CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN TÀI LIỆU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
Thực hiện lấy mẫu ngoài hiện trường. Số lượng mẫu: 05. Địa điểm, vị trí lấy mẫu, tọa độ các vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 0.1. Danh mục điểm quan trắc môi trường
STT Địa điểm, vị trí lấy mẫu Tọa độ vị trí lấy mẫu theo VN2000 X (m) Y (m)
I . Môi trường không khí
1 K1: Khu cổng chính vào KCN 21041’20,0354”N 104o56’41,7934”E 2 K2: Khu cổng phụ vào KCN 21o40’50,5467”N 104o56’47,4230”E 3 K3: Khu tập trung cơ sở sản
xuất kinh doanh 21o41’16,0456”N 104o56’15,3451”E 4 K4: Khu dân cư xung quanh 21o39’53,0410”N 104o56’15,8451”E 5 K5: Khu dân cư cuối hướng gió 21o39’53,0410”N 104o56’15,8451”E
II. Môi trường nước mặt
1 NM1: Nước mặt lấy tại điểm sau cửa xả nước thải của KCN vào môi trường
21040’30,8’’N 104057’06,3’’E 2 NM2: Nước mặt lấy tại suối
Ngòi Sen 21
039’52,6061’’N 104056’16,8913’’E Các thông số quan trắc được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 0.2. Các thông số quan trắc đánh giá chất lượng môi trường STT Nhóm thông số Thông số
1 Nhóm thông số môi trường
không khí xung quanh
Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, áp suất, bụi lơ lửng, độ ồn, CO, NO2, SO2, VOC
2 Nhóm thông số môi trường nước mặt
Nhiệt độ, pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4+-N, Cl-, NO3—N , NO2—N, PO43—
P, As, Hg, Cr3+, Cr6+, Pb, Cu, Cd, Zn, Fe, CN, dầu mỡ, Coliform.
a. Phương pháp lấy mẫu không khí
* Lựa chọn vị trí lấy mẫu
- 01 mẫu không khí tại khu vực cổng chính của KCN; - 01 mẫu tại khu vực cổng phục vào KCN;
- 01 mẫu lấy tại khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí cao hơn cả;
- 01 mẫu lấy tại khu dân cư xung quanh KCN; - 01 mẫu lấy tại khu dân cư cuối hướng gió KCN.
* Cách lấy mẫu
+ Điều kiện thời tiết tốt: Trời nắng.
+ Lựa chọn đơn vị có chức năng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đủ điều kiện quan trắc môi trường sẽ tiến hành lấy mẫu và phân tích.
* Lựa chọn chỉ tiêu phân tích
Căn cứ theo các QCVN sẽ lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng.
+ QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
b) Phương pháp lấy mẫu nước mặt
* Lựa chọn vị trí lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu được thực hiện tại 02 cửa xả của KCN (hiện tại KCN phía Nam chỉ gồm có 02 cửa xả: Phía cuối tuyến đường trục A của KCN và vị trí Ngòi Sen).
- 01 mẫu nước mặt tại điểm sau cửa xả nước thải (phía cuối đường trục A của KCN) của KCN vào môi trường;
* Cách lấy mẫu nước
+ Điều kiển thời tiết tốt: trời nắng, thời điểm lấy mẫu trước 9 giờ sang. + Dụng cụ lấy mẫu sạch, được đánh dấu để tránh sự nhầm lẫn.
+ Mẫu nước quan trắc được được lấy phía dưới mặt nước ở độ sâu 0,25 m tại trung tâm khu vực lấy mẫu.
+ Mẫu nước mặt được lấy vào buổi sáng. Lấy 02 lần (vào tháng 06/2019 và tháng 12/2019), mẫu nước mặt được lấy ở vị trí tại điểm sau cửa xả nước thải (phía cuối đường trục A của KCN (tọa độ vị trí lấy mẫu: 21040’30,8’’N; 104057’06,3’’E), tại điểm xả Ngòi Sen (tọa độ: 21039’52,6061’’N; 104056’16,8913’’E).
+ Mẫu nước mặt được lấy mẫu bằng ống Ruttner, ống này có dạng hình trụ mở, dung tích từ 1 đến 3 lít có nắp đậy ở mỗi đầu. Các nắp này có thể được mở ra hoặc đóng vào nhờ một hệ thống dây. Ống Ruttner làm bằng nhựa, khi ống được mở ra, nước sẽ đi qua, đến độ sâu cần lấy mẫu, người ta thường kéo, hạ ống lên xuống vài lần (dao động trong khoảng 25 cm) trước khi đóng nắp lại để lấy mẫu. (Thông tư 10/2007/TT-BTNMT về việc Hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007)
* Lựa chọn chỉ tiêu phân tích
Căn cứ theo các QCVN sẽ lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng như: nhiệt độ, pH, DO, TSS, COD, BOD5 , NH4+-N, Cl-, NO3—N, PO43—P, Fe, Cu, Pb, Zn, As, Cd, Hg, Cr6+, CN, Coliform.
* Phương pháp bảo quản mẫu nước
Đối với tất cả các mẫu nước sau khi lấy được đựng trong bình polietylen, tránh ánh sáng và bảo quản ở 40C, ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể mà ta có thể bảo quản với các mẫu như sau:
Do chỉ tiêu pH biến đổi rất nhanh: xác định ngay tại hiện trường lấy mẫu. Đối với mẫu nước cần phân tích chỉ số SO42-: cho thêm 2 - 4 ml CHCl3.
Đối với mẫu nước cần phân tích chỉ số PO43-: cho thêm 1 - 2 ml CHCl3. Mẫu nước cần phân tích chỉ tiêu SS và BOD được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2-50C.
Mẫu nước mặt cần phân tích chỉ tiêu COD được axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4, làm lạnh ở nhiệt độ từ 2 -50C.
* Phương pháp phân tích mẫu nước
Các thông số môi trường: pH, COD, BOD, TSS, SO42-, F-, PO42-, phân tích theo các phương pháp trong phòng thí nghiệm.
- Độ pH: Tại hiện trường lấy mẫu trên máyđo pH meter, lưu ý là điện cực của máy luôn được bảo quản trong dung dịch bảo quản, trước khi đo cần thử máy với dung dịch chuẩn tuân theo phương pháp phân tích của TCVN 6492 - 1999 . (Thông tư 10/2007/TT-BTNMT về việc Hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007)