Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (Trang 29 - 31)

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÔNG THAO

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.2.1. Đặc điểm kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của huyện Hạ Hòa năm 2015:

- Giá trị sản xuất Công nghiệp: 36,5 % - Giá trị Thương mại, Dịch vụ: 26,7%

Thu nhập bình quân đầu người về lương thực: 355 kg/ người/ năm. Bình quân giá trị sản xuất: 16,22 triệu/ người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 1,5%. Số máy điện thoại: 30 máy/100 dân. Có 66,7% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Nguồn: Theo báo cáo Tổng kết Hội đồng nhân dân huyện Hạ Hòa năm 2014).

Sản xuất Công nghiệp của các xã trong vùng Công ty hoạt động:

Trên địa bàn của Công ty lâm nghiệp Sông Thao có một số Nhà máy sản xuất Công nghiệp với công suất hàng năm như sau: Gạch nung: 60 triệu viên/ năm; Cao lanh: 7.000 tấn/ năm; Trường thạch: 4.000 tấn/ năm; Chế biến gỗ lâm sản: 30.000m3/ năm; Chè thành phẩm: 20.000 tấn/ năm.

Kinh tế lâm nghiệp và thị trường lâm sản:

Toàn huyện có tổng diện tích rừng trồng sản xuất 10.200 ha, sản lượng gỗ khai thác (trong đó rừng trồng) bình quân 80.000 m3/ năm. Thị trường tiêu thụ lâm sản chính là nhà máy giấy Bãi Bằng. Ngoài ra còn có 50 cơ sở sản xuất gỗ bóc và sản xuất bao bì. Sản phẩm chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy và gỗ bóc sản xuất bao bì.

3.2.2. Đặc điểm xã hội

Huyện Hạ Hoà có 33 xã dân số: 113.273 người; trong đó các xã thuộc địa bàn Công ty là: 18.260 người

Dân tộc trên địa bàn huyện: 3 dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Mường, Dao; trong đó các xã thuộc địa bàn Công ty có 3 dân tộc sinh sống là Kinh, Mường, Dao. Trong những năm gần đây về phát triển y tế, giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các chính sách, chương trình dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư phát triển. Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, điều kiện sản xuất gặp không ít khó khăn. Tập quán canh tác chậm đổi mới, tuy đã tiến bộ nhưng vẫn còn một số ít hạn chế ở vùng sâu vùng xa.

3.2.3. Kết cấu hạ tầng, bến bãi, cơ sở công nghiệp, chế biến:

Hệ thống đường giao thông: Có 2 trục đường chạy qua là quốc lộ 32C và tỉnh lộ 321, có hệ thống đường dân sinh liên thôn, liên xã, thuận lợi cho vận chuyển gỗ đi thẳng Nhà máy Giấy Bãi Bằng.

Biểu 02: THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG SÁ Đơn vị Số (km) Đường Quốc lộ (km) Đường Tỉnh lộ (km) Đường Liên thôn, Xã (km) Số lượng cầu (cái) Mặt đường Liên thôn,liên

Đội 1 30,0 18,0 12,0 3 cầu Nhựa

Đội 2 25,0 11,0 15,0 Nhựa, Đất

Đội 3 27,0 10,0 19,0 Nhựa, Đất

Đội 4 26,0 13,0 13,0 Đất

Tổng 111,0 21,0 31,0 59,0 3 cầu

Tổng số 111,0 km, bình quân đạt 81,3 km/1.000 ha. Cự ly từ các lô rừng khai thác tiếp cận với đường vận chuyển bình quân từ 5- 6 km, thuận lợi cho vận chuyển.

Kết cấu hạ tầng khác: Điện lưới- Thông tin liên lạc (Điện thoại, truyền hình, internet…) thuận lợi. Hệ thống vận tải hàng hóa đường sắt, các loại xe cơ giới thuận tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Trên địa bàn huyện có các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách, các quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn các xã rất thuận tiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)