.4 Mô hình hệ thống dự báo số trị MM5

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận dạng hình thế thời tiết (Trang 40 - 42)

Mô hình MM5 đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu lý thuyết như mô phỏng thời tiết xấu như bão, mưa lớn; nghiên cứu về biến đổi khí hậu, mô phỏng và dự báo khí hậu… Ứng dụng chủ yếu của MM5 là dự báo thời tiết hạn ngắn và hạn vừa. Với quy mô nhỏ hơn, MM5 được ứng dụng để nghiên cứu đối lưu, gió biển, hoàn lưu vùng núi và thậm chí cả hiệu ứng “đảo nhiệt” ở các đô thị lớn.

Hiện nay mô hình MM5 đã được thử nghiệm tại Viện khí tượng Thủy văn và Trung tâm dự báo dự khí tượng thủy văn của Trường Đại học Khoa học tự nhiên và đã có những kết quả khả quan. Nhưng việc thử nghiệm mới chỉ chạy một cách thủ công tức là việc chạy mô hình và đưa ra kết quả chưa thực hiện một cách tự động.

Mô hình MM5 là mô hình dự báo ngắn hạn quy mô vừa nên không đòi hỏi năng lực tính toán quá lớn, với những nước đang phát triển như Việt Nam

khi mà chưa có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật thì mô hình này phù hợp.

Mô hình này đã được thử nghiệm và đã được nhiều nước trên thế giới triển khai. Mức độ dự báo gần chính xác và dự báo ít sai sót.

2.2.2 Cấu trúc mô hình MM5

Về chức năng có thể chia mô hình thành hai bộ phần: bộ phận xử lý và bộ phận mô phỏng. Bộ phận xử lý bao gồm các mô đun: TERRAIN, REGRID, INTERPF, INTERPB, RAWINS/LITTLE_R, NESTDOWN, GRAPH/RIP. Bộ phận mô phỏng bao gồm mô đun MM5, ngoài ra với mỗi một mô đun lại đưa ra được các file dữ liệu chuẩn và được đưa vào mô đun MM5toGRIB hoặc MM5toNECDF.

Hoạt động của mô hình như sau: Các số liệu khí tượng địa hình và đẳng áp được nội suy theo phương ngang trong mô đun TERRAIN và REGRID từ một lưới kinh-vĩ độ về một miền biến đổi có độ phân giải. Do phép nội suy không thể mô tả chi tiết về địa hình khu vực và các trường khí tượng khu vực cần dự báo, cho nên quá trình nội suy được “làm mịn” bằng mô đun RAWINS/LITTLE_R với các số liệu lấy từ mạng lưới trạm quan trắc bề mặt tiêu chuẩn và các trạm thám không địa phương. Mô đun INTERPF nội suy theo chiều đứng từ các mực khí áp về hệ tọa độ sigma () của MM5. Các bề mặt sigma gần mặt đất theo sát địa hình, còn các bề mặt sigma mức cao có khuynh hướng xấp xỉ các bề mặt đẳng áp. Mô đun MM5 lấy dữ liệu đã được xử lý từ các mô đun trên, mô phỏng các quá trình vật lý và đưa ra dự báo số của mô hình. Sản phầm dự báo của mô hình MM5 được chuyển đến bộ phận xử lý cuối cùng là các mô đun đồ họa GRAPH/RIP và phân tích dữ liệu GRADS. Trong trường hợp lồng ghép nhiều mức đối với các khu vực khác nhau, mô hình bổ sung thêm mô đun NESDOWN với mục đích làm trơn cho lưới thô hơn ở miền ngoài. Mô đun INTERPB có chức năng chuyển các

trường khí tượng từ mực sigma của mô hình về mực khí áp, cung cấp dữ liệu trở lại cho việc tính toán tinh. Ngoài ra sau khi chạy được kết quả của mô đun MM5 nếu muốn dùng lại dữ liệu thì phải chạy thêm các mô đun nữa như MM5toGRIB hoặc MM5toNECDF. Trong mô hình MM5 người ta không đưa hai mô đun MM5toGRIB và MM5toNECDF này vào vì hai mô đun này là kết quả riêng của mỗi một mô hình tính toán. Người ta chỉ viết thêm các mô đun này để sử dụng lại vào các mục đích như tham khảo, sinh ảnh chuyên môn … Mô đun MM5toGRIB sẽ tạo ra file .grb với dữ liệu đầu vào được lấy từ mô đun INTERPB còn mô đun MM5toNECDF sẽ được lấy dữ liệu từ mô đun MM5.

Trong thực tế do điều kiện cơ sở vật chất không đầy đủ người ta có thể bỏ qua một số mô đun như: RAWINS/LITTLE_R, NESTDOWN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận dạng hình thế thời tiết (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)