Lịch sử hình thành, phát triển KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía nam, tỉnh yên bái​ (Trang 32)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Lịch sử hình thành, phát triển KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái

1.4.1. Lịch sử hình thành

Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái được thành lập tại Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 07/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, với chức năng quản lý nhà nước trực tiếp về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường và quản lý doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái được quy định tại Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh.

Ban Quản lý các KCN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với 03 KCNthuộc quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 với 49 dự án đã đăng ký đầu tư vào các KCN tuy nhiên mới chỉ có 24 dự án đang hoạt động, 04 dừng hoạt động, 08 dự án đang xây dựng, 01 dự án đang tạm dừng xây dựng và 12 dự án chưa thực hiện triển khai khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, gồm:

2. KCN Minh Quân – Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

3. KCN Phía Nam (khu A) – thuộc địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;

KCN phía Nam được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 300/QĐ-UBND 15/9/2005, điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 328/QĐ-UBND 16/3/2007 với diện tích đất quy hoạch 137,8 ha; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng KCN phía Nam (khu A) tại Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 với diện tích đất quy hoạch 320 ha.

Thủ tướng Chính phủ đưa KCN phía Nam vào quy hoạch các KCN Quốc gia tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 với diện tích đất quy hoạch 100 ha. Tại Văn bản số 2149/TTg-KTN ngày 08/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh mở rộng diện tích KCN phía Nam từ 100 ha lên 137,8 ha, sau đó, điều chỉnh từ 137,8 ha lên 400 ha vào quy hoạch các KCN Quốc gia tại văn bản số 1826/TTg-KTN ngày 07/10/2010.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN phía Nam tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 1952/QĐ-BTNMT ngày 15/9/2014.

KCN phía Nam thuộc địa bàn 02 xã: xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; cách Hà Nội khoảng 160km về phía Nam, cách cửa khẩu Lào Cai 180 km về phía Bắc và cách tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai 5,5km.

+ Phía Bắc giáp tuyến đường Cảng Hương Lý – Văn Tiến; + Phía Nam giáp khu vực đồi trồng rừng;

+ Phía Tây giáp UBND xã Văn Tiến và khu dân cư;

+ Phía Đông giáp khu dân cư xã Văn Lãng, huyện Yên Bình. Các nhóm ngành tập trung bao gồm:

 Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

 Công nghiệp luyện gang thép.

 Chế biến khoáng sản.

 Sản xuất, chế biến bột đá.

1.4.2. Hiện trạng đầu tư và phát triển của KCN phía Nam

Diện tích quy hoạch KCN phía Nam là 400 ha, trong đó tỷ lệ lấp đầy: 80,1%, diện tích mặt nước theo quy hoạch: 8,95 ha. KCN phía Nam được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KCN cụ thể như sau:

+ Hệ thống cấp điện: Đường điện cao thế 35KV được đầu tư xây dựng dọc các tuyến đường trục chính trong KCN, trong tương lai điện lực Yên Bái sẽ đầu tư trạm biến áp TBA 110/35/22KV và tiếp tục đầu tư bốn tuyến đường dây trên không nối với đường dây 110KV để cấp điện cho toàn KCN.

+ Hệ thống cấp nước: Có hệ thống cấp nước thô từ Nhà máy nước Yên Bình công suất 11.500m3/ngày đêm dẫn đến KCN bằng đường ống D300 dọc theo các trục đường của KCN.

+ Hệ thống giao thông: Các tuyến đường giao thông trong KCN được xây dựng kết nối với giao thông đối ngoại, đảm bảo giao thông cho các nhà đầu tư vào KCN.

Tính đến ngày 31/12/2019, KCN phía Nam có 43 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 24 dự án hoàn thành đầu tư xây dựng (21/24 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất), 03 dự án đang đầu tư xây dựng, 01 dự án đang tạm dừng hoạt động, 15 dự án chưa thực hiện triển khai xây dựng. Cụ thể như trong bảng...

Bảng 0.1. Tổng hợp thông tin các dự án đầu tư tại KCN phía Nam

STT Dự án Số lượng Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Diện tích đất đăng ký theo GCNĐKĐT (ha) Diện tích đã có QĐ giao đất của UBND tỉnh (ha) 1 Đang hoạt động 24 2.477,67 80,82 70,32 2 Đang xây dựng 3 711,728 37,39 36,36

3 Đang tạm dừng 1 633,7 9,88 9,88 4 Chưa triển khai 15 3.194,68 92,08 3,03

Tổng 43 7.017,77 220,17 119,58

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, 2019)

Các dự án đăng ký đầu tư trong KCN phía Nam, chủ yếu là các dự án chế biến khoáng sản (nghiền đá canxi cacbonat, feldspar, sản xuất sỏi nhân tạo,…), sản xuất vật liệu xây dựng (tấm lợp fibrocement, cấu kiện bê tông đúc sẵn, ván ốp, ván lát sàn, sứ cách điện, gạch, …); công nghiệp luyện kim (luyện chì, kẽm, đồng, gang thép); chế biến lâm sản (sản xuất gỗ ván ép, ván lát sàn, ván gỗ gia dụng…). Cụ thể như sau: Chế biến khoáng sản: 19 dự án, chế biến thức ăn gia súc: 02 dự án, hóa chất: 01 dự án, nhà máy sản phẩm nhựa: 04 dự án, sản xuất vật liệu xây dựng: 06 dự án, chế biến gỗ: 10 dự án.

