Tác động xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (Trang 36 - 37)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả các hoạt động QLR của Công ty trong 5 năm gần đây

4.1.7. Tác động xã hội:

4.1.7.1. Mặt tích cực:

Hằng năm, Công ty lâm nghiệp Sông Thao trồng khoảng 130,0 ha rừng với tổng số công trồng, chăm sóc bảo vệ rừng mỗi năm là: 29.500 công; Khâu khai thác khoảng 8.500m3 với 25.500 công; Bảo vệ rừng khép tán khoảng 650 ha với số công lao động là: 4.750 công. Tổng hợp cả 3 khâu trồng, khai thác, bảo vệ rừng, hằng năm công ty đã tạo thêm việc làm cho 180 lao động địa phương với số ngày công là 59.750 công và số tiền là 5.377 triệu đồng; đóng góp quỹ xã hội hàng năm từ: 35- 40 triệu đồng. Hành lang ven suối được quản lý bảo vệ tốt, lòng suối vệ sinh sạch sẽ đảm bảo dòng chảy lưu thông bình thường.

Mỗi năm, Công ty còn để lại hàng nghìn ster củi, cành nhánh làm chất đốt phục vụ nhu cầu chất đốt của nhân dân quanh vùng, giảm tác động vào rừng. Trong gieo ươm phục vụ trồng rừng mỗi năm, Công ty chủ động gieo ươm từ 400- 500.000 cây giống có chất lượng tốt, không những phục trồng rừng của Công ty mà còn cung cấp cho các hộ dân trên địa bàn.

Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương: Hàng năm Công ty hỗ trợ kinh phí duy tu đường dân sinh, các công trình công cộng, hoạt động văn hóa xã hội khác khoảng 15- 20 triệu đồng.

Mối quan hệ giữa Công ty với người dân địa phương thường xuyên gắn bó chặt chẽ. Thông qua hợp tác với các hộ dân để trồng rừng, chăm sóc rừng, nhận hợp đồng quản lý bảo vệ rừng cả chu kỳ, khâu khai thác rừng với Công ty đã đem lại thu nhập cho nhân dân trên địa bàn hằng năm từ 2,0 tỷ đồng đến 2,5 tỷ đồng. Đời sống người dân được cải thiện, trình độ dân trí dần nâng cao; không có tệ nạn xã hội, tiêu cực xảy ra…

4.1.7.2. Các hạn chế:

Năng lực quản lý của các đội trưởng còn nhiều hạn chế, trình độ sư phạm trình bày báo cáo lúng túng, thiếu tự tin, lưu trữ tài liệu chưa khoa học.

Hiện tượng tranh chấp xâm lấn đất đai do lịch sử để lại vẫn xảy ra. Nhưng đã được chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm huyện Hạ Hòa giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)