Công suất và kích thước một số mỏ quặng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 30 - 32)

Tên mỏ

Trữ lượng 106 T/n

Công suất mỏ Kích thước khai trường (m) Quặng 106T/n Đất đá 106T/n Dài Rộng Sâu Kerol 1755 30 23,6 3900 1200 400 Katre 2890 45,0 25 8000 1200 300 Pictremitren 1500 29,8 45,7 2500 800 240 Yri 1500 30 7,22 2400 900 270 Empair 825 10,7 9,2 1800 700 194 MBR (Braxin) 1600 15÷25 20 2000 9000 250

(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%B7ng_s%E1%BA%AF)

- Tại Australia, các mỏ quặng sắt đang khai thác với xu thế phát triển công nghệ đổi mới, cải tiến đồng bộ các thiết bị có công suất nhỏ bằng các thiết bị có công suất lớn phù hợp với quy mô khai thác và điều kiện tự nhiên của từng mỏ. Áp dụng máy xúc thủy lực gầu ngược và ô tô khung động làm việc ở những khu vực lầy lội, áp dụng công nghệ nổ mìn vi sai toàn phần. Quá trình điều khiển nổ được thực hiện bằng các phần mềm tin học chuyên dụng, kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng hệ thống điều khiển tự động hóa. Áp dụng công nghệ khai thác với góc bờ công tác lớn, nhằm điều hòa hệ số bóc.

- Ở Nam Phi, các mỏ quặng sắt lộ thiên thường được đánh giá chi tiết trữ lượng; lựa chọn phương án mở mỏ tối ưu thông qua đánh giá các chỉ tiêu kinh tế; lựa

chọn phương pháp khai thác, công nghệ và đồng bộ thiết bị khai thác hợp lý; sau đó tiến hành thiết kế chi tiết khai trường, bãi thải và hạ tầng phục vụ khai thác mỏ.

Từ kinh nghiệm khai thác của các mỏ trên thế giới cần đúc rút và lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện các mỏ quặng sắt lộ thiên nước ta. Như vậy, hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng và phục vụ đời sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hậu quả khai thác và chế biến để lại, trong đó đáng nói đến nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường (do khai thác và nạn khai thác trái phép tại nhiều nước có trữ lượng quặng sắt lớn).

1.3.2. Tình hình khai thác và bảo vệ môi trường của các mỏ quặng sắt ở Việt Nam

1.3.2.1. Đặc điểm các mỏ quặng sắt ở Việt Nam

Các mỏ quặng sắt ở nước ta thuộc nhiều loại hình nguồn gốc khác nhau. Chúng phân bố trong nhiều thành tạo địa chất có thành phần vật chất và đặc điểm khá đa dạng.

Nguồn gốc biến chất trao đổi tiếp xúc: Các mỏ quặng manhêtit có nguồn gốc loại này thường được khống chế trong các đới kiến tạo xung yếu, dọc theo các đứt gãy khu vực. Các mỏ loại này có quy mô trữ lượng và chất lượng quặng khá hơn cả, trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.

Nguồn gốc phong hóa thứ sinh: Chủ yếu là các loại quặng sắt nâu, phát triển khá rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam và thường tập trung ở những nơi có điều kiện địa chất, hóa lý và cổ địa lý thuận lợi như Thái Nguyên, Bảo Hà... Quặng sắt nâu tuy có quy mô trữ lượng không lớn chỉ khoảng vài trăm triệu tấn và chủ yếu là các mỏ nhỏ. Những mỏ này có điều kiện địa lý kinh tế thuận lợi nên đang được khai thác phục vụ luyện gang cho các lò cao thể tích nhỏ.

Nguồn gốc nhiệt dịch: Loại mỏ này có thành phần manhêtit - sunfua hay siđerit-sunfua thường phân bố trong trầm tích cacbonat nhưng chúng chỉ có giá trị công nghiệp khi đã trải qua quá trình phong hóa thứ sinh.

Các mỏ quặng sắt ở Việt Nam chủ yếu khai thác quặng eluvi-deluvi, một số mỏ bước đầu khai thác quặng gốc, một số mỏ đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản.

Theo chủ trương của Bộ Chính trị từ năm 2011 trở đi các loại khoáng sản trên địa bàn cả nước phải hạn chế, tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô, chua qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế; hoạt động khoáng sản phải đi kèm chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường (Hoàng Minh Đạo, 2019) .

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác quặng sắt nước ta đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân giai đoạn đến năm 2025. Ngoài các mỏ sắt lộ thiên hiện đang khai thác như: Trại Cau, Nà Lũng, Ngườm Tráng... nhiều mỏ lộ thiên sẽ được đầu tư đưa vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu. Tính đến thời điểm hiện nay trên cả nước đã phát hiện và khoanh định 216 mỏ và điểm quặng sắt, chúng phân bổ ở các vùng như:

- Vùng Tây bắc bộ quặng sắt phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và rải rác ở một số khu vực khác thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ.

- Vùng Đông Bắc Bộ quặng sắt phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh.

- Vùng Bắc Trung Bộ quặng sắt tập trung ở mỏ Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh và rải rác ở một số khu vực thuộc tỉnh Nghệ An và Thanh Hòa.

- Vùng Trung Bắc Bộ quặng sắt có ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi và rải rác ở một số điểm khác có quy mô không đáng kể.

Về quy mô mỏ: Trong số 216 mỏ và điểm quặng, có 21 mỏ có trữ lượng và tài nguyên từ 2 triệu tấn trở lên. Đến nay, các mỏ có trữ lượng từ 1,0 triệu tấn trở lên đã có báo cáo thăm dò đủ điều kiện để thiết kế khai thác (Nguyễn Thị Cúc, 2017). Chất lượng quặng: Thành phần quặng chủ yếu là magnetit với trữ lượng là 589,40 triệu tấn, limonit trữ lượng là 167,83 triệu tấn. Hàm lượng Fe thay đổi từ 23%÷67%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)