Quy mô và thực trạng hoạt động của 24 dự án đang hoạt động tại KCN phía Nam phân theo nhóm được thể hiện qua bảng 3.2. Thông tin chi tiết quy mô từng dự án xem thêm tại phụ lục 5.

Bảng 0.2. Quy mô và thực trạng hoạt động của các dự án đang hoạt động phân theo loại hình sản xuất

STT Loại hình sản xuất Số lượng Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Diện tích đất đăng ký theo GCNĐKĐT (ha) 1 Chế biến khoáng sản 8 1.365,46 31,41 2 Chế biến gỗ 4 298,271 13,33

3 Sản xuất vật liệu xây

dựng 5 379,84 16,82

4 Chế biến thức ăn gia súc 2 161,859 2,71

6 Sứ 1 47 4,59

7 Bao bì 2 124,87 8,61

8 Luyện kim 1 95,8 2,97

Tổng 24 2.477,67 80,44

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, 2019)

1.4.3. Hiện trạng đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại KCN phía Nam trường tại KCN phía Nam

Đến tháng 12/2019, KCN phía Nam chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hạng mục đầu tư nhà máy xử lý nước thải đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 3295/QĐ- UBND ngày 31/12/2015, với quy mô công suất xử lý (giai đoạn 1) là 1.500 m3/ngày đêm. Tuy nhiên ngày 20/12/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục dự án thuộc đối tượng dừng, giãn tiến độ và triển khai đến điểm dừng kỹ thuật trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 tỉnh Yên Bái, trong đó có dự án đầu tư xây dựng hạng mục Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN phía Nam (do chưa bố trí được nguồn vốn).

Theo kết quả khảo sát tháng 10/2019, KCN phía Nam đã được đầu tư hệ thoát nước bằng bê tông dọc theo 02 tuyến đường trục chính của KCN (tuyến đường trục A và tuyến trục B), dọc các tuyến đường nội bộ đã được đào rãnh đất để đảm bảo thoát nước. Theo đó, nước thải phát sinh tại các nhà máy trong KCN sau khi được xử lý cục bộ, đạt QCVN sẽ được thoát theo hệ thống rãnh dọc theo các trục đường của KCN ra ngoài môi trường. Đối với các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh tại các nhà máy, đều được các đơn vị chủ đầu tư bố trí các biện pháp thu gom, lưu giữ tạm thời trước khi thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đầu tư trong KCN cơ bản đều có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT. Hiện trạng đầu tư các công

trình hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường của các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN phía Nam được thể hiện trong bảng 3.3. Cụ thể hiện trạng đầu tư các công trình xử lý môi trường của các doanh nghiệp tại KCN phía Nam được thể hiện trong phụ lục 6.

Bảng 0.1. Hiện trạng đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường phân theo loại hình sản xuất

STT Loại hình sản xuất

Số

lượng Các công trình xử lý môi trường

1 Chế biến

khoáng sản 8

- Khí thải: Lọc bụi túi, tận thu sản phẩm - Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

- Nước thải sản xuất: Bể khuấy, băng tải tách nước, bể lắng và tuần hoàn sử dụng

2 Chế biến gỗ 4

- Khí thải: Xử lý bụi gỗ bằng quạt hút thu vào các bao đem bán, khí thải được bố trí buồng rửa khí bằng nước

- Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

- Nước thải sản xuất: HT bể lọc 4 ngăn để tuần hoàn sử dụng

3

Sản xuất vật liệu xây

dựng 5

- Khí thải: Hệ thống hút khí qua ống khói - Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

- Nước thải sản xuất: Bể tuần hoàn sử dụng 4

Chế biến thức ăn gia

súc

2 - Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

5 Sơn 1

- Khí thải: Hệ thống hút khí qua ống khói - Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

- Nước thải sản xuất: Bể tuần hoàn sử dụng 6 Sứ 1 - Nước thải sản xuất: Bể tuần hoàn sử dụng

7 Bao bì 2

- Khí thải: Lọc bụi túi vải, lọc bụi túi mạch xung, HT hấp phụ VOC

- Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

- Nước thải sản xuất: Bể tuần hoàn sử dụng 8 Luyện kim 1 - Khí thải: HT hút khí ra ống khói 30m

