhất ZH6 = 1,06 m,

ZH7 = 0,65 m, tiếp đến là Keo lai với ZH6 = 1 m, ZH7 = 0,59 m và Bạch đàn

có tăng trƣởng Hvn thƣờng xuyên tuổi 6, 7 thấp nhất (ZH < 0,5 m). Về tăng

trƣờng bình quân hàng năm, nhận thấy ở cả ba tuổi điều tra, Bạch đàn có ∆H cao nhất, sau đó là Keo lai và Keo tai tƣợng. Cụ thể: tuổi 5, ∆HBĐ = 3,11 m/năm, ∆HKL = 2,33 m/năm, ∆HKTT = 2,21 m/năm. Tuổi 6: ∆HBĐ = 2,67 m/năm, ∆HKL = 2,11 m/năm, ∆HKTT = 2,02 m/năm. Tuổi 7: ∆HBĐ = 2,33

m/năm, ∆HKL = 1,89 m/năm, ∆HKTT = 1,82 m/năm.

Keo và Bạch đàn là loài cây mọc nhanh. Trong khoảng 4 – 5 năm đầu, Keo và Bạch đàn sinh trƣởng mạnh, tăng nhanh về đƣờng kính cũng nhƣ chiều cao. Tuy nhiên từ năm thứ 5 trở đi, sinh trƣởng của cây bị chậm lại. Và đến tuổi 7, lƣợng tăng trƣởng của cây là rất ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng của một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại công ty lâm nghiệp đoan hùng huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)