Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 66)

ST

T Thông số Đơn vị Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4 QCVN 40:2011/ BTNMT 1 PH - 7,4 7,4 6,63 6,61 5,5-9 2 TSS mg/L 61 63 84 87 100 3 Mangan (Mn) mg/L 0,62 0,61 0,58 0,62 1 4 Sunfua (S2-) mg/L 0,28 0,29 0,33 0,37 0,5 5 Sắt (Fe) mg/L 1,6 1,8 1,36 1,34 5 6 CromVI (Cr6+) mg/L 0,069 0,071 0,04 0,06 0,1 7 Asen (As) mg/L <0,0005 <0,0005 <0,0005 <0,0005 0,1 8 Cadimi (Cd) mg/L 0,021 0,023 <0,0005 <0,0005 0,1

10 Đồng (Cu) mg/L 0,22 0,21 0,66 0,71 2

11 Kẽm (Zn) 0,58 0,61 0,73 0,68 3

12 Colifom mpg/ 100L 4600 4300 4300 4600 5000

(Nguồn: Kết quả phân tích, 2019)

3.2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí khu vực khai thác, chế biến quặng sắt

Theo kết quả quan trắc môi trường không khí tại các vị trí là khai trường khai thác, tuyến đường vận chuyển và khu vực gần nhà dân cho thấy:

Các khí độc hại gồm: CO, NO2, SO2 đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

* Nồng độ bụi lơ lửng TSP:

Tại hầu hết điểm khai thác, chế biến đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động (giới hạn quy định là 4.000 microgam/m3) và quy chuẩn QCVN 05:2013/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

(giới hạn quy định là 300 microgam/m3).

Hình 3.12. Biểu đồ bụi TSP tại khu dân cư cách mỏ khai thác quặng sắt của Công ty TNHH Tân Tiến 500 mét năm 2019 (đơn vị: microgam/m3)

Hình 3.13. Biểu đồ bụi TSP môi trường lao động tại mỏ khai thác quặng sắt của Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn vị: microgam/m3)

Hình 3.14. Biểu đồ bụi TSP nhà máy chế biến và mỏ quặng sắt của Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức năm 2018 (đơn vị: microgam/m3)

Hình 3.16. Biểu đồ bụi TSP môi trường không xung quanh nhà máy chế biến quặng sắt của Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn vị: microgam/m3)

Với kết quả trên cho thấy rằng các doanh nghiệp khai thác quặng sắt đã có ý thức chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong việc kiểm soát lượng bụi lơ lửng ra môi trường xung quanh.

* Tiếng ồn:

Độ ồn tức thời tại khu vực chế biến và một số nơi khai thác có thời điểm vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn của QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (mức giới hạn là 85 dAB)

Hình 3.17. Biểu đồ tiếng ồn xung quanh mỏ quặng sắt của Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn vị dBA)

Hình 3.18. Biểu đồ tiếng ồn môi trường làm việc mỏ quặng sắt của Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn vị dBA)

Hình 3.19. Biểu đồ tiếng ồn xung quanh nhà máy chế biến của Công ty TNHH Tân Tiến năm 2019 (đơn vị dBA)

Hình 3.20. Biểu đồ tiếng ồn xung quanh khu vực mỏ và nhà máy chế biến quặng sắt của Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức năm 2018

3.2.2.3. Hiện trạng đất đá thải khu vực khai thác, chế biến quặng sắt

- Đất đá thải trong quá trình khai thác, chế biến quặng sắt là vấn đề hết sức quan tâm và hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho một số mỏ và Nhà máy của tỉnh Yên Bái trong công tác quản lý, xử lý chất thải này. Lượng phát sinh và biện pháp quản lý đất đá thải tại một số mỏ và Nhà máy điển hình như sau:

- Mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300 của Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức: theo báo cáo định kỳ của công ty cho thấy lượng đất đá thải năm 2015 là 443.511 m3, năm 2016 là: 431.767 m3, năm 2017 là 429.277 m3; năm 2018 là: 443.242 m3, năm 2019 là 485.211 m3.

