.3 Cửa sổ giao diện chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận dạng hình thế thời tiết (Trang 61 - 68)

Hình 3.3 cho thấy cửa sổ giao diện của chương trình sau khi chương trình được mở ra. Các thành phần của cửa sổ gồm: menu chính, thẻ Ảnh, thẻ Hình thế và bản đồ hình thế thời tiết. Thời điểm nhận dạng Bản đồ mô phỏng HTTT Xử lý để nhận dạng HTTT Dữ liệu quan trắc khí tượng

3.3.5 Đặc tả các chức năng trong hệ thống

1) Chức năng nhập, xóa, sửa hình thế mẫu

Chuyển vào mục Dữ liệu\Nhập hình thế mẫu, trong cửa sổ “Nhập hình thế mẫu”, xem hình 3.4, chúng ta có thể nhập hình thế mẫu bằng cách gõ tên hình thế vào combo box và các dữ liệu của hình thế mẫu kết thúc bằng cách bấm nút cập nhật, khi đó sẽ có một thông báo đã cập nhật hình thế.

Cửa sổ giao diện “Nhập hình thế mẫu”

Hình 3.4 Biểu mẫu “Nhập hình thế mẫu”.

Để sửa hình thế mẫu, sau khi mở cửa sổ “Nhập hình thế mẫu”, chúng ta chọn tên hình thế và sửa dữ liệu của hình thế, kết thúc công việc bằng cách

bấm nút cập nhật, khi đó sẽ xuất hiện một thông báo đã cập nhật hình thế. Tương tự như việc cập nhật và sửa hình thế mẫu, chúng ta chuyển vào mục Nhập hình thế mẫu để mở ra cửa sổ “Nhập hình thế mẫu”, từ đây có thể chọn một hình thế mẫu và thực hiện lệnh xóa bằng cách bấm nút xóa.

2) Chức năng nhập dữ liệu theo ngày

Dữ liệu quan trắc được lưu dưới dạng tệp .mdb, khi nhập thêm dữ liệu vào hệ thống thì chúng ta sử dụng chức năng “Nhập dữ liệu quan trắc theo ngày”. Bằng cách chuyển vào mục Dữ liệu\Nhập dữ liệu quan trắc theo ngày chúng ta sẽ mở ra cửa sổ “Nhập dữ liệu theo ngày”. Từ đây trong combo box Chọn ngày chúng ta phải chọn ngày và bấm nút Nhập để thêm dữ liệu vào hệ thống và hiển thị dữ liệu của các trạm ra màn hình.

3) Chức năng hiển thị danh sách các trạm

Chức năng hiển thị danh sách các trạm cho phép người sử dụng xem danh sách các trạm; kinh độ, vĩ độ của các trạm. Người sử dụng không được phép thay đổi dữ liệu trong danh sách trạm cũng như không được thêm vào hay xóa đi bất kỳ một trạm nào.

Hình 3.6 Cửa sổ hiển thị “Danh sách các trạm”. 4) Chức năng nhận dạng và hiển thị hình thế thời tiết

Hình 3.7 là cửa sổ “Hình thế thời tiết”. Chúng ta mở cửa sổ này bằng cách trỏ chuột vào thẻ Hình thế và kích hoạt.Trong cửa sổ hình thế chúng ta

có thể chọn ngày mà chúng ta muốn nhận dạng hình thế thời tiết, sau đó bấm vào nút xem để nhận dạng hình thế thời tiết của ngày đã chọn, kết quả được hiển thị trên màn hình là một bản đồ mà trên đó có hình của các hình thế thời tiết xuất hiện hay không xuất hiện. Ví dụ đối với hình thế thời tiết Áp cao Thái Bình Dương thì các trạm nằm trong hình thế thời tiết đó được điền số 2, tương tự như vậy thì các trạm nằm trong hình thế thời tiết Áp cao Siberia được điền số 3, các trạm nằm trong hình thế thời tiết Áp thấp Nam Á được điền số 4, còn đối với các trạm không nằm trong một hình thế thời tiết nào thị được điền số 0.

Hình 3.7 Cửa sổ “Hình thế thời tiết”.

Trong cửa sổ “Hình thế thời tiết”, chúng ta cũng có thể xem các số liệu quan trắc khí tượng của trạm tại thời điểm đang xét khi trỏ chuột lên trạm xuất hiện trên bản đồ, khi đó chúng ta có thể đọc được kinh độ, vĩ độ,... của trạm.

Sau đây là thủ tục nhận dạng hình thế thời tiết.

