Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 46 - 50)

Chương 1 TỐNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Tài liệu, số liệu được thu thập thông qua các phòng ban chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái... Các tài liệu thu thập gồm:

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.

+ Tình hình hoạt động khai thác và chế biến, các sơ đồ dây truyền công nghệ tại một số mỏ khai thác và chế biến quặng sắt.

+ Báo cáo hàng năm về tình hình khai thác và quản lý các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn nghiên cứu.

+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường của 02 điểm mỏ quặng sắt, 01 nhà máy chế biến trong diện điều tra.

+ Các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, về quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát thực địa về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.

- Khảo sát thực tế, tìm hiểu tình hình khai thác, tuyển quặng sắt, dây truyền công nghệ hiện đang áp dụng.

2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp * Cách lấy mẫu nước, mẫu không khí * Cách lấy mẫu nước, mẫu không khí

Sử dụng thiết bị chuyên dụng và sử dụng máy lấy mẫu không khí tại các các địa điểm bằng các máy chuyên dụng staplex, kimoto.. Các mẫu được cố định và bảo quản trước khi chuyển về phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn hiện hành.

* Vị trí lấy mẫu

- Tại khu vực khai thác mỏ quặng sắt Yên Bình.

+ Lập trạm đo các chỉ số môi trường không khí xung quang khu vực mỏ tại 02 vị trí:

Vị trí 1 cách xưởng tuyển của mỏ 500m về phía Bắc có tọa độ x=2389898m; y= 505534m.

Vị trí 2 cách xưởng tuyển của mỏ 500m về phía Tây Bắc có tọa độ x=2389502 m; y= 504887 m.

+ Đo không khí môi trường lao động tại 02 vị trí:

Vị trí 1 tại phân xưởng tuyển có tọa độ x=2389279 m; y= 505356 m. Vị trí 2 tại bãi thải của mỏ có tọa độ x= 2389803 m; y= 505126 m.

+ Lấy 01 mẫu nước mặt tại vị trí cách khu vực mỏ 100m về phía nam nằm trong ao của hộ dân cụ thể: vị trí lấy mẫu nước mặt số 1 có tọa độ x= 2389200 m;

y= 505467 m.

- Tại khu vực nhà máy chế biến

+ Đo môi trường không khí xung quanh tại 06 vị trí cụ thể:

Vị trí 1 tại khu vực dân cư 1 có tọa độ x= 2393293 m; y= 503765 m. Vị trí 2 tại khu vực dân cư 2 có tọa độ x= 2393113 m; y= 504251 m. Vị trí khu vực văn phòng 1 có tọa độ x=2393163 m; y= 504048 m. Vị trí khu vực văn phòng 2 có tọa độ x= 2393160 m; y= 503936 m. Vị trí khu vực xưởng tuyển 1 có tọa độ x= 2393273 m; y= 503981 m. Vị trí khu vực xưởng tuyển 2 có tọa độ x= 2393274; y= 503890 m. + Đo môi trường không khí làm việc tại 06 vị trí cụ thể:

Vị trí khu vực xưởng tuyển 1 có tọa độ x= 2393270 m; y= 503980 m. Vị trí khu vực xưởng tuyển 2 có tọa độ x= 2393276; y= 503891 m. Vị trí sân bãi tập kết 1 có tọa độ x= 2393265 m; y= 503897 m. Vị trí sân bãi tập kết 2 có tọa độ x= 2393284 m; y= 503884 m. Vị trí sân bãi tập kết 3 có tọa độ x= 2393263 m; y= 503983 m. Vị trí sân bãi tập kết 4 có tọa độ x= 2393281 m; y= 503977 m.

+ Lấy 02 mẫu nước mặt xung quanh khu vực nhà máy và 02 mẫu nước suối ngòi Lâu cách 100 và 200 m về phía hạ lưu cống xả thải của nhà máy cụ thế:

Vị trí lấy mẫu nước mặt số 2 có tọa độ x= 2392987 m; y= 504216 m. Vị trí lẫy mẫu nước mặt số 3 có tọa độ x= 2392946 m; y= 503889 m.

