Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO THỜI TIẾT
1.5 Các hình thế thời tiết
Hình thế thời tiết là sự kết hợp của một số hệ thống thời tiết hay còn gọi là trung tâm khí áp và tạo thành một bức tranh về hình thể các khối khí.
Theo thống kê nhiều năm, các hình thế thời tiết thường tác động ảnh hưởng tới các vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam [17] là:
+ Áp cao Siberia.
Áp cao Siberia là một áp cao lạnh lục địa. Có tâm ở hồ Baican - trị số khí áp lớn nhất là 1080mb. Hình thành tồn tại quanh năm do mặt đất bị lạnh, nhiệt độ thường nhỏ hơn 0oC, nhưng hoạt động vào thời kỳ mùa đông do mặt đất bị mất nhiệt (lúc này mặt trời nằm ở nam bán cầu) từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, mạnh nhất vào tháng 12 đến tháng 2. Đặc điểm của áp cao này là nhiệt độ thấp, độ ẩm nhỏ.
+ Áp thấp Nam Á (hay Áp thấp nóng phía tây hoặc Áp thấp Ấn Miến). Áp thấp Nam Á hình thành do mặt đất bị đốt nóng liên tục, nhiệt độ không khí đạt đến 39o
C, nó ảnh hưởng bao trùm cả khu vực Đông Nam Á. + Xoáy thuận nhiệt đới.
Xoáy thuận nhiệt đới là một dải mây rộng lớn được hình thành trên biển do nhiệt độ nước biển cao thường lớn hơn 26,5oC (làm cho không khí ẩm bốc lên cao tạo thành mây) kết hợp với điều kiện nhiệt động lực tạo thành xoáy thuận nhiệt đới. Tuỳ theo khu vực mà người ta gọi những tên khác nhau như: Typhoon, Storm...
+ Dải áp thấp nóng.
Dải áp thấp nóng là dải bao gồm những trung tâm áp thấp nóng xen kẽ nó là những trung tâm lạnh.
+ Áp cao Thái Bình Dương.
Áp cao Thái Bình Dương là trung tâm áp cao nằm ở khu vực Thái Bình Dương. Đặc điểm của áp cao này khác với áp cao lạnh lục địa là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
+ Dải hội tụ nhiệt đới.
Dải hội tụ nhiệt đới là một dải mây hẹp, chuyển động theo biểu kiến của mặt trời hoạt động ở khu vực Nam Trung bộ chủ yếu xuất hiện vào các tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.
+ Gió tây nam xích đạo.
Vào thời kỳ mùa hè không khí cực đới thổi từ nam bán cầu lên phía bắc có hướng tây nam. Gió mùa tây nam thường thổi từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.
Các hình thế thời tiết đều trải qua các giai đoạn mạnh suy của nó vì vậy quá trình tác động của nó đối với thời tiết của khu vực cũng thay đổi theo. Thời tiết có thể chỉ do một loại hình thế nào đó khống chế gây nên. Nhưng nhiều khi thời tiết chịu sự tác động từ sự kết hợp của nhiều hình thế thời tiết. Hơn nữa, một điều đáng lưu ý là các loại hình thế thời tiết này không những chỉ xảy ra ở tầng thấp mà còn xảy ra ở những tầng cao hơn, như những tầng cao từ 3000m đến 6000m.
Trên đây là đặc điểm của một số hình thế thời tiết, tiếp theo trong chương 2 chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương pháp dự báo thời tiết phổ biến nhất hiện nay và một số giải pháp nhận dạng hình thế thời tiết mà tôi đưa ra.