Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định​ (Trang 71)

Cây trồng Tên thuốc Thực tế sử dụng Tiêu chuẩn

cho phép Trị bệnh

Lúa

Vitashield 40EC 0,95 lit/ha 0,6 - 0,8 lit/ha Đục thân, rầy, bọ xít

Asitrin 50EC 0,25 lit/ha 0,2 lit/ha Sâu cuốn lá, sâu cắn gié

Methik 25EC 1,4 lit/ha 1 - 1,2 lit/ha Sâu phao đục bẹ, đục cuốn

lá, nhện gié

Diboxylin 2SL 0,18 lit/ha 0,14 lit/ha Đạo ôn, khô vằn lúa

Ningnastar 30SL 0,09 lit/ha 0,08 lit/ha Vàng lá, đạo ôn, khô vằn

Ngô

Padan 95SP 0,09kg/ha 0,08kg/ha Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục

thân

Gramoxne 20 SL 3,5 lit/ha 2-3 lit/ha Thuốc trừ cỏ

Padan 95SP 0,08kg/ha 0,08kg/ha Đục than

Đậu tương

Bian 40EC 2,0 lit/ha 1,0 - 2,0 lit/ha Bọ xít, rệp

Angun 5WDG 0,2kg/ha 0,2- 0,25kg/ha Sâu đục quả

Lạc Padan 95SP 0,09kg/ha 0,08kg/ha Sâu cuốn lá, đục thân

Đỗ ăn quả Angun 5WDG 0,3kg/ha 0,2- 0,25kg/ha Sâu đục quả

Khoai lang Metament 90DP 13kg/ha 10kg/ha Bọ hà, bọ nhảy, ấu trùng

Ngô, rau Padan 95SP 0,07kg/ha 0,08kg/ha Đục thân

Mía Diaphos 10C 20kg/ha 20-30 kg/ha Đục thân

Hoa cây cảnh Gragon 585 EC 30cc/bình 30cc/ bình Bọ trĩ

Nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Loại hình sử dụng đất này trong những năm qua mặc dù người dân vẫn có xu hướng tăng sử dụng phân hoá học, giảm lượng phân hữu cơ bón cho lúa, sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ thay thế làm cỏ thủ công, nên loại hình chuyên lúa ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường cần tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân sử dụng nhiều phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV.

Các loại hình sử dụng đất có trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương thì ngoài việc cho hiệu quả kinh tế khá cao, thì còn có tác dụng tốt đến môi trường, vì các loại cây trồng này cần sử dụng số lượng rất ít phân hoá học, ít sử dụng thuốc BVTV, lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

Đối với các kiểu sử dụng đất trong đó có trồng một số loại rau, ngô chúng tôi thấy rằng các loại cây trồng này sử dụng số lượng phân chuồng, phân hoá học, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật khá lớn. Vì vậy các loại cây trồng này có ảnh hưởng tới việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Nên cần có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV, cần khuyến cáo nông dân cần giảm số lượng phân hoá học và phân chuồng bằng việc thay thế bón phân hữu cơ vi sinh.

Đối với kiểu sử dụng đất cây cảnh chúng tôi thấy rằng loại hình này có tác dụng rất tốt đến môi trường sinh thái, các kiểu sử dụng đất này ít sử dụng đến các chất hoá học độc hại, lại tạo ra không gian và cảnh quan môi trường sạch đẹp, có tác dụng điều hoà nguồn nước và không khí.

Đối với kiểu sử dụng đất chuyên mía thường được trồng trên đất vườn đồi của các hộ dân, cây mía là cây trồng cần một lượng phân chuồng, phân hóa học cũng như thuốc BVTV tương đối cao. Vì vậy đây cũng là cây trồng có ảnh hưởng tới việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Một thực tế đó là thuốc bảo vệ thực vật được bán tràn lan ở chợ, ở các cửa hàng phân bón không có giấy phép hoạt động và nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi được hỏi về các phế thải của thuốc BVTV thì tất cả các xã trong

huyện đều không có nơi tập trung các phế thải độc hại này, phần lớn chúng được vứt xuống kênh mương hoặc ngay tại ruộng sau khi sử dụng.

Để việc sử dụng đất đảm bảo được hiệu quả môi trường thì huyện Nam Trực cần phải tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân về khoa học, kỹ thuật, quy trình chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mức, đúng quy định, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời cần quan tâm đến việc bảo vệ và cải tạo đất, quy hoạch, bố trí các cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu phù hợp, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý.

Do đó, việc bón phân cần được thực hiện một cách đầy đủ và cân đối để có năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường, đồng thời người sản xuất giảm được chi phí sản xuất, đem lại lãi suất cao hơn.

