CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Nam Trực
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Trực là cửa ngõ phía Nam thành phố Nam Định, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định;
- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình);
- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên; - Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh;
Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 163,9 km2. Dân số năm 2019 có 194.082 người, Mật độ dân số bình quân 1.184 người/km2 gồm 20 đơn vị hành chính 19 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện;
3.1.1.2. Khí hậu
Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông);
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7;
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80-85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độ ẩm thấp nhất 76% là (tháng 11);
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết
hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;
Điều kiện khí hậu Nam Trực rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.
3.1.1.3. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: sông Hồng, sông Đào và chế độ thuỷ triều. Nam Trực có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7- 0,9 km/km2. Hiện tại sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, qua các cống dưới đê như: cống Vị Khê - Điền Xá, cống Bái Hạ - Nghĩa An, cống Thứ Nhất - Nam Hồng, cống Cổ Lễ - Nam Thanh, cống Kinh Lũng - Nam Giang, cống Sa Lung, Dương Độ - Đồng Sơn... Sông ngòi Nam Trực được phân làm hai loại là các sông chính và sông nội đồng.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Nam Trực có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.389 ha, về thổ nhưỡng đất đai gồm các nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 62,5% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất cát chiếm 5 % và đất phèn 2,5%. Nhìn chung đất đai của Nam Trực chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển;
Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAO- UNESCO) đất Nam Trực bao gồm 3 nhóm nhóm, đơn vị phụ như sau:
- Đất cát - Arenosols (AR): diện tích khoảng trên 800 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên và phân bố ở Nam Giang, Nam Dương, Nam Hoa, Nam Hùng (các xã đồng màu).
- Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt): diện tích khoảng 400 ha, chiếm 2,48 % diện tích tự nhiên và phân bố ở các xã Hồng Quang, Nghĩa An, Nam Toàn và Nam Cường;
diện tích tự nhiên của huyện và phân bố ở tất cả các xã trong huyện; Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của huyện Nam Trực; Nhóm đất phù sa được hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi hàng năm;
Nhìn tổng quát, trên địa bàn huyện có sự phong phú về chủng loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng theo hướng đa dạng sinh học với thế mạnh là các loại cây rừng ven biển, cây ăn trái và các loại cây công nghiệp ngắn ngày;
Khả năng sử dụng: Đất phù sa nâu rất thích hợp cho việc canh tác lúa 2 - 3 vụ và nuôi trồng thủy sản… Hiện tại đất đã được khai thác trồng lúa 2 vụ đạt năng suất từ 5 - 7 tấn/ha.
* Tài nguyên nước
Nam Trực có cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong huyện;
- Nguồn nước mặt: Có nhiều sông lớn chảy qua, nguồn nước mặt có trữ lượng lớn từ các con sông như Sông Hồng, Sông Đào có khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện;
- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả năm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nước cho huyện, song mùa mưa thường gây ra úng lụt cục bộ ở nhiều nơi;
- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu nằm trong tầng lỗ hổng Plutôxen phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, hàm lượng Cl < 200 mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu từ 10-120 m. Tuy nhiên, khi khai thác ở độ sâu 40 m, chất lượng nước còn nhiều Fe và tạp chất. Vì vậy khi sử dụng cần có biện pháp xử lý để loại trừ Fe và các tạp chất;
- Chất lượng nước: Nhìn chung, nước sông trong hệ thống sông còn sạch, có thể đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất cây, nông nghiệp và sinh hoạt dân sinh.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra của cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam Định nói chung và Nam Trực nói riêng nghèo về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là: Cát xây dựng; tập trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào. Trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên. Sét làm bột mầu ở Nam Hồng trữ lượng không nhiều nhưng chất lượng khá.