- Mỏ quặng sắt Yên Bình, của Công ty TNHH Tân Tiến: Theo dự án đầu tư cho thấy năm 2015 là: 80.904 m3, năm 2016 là: 114.300 m3, năm 2017 là 113.213 m3, năm 2018 là 112.950 m3, năm 2019 là 132421 m3.

Hình 3.21. Biểu đồ khối lượng đất đá thải qua các năm của 02 mỏ (đơn vị m3)

Như vậy có thể thấy lượng đất đá thải hàng năm của các mỏ là rất khác nhau, tuy nhiên lượng đất đá thải của một mỏ qua các năm về cơ bản là ổn định. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể bố trí được một cách chi tiết về việc sử dụng các bãi thải trong suốt quá trình tồn tại của mỏ. Qua khảo sát thực tế cho thấy bãi thải của các mỏ

đều được gia cố khu vực chân bãi thải bằng rọ đá, bên dưới được trông cây xanh để gảm thiểu đến mức thấp nhất việc đất đá từ bãi thải theo nước mưa chảy tràn vào diện tích đất nông nghiệp của nhân dân xung quanh khu vực mỏ.

3.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại một số điểm mỏ trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Để đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt tại các mỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái tới môi trường sống của người dân, đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 60 hộ dân sống xung quanh các khu vực mỏ tại huyện Trấn Yên, cán bộ quản lý và công nhân tại 03 mỏ khai thác và 10 cán bộ xã, huyện trên địa bàn.

3.3.1. Đánh giá của cơ quan quản lý về công tác quản lý chất thải rắn tại các mỏ khai thác quặng sắt khai thác quặng sắt

Theo ý kiến của cơ quan quản lý cho thấy, 100% các mỏ khai thác vàng được cấp phép theo quy định, 60% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp khai thác hoạt động thường xuyên, 40% trong số được hỏi cho là hoạt động không thường xuyên. Có 10% đánh giá cho biết hiện trạng bãi tập kết đất đá thải và hồ chứa bùn thải không đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh như vị trí cốt cao, gây sạt lở và tràn bùn vào mùa mưa. Trước đây đã có sự cố môi trường từ bãi tập kết đất đá thải và hồ chứa bùn thải, gây ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư xung quanh.

Bảng 3.4. Ý kiến của cơ quan quản lý về tình hình hoạt động của các mỏ khai thác quặng sắt

TT Nội dung Trả lời (%)

Không

1 Các mỏ khai thác quặng sắt có được cấp phép khai thác

theo quy định 100 0

2 Các mỏ khai thác quặng sắt có hoạt động thường xuyên 60 40

3 Hiện trạng bãi tập kết đất đá thải và hồ chứa bùn thải có

đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh 90 10

4 Trong những năm trước đây đã có sự cố môi trường từ hoạt

5 Các doanh nghiệp có hợp tác cùng cơ quan quản lý và chính

quyền địa phương cùng khắc phục sự cố không 100 0

6 Hàng năm, các Doanh nghiệp khai thác có gửi báo cáo quan

trắc môi trường không (theo thẩm quyền) 90 10

7 Nhân dân xung quanh khu vực khai thác có phản ánh về các

bãi thải ảnh hưởng đến cuộc sống của họ không? 30 70

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Tuy nhiên, các doanh nghiệp luôn hợp tác cùng cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cùng khắc phục sự cố, chủ yếu là hỗ trợ về tài chính, tiền đền bù thiệt hại. Theo đánh giá 30% cho rằng người dân xung quanh khu vực khai thác có phản ánh về các bãi thải ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Như vậy, cơ quan quản lý và doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong xử lý nguồn chất thải rắn phát sinh tại khu vực khai thác.