3.2.5. Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Trực

3.2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của các đề xuất

* Các yêu cầu sử dụng đất của các LUT.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 1 (chuyên lúa): Đất phù sa, Địa hình vàn, vàn thấp, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng và chế độ tưới chủ động.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 2 (2 lúa-màu): đất phù sa, địa hình vàn, vàn cao, có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, đất có tầng canh tác dày và tưới tiêu chủ động.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 3 (lúa - rau màu): đất phù sa, địa hình vàn cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, đất có tầng canh tác trung bình Và chế độ tưới chủ động.

- Yêu cầu sử dụng đất của LUT 4 (chuyên rau màu - CCNNNN): Đất phù sa, Địa hình vàn, vàn cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, đất có tầng canh tác trung bình, chế độ tưới chủ động.

-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 5 (chuyên mía): đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới nặng, ầng đất canh tác dày.

-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 6 (chuyên hoa cây cảnh): Đất phù sa, Địa hình vàn cao, cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, Tầng đất canh tác dày, có tầng loang lổ là tốt và tưới tiêu chủ động.

-Yêu cầu sử dụng đất của LUT 7 và LUT 8: Đất thấp, trũng, hay ngập nước trong vụ mùa, ít chua đến chua, thành phần cơ giới nặng, Đất glây trung bình đến nặng.

* Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất. * Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp.

* Những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện: - Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi hơn các huyện khác trong tỉnh.

- Tiềm năng về quỹ đất khá phong phú và khả năng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

- Các điều kiện về khí hậu thời tiết, lượng mưa, độ ẩm, nền nhiệt độ có thể đa dạng hoá cây trồng và luân canh tăng vụ, nhằm tăng năng suất cây trồng và hệ số sử dụng đất.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nguồn lao động dồi dào...

3.2.5.2. Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng của huyện Nam Trực

* Quan điểm đề xuất.

Đề xuất sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp giữa các mục tiêu phát triển chiến lược của Quốc gia, mục tiêu phát triển của địa phương và yêu cầu của người sử dụng đất. Những mục tiêu chiến lược cần quan tâm là an toàn lương thực, đa dạng hoá cây trồng, tăng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hoá, mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng vụ, đầu tư theo chiều sâu.

Đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt kinh tế xã hội và môi trường, có khả năng phát triển ổn định và lâu dài, tận dụng những lợi thế của địa phương về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội.

Đề xuất các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện.

Đề xuất các loại hình sử dụng đất cho sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, gia tăng lợi ích kinh tế của người sử dụng đất.

Đề xuất sử dụng đất trên cơ sở quan tâm cải thiện và nâng cao mức sống, thu hút lao động, tạo thêm việc làm cho người dân.

* Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng của huyện.

Bảng 3.10. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Trực đến năm 2025 Đơn vị tính: ha Kiểu sử dụng đất Hiện trạng Định hướng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 So sánh Chuyên lúa LX-LM 820,76 126,99 54,36 72,63 0 -693,77 Lúa xuân 635,28 0 0 0 0 -635,28 2 lúa - màu LX - LM - ngô 892,76 1.586,53 466,13 327,19 793,21 693,77 LX - LM - khoai lang 98,79 61,63 17,73 30,41 13,49 -37,16 LX - LM - rau 56,52 36,28 22,17 14,11 0 -20,24

Lúa -rau màu

Lạc - LM - ngô 122,94 0 0 0 0 -122,94

Lạc - Lúa mùa 59,36 0 0 0 0 -59,36

Đậu tương - LM - rau 16,86 0 0 0 0 -16,86

Đậu tương - LM - ngô 33,42 0 0 0 0 -33,42

Rau - LM - rau 18,14 0 0 0 0 -18,14

Đậu các loại - LM - ngô 35,58 0 0 0 0 -35,58

Khoai lang - LM - rau các loại 21,50 0 0 0 0 -21,50

Chuyên rau - màu - CCNNN

Lạc - đậu tương - lạc 0 253,41 92,43 130,92 30,06 253,41 Đậu tương - lạc - đậu tương 0 213,39 77,95 55,20 80,24 213,39

Kiểu sử dụng đất Hiện trạng Định hướng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 So sánh Sắn 633,09 361,13 100,00 139,91 121,22 -271,96 Chuyên lạc 23,30 270,61 103,51 83,66 83,44 247,31

Chuyên khoai lang 25,04 0 0 0 0 -25,04

Chuyên rau 31,74 0 0 0 0 -31,74

Lạc vừng 8,27 0 0 0 0 -8,27

Lạc - lạc 84,80 123,21 15,45 50,46 57,30 38,41

Ngô - khoai lang 67,12 0 0 0 0 -67,12

Khoai lang - lạc 65,80 0 0 0 0 -65,8

Rau - khoai lang - rau 73,61 0 0 0 0 -73,61

Đậu tương - lạc - vừng 3,30 0 0 0 0 -3,30

Đậu tương - đậu tương 0 28,88 0 0 28,88 28,88

Lạc xuân - ngô đông 7,80 0 0 0 0 -7,80

Ngô xuân - đậu tương đông 28,88 0 0 0 0 -28,88

Chuyên mía 55,85 55,85 55,85 0 0 0

Chuyên hoa cây cảnh 8,70 66,40 0 0 66,40 57,70

Lúa - cá 510,00 846,28 0 274,98 571,30 336,28

147,92 446,92 53,47 147,16 246,29 299,00

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra)