Vị trí mấy mẫu nước suối ngòi Lâu số 1 có tọa độ x= 2393578 m; y= 503904. Vị trí mấy mẫu nước suối ngòi Lâu số 2 có tọa độ x= 2393653 m; y= 503839 m.

+ Lấy 02 mẫu nước thải của khu vực mỏ, tại điểm cùng 1 điểm tiếp nhận ra khe suối tiếp giáp với mỏ (thời gian lấy mẫu cách nhau 20 phút)

Vị trí lấy mẫu nước thải có tọa độ x= 2389602 m; y= 505073 m.

+ Lấy 02 mẫu đất, 01 mẫu tại khu vực xưởng tuyển, 01 mẫu tại khu vực ruộng gần với khu mỏ cụ thể:

Vị trí 1 tại phân xưởng tuyển có tọa độ x=2389270 m; y= 505366 m.

Vị trí 1 tại khu vực ruộng cách trung tâm khu mỏ 400 m về phía Đông có tọa độ x= 2389553 m; y= 505728 m.

* Kế thừa số liệu

Đối với các số liêu phân tích về mẫu đất, mẫu nước thải, mẫu nước dưới đất các mẫu phân tích của tháng 6 năm 2019 của Công ty TNHH Tân Tiến, đề tài kế thừa theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ.

Các mẫu phân tích liên quan đến nhà máy và mỏ quặng sắt của Công ty Cổ phần Khai khoáng Minh Đức, đề tài kế thừa số liệu quan trắc môi trường định kỳ của Công ty.

2.3.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Lựa chọn số phiếu điều tra, phỏng vấn

Việc lựa chọn số lượng, phân bổ số phiếu phải đảm bảo tính đại diện, bao quát để đảm bảo rằng các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, người lao động trong và xung quanh khu vực mỏ có liên quan đều được điều tra, phỏng vấn.

- Thành lập bộ câu hỏi đánh giá nhanh, tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn. - Đối tượng phỏng vấn:

+ Cơ quan quản lý nhà nước: Phỏng vấn 10 phiếu, gồm: Ủy ban nhân dân xã Lương Thịnh (02 phiếu), Ủy ban nhân dân xã Hưng Thịnh (02 phiếu), Ủy ban nhân dân xã Hưng Khánh (03 phiếu), Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên (03 phiếu).

+ Các doanh nghiệp khai thác quặng sắt trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái: Phỏng vấn 20 phiếu/02 mỏ quặng sắt. (Mỏ quặng sắt Núi 300: 10 phiếu; mỏ quặng sắt Yên Bình: 10 phiếu).

+ Người dân sinh sống xung quanh địa bàn 2 mỏ quặng sắt nêu trên: Phỏng vấn ngẫu nhiên đối với 20 hộ dân (theo nội dung các câu hỏi định sẵn).

- Nội dung điều tra bao gồm

+ Thực trạng về môi trường, công thác thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong khai thác quặng tại 02 mỏ quặng sắt và 01 nhà máy chế biến ở địa phương.

+ Đánh giá Khả năng ảnh hưởng đến môi trường trong khai thác, chế biến quặng sắt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư, công tác bảo vệ môi trường của các mỏ khai thác quặng sắt.

+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi (mẫu phiếu điều tra xem phần phụ lục)

2.3.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với cán bộ, giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc liên quan đến luận văn. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã gặp và tham vấn trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Trấn Yên, Giám đốc điều hành của 02 mỏ khai thác quặng sắt (Mỏ quặng sắt Yên Bình, mỏ quặng sắt phía Bắc Núi 300) để trao đổi thông tin, cập nhật số liệu mới trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trong công tác khai thác và chế biến quặng sắt.

2.3.6. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu

Các kết quả thu được từ tài liệu thứ cấp, và phiếu điều tra phỏng vấn sẽ được trình bày lại dưới dạng bảng sau đó tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel để chuyển sang dạng biểu đồ cần thiết phục vụ việc phân tích các kết quả dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)