Bảng 3.5. Đánh giá về thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các mỏ quặng sắt

Đơn vị: %

TT Nội dung Thường xuyên Ít khi Không

1 Thực hiện báo cáo quản lý bảo

vệ môi trường 94 5 1

2 Công tác tuyên truyền BVMT tại

khu vực khai thác 78 20 2

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Hình 3.22. Biểu đồ đánh giá về thực hiện công tác quản lý môi trường tại các mỏ quặng sắt

Các doanh nghiệp thực hiện báo cáo công tác quản lý bảo vệ môi trường định kỳ, thường xuyên cho Sở Tài nguyên & Môi trường theo đúng quy định. Có 78% số người được hỏi đánh giá các doanh nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường tại khu vực khai thác thường xuyên, một số cho rằng ít khi, thực hiện công tác này. Như vậy doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên cũng cần cố gắng hơn nữa trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu và nắm được một cách đầy đủ nhất ý nghĩa của hoạt động này.

3.3.2. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến quặng sắt khai thác, chế biến quặng sắt

3.3.2.1. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quản lý chất thải rắn trong khai thác, chế biến quặng sắt

Bảng 3.6. Ý kiến của doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường tại các mỏ khai thác và chế biến quặng sắt

TT Nội dung Ý kiến trả lời

Tỷ lệ % Không Tỷ lệ %

1 Doanh nghiệp cử cán bộ phụ trách về lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các mỏ 18 90 2 10 2 Cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực môi trường 18 90 2 10 3 Đơn vị có phương án ứng phó sự cố môi trường 18 90 2 10 4

Đơn vị có báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ cho cơ quan quản lý về môi trường

19 95 1 5

5

Đơn vị có báo cáo quản lý chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý về môi trường

19 95 5 5

6 Đơn vị có thực hiện xử lý chất thải

rắn thường xuyên theo quy định 19 95 1 5

7

Nguồn nước thải của đơn vị có được xử lý đảm bảo trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận

20 100 0 0

8

Chất lượng về môi trường không khí trong khu vực khai thác và chế biến có đảm bảo hay không

20 100 0 0

9 Tiếng ồn tại nơi làm việc có vượt

quá mức quy định? 1 5 19 95

Qua bảng 3.6 cho thấy, có đến 90% ý kiến khẳng định các doanh nghiệp có cán bộ phụ trách về môi trường tại các mỏ và hầu hết những cán bộ này có chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đơn vị có phương án ứng phó với sự cố môi trường (chiếm 90%), một số công nhân có ý kiến trả lời không về vấn đề này chiếm 10 %, đây có thể là những công nhân được hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc mới được tuyển dụng. Theo như ý kiến của các giám đốc điều hành mỏ thì tất cả các doanh nghiệp đều có báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại cho cơ quan quản lý về môi trường.

Bảng 3.7. Thời gian định kỳ nạo vét và vận chuyển bùn thải tại các nhà máy chế biến

TT Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thường xuyên 18 90

2 Không thường xuyên

(quá 01 tháng 1 lần) 2 10

Tổng 20 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019)

Hình 3.23. Biểu đồ đánh giá về thời gian thực hiện nạo vét bùn thải của các nhà máy chế biến quặng sắt

Qua bảng 3.7 và hình 3.23 cho thấy có đến 90% ý kiến được hỏi trả lời thời các doanh nghiệp chế biến quắng sắt thường xuyên thực hiện việc nạo vét bùn thải quặng đuôi tại các hồ chứa bùn thải để đem đi đổi thải tại các bãi thải, chỉ có 10%

cho rằng việc nạo vét bùn thải được thực hiện không thường xuyên (trên 1 tháng mới nạo vét 1 lần).

3.3.2.2. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quản lý nước thải trong khai thác, chế biến quặng sắt

Qua khảo sát và thực hiện phỏng vấn trực tiếp giám đốc điều hành của một số mỏ cho thấy 100% cán bộ, công nhân viên của các mỏ đều khẳng định nguồn nước sử dụng trong việc khai thác, chế biến quặng sắt được xử lý, lắng cặn trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. (chi tiết tại bảng 3.6).