Từ quan điểm đề xuất, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất hiện tại và dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nam Trực, chúng tôi đề xuất hướng sử dụng đất như sau:

LUT 1 (chuyên lúa): LUT này chiếm diện tích lớn trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ở những diện tích thuộc địa hình vàn và vàn thấp thấp thì LUT này vẫn được người dân chấp nhận, do đảm bảo được an ninh lương thực, yêu cầu đầu tư lao động không cao, thu nhập của người nông dân đạt khá, bảo vệ được đất nên cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt tránh chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp.

LUT 2 (2 lúa + 1 màu): Hiện nay trên thực tế LUT này đang được áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, việc lựa chọn cây trồng và giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với khu vực, được thị trường chấp nhận là vấn đề cần được quan tâm.

LUT 3 (lúa + rau màu): Ở những diện tích thuộc địa hình vàn cao, khả năng tưới không chủ động thì LUT này vẫn được người dân chấp nhận, do yêu cầu đầu tư lao động không cao, khai thác tiềm năng lao động, bảo vệ được đất. Tuy nhiên, trong tương lai cần có biện pháp kiến thiết đồng ruộng và xây dựng các công trình thuỷ lợi, nhằm chuyển đổi sang LUT 2 (2 lúa + 1 màu), LUT 4 (chuyên rau màu - CCNNN) phù hợp với định hướng Quy hoạch sử dụng dụng đất, quy hoạch nông thôn mới của huyện.

LUT 4 (chuyên rau-màu - CCNNN): là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, phù hợp với điều kiện đất đai, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện.

LUT 5 (chuyên mía): LUT này đang được người dân chấp nhận, tuy nhiên không nhân rộng được do đầu ra sản phẩm chưa tốt.

LUT 6 (chuyên hoa cây cảnh): Là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nông dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên để người dân sống được và phát triển với LUT này là một vấn đề cần quan tâm của các cấp, các ngành của địa phương.

LUT 7 (lúa - cá): Ở những vùng đất trũng, hàng năm chỉ cấy được 1 vụ lúa thì cải ạo đắp bờ bao sung quanh để thả cá trong mùa ngập, loại hình sử dụng này tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

LUT 8 (chuyên cá): Các hồ chứa nước lớn của huyện và những vùng đất trũng, ngập nước thường xuyên được cải tạo để thả cá, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều tiết nguồn nước mặt và điều hòa môi trường sinh thái.

3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu

3.3.1. Giải pháp về chính sách sử dụng đất

Thực chất công tác dồn ghép ruộng đất trên địa bàn huyện đã triển khai từ nhiều năm nay nhưng không có hiệu quả, nguyên nhân do: chưa tìm ra được hệ số chuyển đổi thích hợp giữa các loại đất có điều kiện canh tác khác nhau, ruộng đất quá phân tán nên một vài hộ không thể thực hiện tự chuyển đổi với nhau được mà phải rất nhiều hộ, điều này dẫn đến khó thoả thuận giữa các hộ…

Cần phải thúc đẩy quá trình tích luỹ ruộng đất, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa tập trung đất đai, tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất quy mô lớn phù hợp với sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thâm canh cao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Đây là hướng đi duy nhất để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất đai manh mún, phân tán như hiện nay. Hỗ trợ và tạo điều kiện về mặt pháp lý cho nông dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê và cho thuê đất nông nghiệp.

Ngoài ra cần giải quyết tốt vấn đề quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch hệ thống thuỷ lợi, hệ thống phụ trợ sản xuất nông nghiệp.

3.3.2. Giải pháp về thị trường

Trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào thì thị trường tiêu thụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất. Do vậy, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản là khâu rất quan trọng, quyết định nhiều đến hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp theo hướng hàng hoá nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương, chúng tôi thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện khá rộng lớn với điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều lợi thế. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, huyện đã có chủ trương mở rộng lưu thông hàng hoá bằng cách xác lập mối quan hệ giữa người sản xuất, người lưu thông và người tiêu thụ. Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm thương mại ở các khu vực trung tâm thị trấn, thị tứ, để từ đó tạo môi trường cho lưu thông hàng hoá. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường

nông sản hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Đa dạng hoá sản xuất, sản xuất theo định hướng của thị trường đòi hỏi thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)