- Nước thải sinh hoạt: Bể tự hoại

(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, 2019)

Các công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào 3 nhóm chính: xử lý bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt

và nước thải sản xuất. Chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại được các doanh nghiệp thuê đơn vị đến vận chuyển và xử lý. Đối với bụi và khí thải, hầu hết doanh nghiệp lựa chọn công nghệ lọc bụi bằng túi vải hoặc hệ thống hút khí. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt được sử dụng trong KCN phía Nam là bể tự hoại. Nước thải sản xuất chủ yếu được xử lý qua các hệ thống hố lắng và tuần hoàn tái sử dụng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Việc xử lý bụi, khí thải chưa được triệt để, đặc biệt tại các doanh nghiệp chế biến khoáng sản (đá, bột đá) và doanh nghiệp chế biến gỗ. Việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của các doanh nghiệp khá hợp lý, phù hợp với đặc trưng nguồn nước thải.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng môi trường tại KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái

- Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng môi trường tại KCN phía Nam tỉnh Yên Bái.

- Phạm vi không gian: Tại KCN phía Nam

- Phạm vi thời gian: Từ tháng 06/2019 đến tháng 02/2020.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: KCN phía Nam, thuộc địa bàn xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái và xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

- Thời gian tiến hành: Bắt đầu từ tháng 06 năm 2019

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Lịch sử hình thành và phát triển KCN phía Nam, tỉnh Yên Bái - Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Phía Nam

- Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN phía Nam

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường tại KCN phía Nam.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập các số liệu tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề môi trường tại KCN.

+ Thu thập các tài liệu, số liệu, hồ sơ về công tác bảo vệ môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo kết quả quan trắc môi trường, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại,…) của các dự án đầu tư trong KCN để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

+ Ngoài ra số liệu còn được thu thập thông qua các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và các số liệu thu thập được trong quá trình công tác tại Ban Quản lý các KCN tỉnh của học viên.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát, lấy ý kiến các cấp quản lý môi trường của khu công nghiệp. Phiếu điều tra tập trung vào 2 nhóm đối tượng chính, bao gồm:

- Người dân địa phương: 50 hộ dân xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái và xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Phương pháp điều tra được thực hiện thông qua bảng hỏi. Nội dung của bảng hỏi tập trung vào nhận thức của người dân về hiện trạng môi trường trong khu vực nghiên cứu, các nguyên nhân (theo nhận định của người dân) gây ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường tại khu vực nghiên cứu và các biện pháp hạn chế ô nhiễm. Mục tiêu: Khảo sát thực tế tại những cơ sở này để biết được tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Nội dung cụ thể của bảng hỏi, danh sách các hộ dân trả lời phỏng vấn thể hiện tại phụ lục 1, phụ lục 2.

- Cán bộ quản lý: 20 cán bộ, thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái, Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Mục tiêu: Thu thập thông tin về thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại địa phương. (Nội dung phỏng vấn được thể hiện tại phụ lục 3, 4).

Kết quả tổng hợp phiếu điều tra được sử dụng để so sánh, đối chiếu nhằm đưa ra đánh giá về chất lượng môi trường tại KCN phía Nam một cách

khách quan trên cơ sở tiếp cận từ các kết quả quan trắc và nhận định của người dân địa phương, cán bộ quản lý.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích

Thực hiện lấy mẫu ngoài hiện trường. Số lượng mẫu: 05. Địa điểm, vị trí lấy mẫu, tọa độ các vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 0.1. Danh mục điểm quan trắc môi trường

STT Địa điểm, vị trí lấy mẫu Tọa độ vị trí lấy mẫu theo VN2000 X (m) Y (m)

I . Môi trường không khí

1 K1: Khu cổng chính vào KCN 21041’20,0354”N 104o56’41,7934”E 2 K2: Khu cổng phụ vào KCN 21o40’50,5467”N 104o56’47,4230”E 3 K3: Khu tập trung cơ sở sản

xuất kinh doanh 21o41’16,0456”N 104o56’15,3451”E 4 K4: Khu dân cư xung quanh 21o39’53,0410”N 104o56’15,8451”E 5 K5: Khu dân cư cuối hướng gió 21o39’53,0410”N 104o56’15,8451”E

II. Môi trường nước mặt

1 NM1: Nước mặt lấy tại điểm sau cửa xả nước thải của KCN vào môi trường

21040’30,8’’N 104057’06,3’’E 2 NM2: Nước mặt lấy tại suối

Ngòi Sen 21

039’52,6061’’N 104056’16,8913’’E Các thông số quan trắc được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 0.2. Các thông số quan trắc đánh giá chất lượng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại khu công nghiệp phía nam, tỉnh yên bái​ (Trang 32)