3.3.2.3. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác quản môi trường không khí trong khai thác, chế biến quặng sắt

Qua khảo sát và thực hiện phỏng vấn trực tiếp giám đốc điều hành của một số mỏ cho thấy 100% cán bộ, công nhân viên của các mỏ đều khẳng định chất lượng môi trường không khí đều đảm bảo, đối với tiếng ồn chỉ có 5% số người được hỏi cho biết tiếng ồn quá lớn vượt ngưỡng cho phép, 95% còn lại cho biết tiếng ồn trong khu vực khai thác, chế biến đều không vượt ngưỡng cho phép. (chi tiết tại bảng 3.6)

3.3.3. Đánh giá của người dân xung quanh về công tác quản lý môi trường tại các mỏ khai thác và chế biến quặng sắt

Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt đang tạo ra một khối lượng lớn chất thải rắn, nước thải gây áp lực cho môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân xung quang khu vực khai thác và chế biến. Nhận định của người dân về ảnh hưởng của các bể chứa bùn thải, bãi chứa đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn xã như sau:

Bảng 3.8. Đánh giá của người dân về độ an toàn của bãi thải tại mỏ quặng sắt phía Bắc núi 300

TT Độ an toàn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cao 1 10

2 Trung bình 7 70

3 Kém 1 10

4 Không biết/không quan tâm 1 10

Tổng số 10 100

Bảng 3.9. Đánh giá của người dân về độ an toàn của bãi thải tại mỏ quặng sắt Yên Bình TT Độ an toàn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cao 1 10 2 Trung bình 6 60 3 Kém 1 10

4 Không biết/không quan tâm 2 20

Tổng số 10 100

Hình 3.24. Biểu đồ đánh giá của người dân về an toàn bãi thải của mỏ khai thác quặng sắt phía Bắc núi 300

Người dân cũng đã biết ảnh hưởng của các hoạt động khai thác và tuyển quặng gây ra cho môi trường xung quanh. Qua quá trình phỏng vấn, phần lớn người dân nhận định rằng, việc tập kết chất thải rắn từ hoạt động của các mỏ tại đây gây sự lo lắng cho cuộc sống của họ. Trong đó trung bình 10% ý kiến người dân lo lắng, không yên tâm về độ an toàn của các bãi đất đá thải, hồ chứa bùn thải và họ đánh giá độ an toàn ở mức kém; 65% cho rằng độ an toàn ở mức trung bình, chấp nhận được. Có 02 ý kiến đánh giá độ an toàn ở mức cao chiếm 10%, và 15% số được hỏi có câu trả lời là không biết hay không quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều cho rằng cần phải có biện pháp cải tạo, cải thiện hạ thấp độ cao của các bãi thải, nâng cao bờ kè đối với các hồ chứa bùn thải. Điều đó cho thấy bước đầu người dân cũng đã có những hiểu biết nhất định về sự ảnh hưởng của khai thác và tuyển quặng sắt trên địa bàn.

Bảng 3.10. Ý kiến của người dân về các bãi tập kết đất đá thải, hồ chứa bùn thải của các mỏ khai thác quặng sắt

TT Câu hỏi Trả lời (%)

Không

1 Nắm được các mỏ khai thác và tuyển quặng

sắt 100 0

2 Canh tác trên đất tại các vị trí xung quanh

khai trường của mỏ 70 30

3 Cây trồng và diện tích canh tác có bị ảnh

hưởng 10 90

4

Khu vực dân cư đã bị sạt lở đất đá thải:

- Mỏ có hướng dẫn phòng tránh hay hỗ trợ khắc phục thiệt hại tới người dân.

40

50% được hỗ trợ 50% chưa được đáp ứng thỏa đáng

60

5 Công ty tập kết rác thải sinh hoạt bừa bãi ra

ngoài khu vực Mỏ 0 100

6 Công ty cần phải gia cố lại bãi đổ thải và bể

chứa bùn thải 100 0

Qua bảng 3.10 và khảo sát thực địa cho thấy, phần lớn người dân cho rằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)