Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía nam, tỉnh yên bái​ (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan hiện trạng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp

1.3.1. Cơ sở pháp lý đối với bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

Các căn cứ pháp lý trong bảo vệ môi trường đối với KCN ở Việt Nam liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản quan trọng sau:

1. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

2. Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Việt Nam quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

3. Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;

4. Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;

5. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

6. Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

7. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi quy định về quản lý chất thải nguy hại;

8. Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường (ban hành QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh);

9. Thông tư số 16/2008/TT-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường (ban hành QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt);

10. Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường (ban hành QCVN 03-MT/2015/BTNMT);

11. Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường (ban hành QCVN 08-MT:2015/BTNMT);

12. Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động;

13. Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Ban hành Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường, cụ thể: 1. QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

2. QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

3. QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

4. QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

5. QCVN 08-MT:2015/BTNMT – QCKQG về chất lượng nước mặt; 6. QCVN 09-MT:2015/BTNMT – QCKQG về chất lượng nước ngầm; 7. QCVN 14:2008/BTNMT - QCKQG về nước thải sinh hoạt;

8. QCVN 40:2011/BTNMT - QCKTQG về nước thải công nghiệp; 9. QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; 10. QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; 11. QĐ - 3733:2002/QĐ-BYT – Ban hành các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động lao động;

12. QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

13. QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – mức tiếp xúc cho phép rung tại nơi làm việc;

14. QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – mức tiếp xúc cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

1.3.2. Hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp

Theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các đơn vị sau có liên quan đến quản lý môi trường các KCN: Bộ Tài nguyên và môi trường (đối với KCN, dự án trong KCN có quy mô lớn), UBND tỉnh (đối với KCN, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND

huyện (dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với các dự án đặc thù). Liên quan đến quản lý môi trường tại các KCN còn có Ban quản lý các KCN, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm ban hành hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong KCN; hướng dẫn việc ủy quyền cho Ban quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường quy định và một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong KCN theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường liên quan đến quản lý môi trường tại các KCN: Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, quy định về xây dựng, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trong KCN, khu kinh tế; tổ chức, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN, khu kinh tế; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các bộ, ngành giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước khác về KCN, khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN

Trong công tác quản lý môi trường KCN, Ban quản lý KCN thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong KCN, khu kinh tế; tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký trong KCN, khu kinh tế; thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các dự án đầu tư trong KCN, khu kinh tế; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư trong KCN, khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế. (Lương Văn Hinh, 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía nam, tỉnh yên bái​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)