Trong đoạn mã trên, hàm xử lý dữ liệu theo ngày là

Process(string day), hàm kiểm tra và so sánh số liệu khí tượng của trạm với số liệu của hình thế mẫu là Check(Tram tram). Trong hàm xử lý dữ liệu theo ngày, chúng ta lập danh sách các trạm trong cùng một ngày bằng câu lệnh tramList = Tram.GetData(day), tiếp theo chúng ta kiểm tra số liệu của trạm có thuộc hình thế thời tiết nào không qua hai vòng

//Đoạn mã kiểm tra dữ liệu trạm có phù hợp với HTTT không?

public bool Check(Tram tram)

{

bool result = false;

string[] months = Thang.Split(',');

for (int i = 0; i < months.Length; i++ )

if (tram.Thang == int.Parse(months[i])) {

result = true; break; }

if (!result) return false;

result = (Math.Abs(tram.Kd - Kd) <= deltaKd) && (Math.Abs(tram.Vd - Vd) <= deltaVd)

&& (Math.Abs(tram.Apsuat - Apsuat) <= deltaApsuat) && (Math.Abs(tram.Nhietdo - Nhietdo) <= deltaNhietdo);

return result;

// Đoạn mã nhận dạng hình thế theo ngày

private void Process(string day)

{

tramList = Tram.GetData(day);

List<Hinhthe> hinhtheList = Hinhthe.HinhtheSet;

Graphics g = grafx.Graphics;

DrawTable(g);

foreach (Tram tram in tramList) {

foreach (Hinhthe hinhthe in hinhtheList)

{ if (hinhthe.Check(tram)) { tram.hinhthe = hinhthe; break; } } DrawStation(g, tram); } Refresh(); }

lặp với câu lệnh hinhthe.Check(tram). Sau đó lấy ra chỉ số của hình thế mẫu để vẻ mô phỏng hình thế thời tiết. Lệnh lấy ra chỉ số hình thế mẫu là

tram.hinhthe = hinhthe.

3.4 Đánh giá kết quả

Đánh giá về mặt lý thuyết thì phương pháp nhận dạng hình thế thời tiết này hầu như cho kết quả chính xác. Bởi vì tất cả các trị số: kinh độ, vĩ độ, khí áp, nhiệt độ, thời gian xuất hiện hình thế thời tiết,... của mỗi hình thế thời tiết đều có giới hạn cho nên chúng ta luôn so sánh được các trị số đó của các trạm với các trị số của hình thế thời tiết mẫu; mặt khác các yếu tố khí tượng trong thực tế lại xuất hiện có quy luật và giữa chúng có mối liên hệ với nhau cho nên khi chúng ta so sánh các yếu tố khí tượng của mỗi trạm với số liệu của hình thế mẫu thì kết quả thường giống nhau trên các trạm. Phương pháp này được cải tiến từ phương pháp synop nên số lượng các trạm đưa vào quan trắc không bắt buộc phải đầy đủ. Vì vậy trong trường hợp một số trạm có kết quả trả về không phù hợp với đa số các trạm đang xét thì có thể kết luận như sau: hoặc các trạm này có dữ liệu bị sai do hệ thống hoặc sai do ngẫu nhiên; hoặc cũng có thể dự đoán các trạm này xa trung tâm khí áp nên chúng không thuộc hình thế thời tiết nhận dạng được. Như vậy kết quả nhận dạng hình thế thời tiết của phương pháp này phụ thuốc chính vào ngưỡng về tỉ lệ so sánh cho kết quả đúng với số lượng các trạm có thể thuộc vào hình thế.

Đánh giá về mặt thực nghiệm thì các kết quả thử nghiệm đều đúng với thực tế. Tuy nhiên do việc thu thập số liệu gặp rất nhiều khó khăn nên bộ dữ liệu dùng để chạy thử trên mô hình còn rất nhỏ chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác. Trong quá trình chạy thử nghiệm không xuất hiện một trường hợp nào dị thường. So sánh với các phương pháp synop thì phương pháp này cũng cho kết quả tương đương.

Sau đây là kết quả nhận dạng hình thế thời tiết từ các bộ dữ liệu chạy thử nghiệm. Dữ liệu của các bộ giá trị này được giới thiệu trong phần phụ lục.

Hệ thống chạy thử bộ dữ liệu quan trắc ngày 14/3/2007 thì có trên 50% các trạm có số liệu phù hợp với hình thế thời tiết Áp cao Siberia mà nó thường xuất hiện vào tháng 4, nhiệt độ quan trắc của các trạm này nhỏ hơn 00C, khí áp từ 1050mp đến 1085mp, kết quả nhận dạng của hệ thống cũng là Áp cao Siberia, xem hình 3.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận dạng hình thế thời tiết (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)