Thực trạng về chính sách đãi ngộ vật chất của Công ty

Một phần của tài liệu Chế độ lương và chính sách đãi ngộ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp (Trang 26)

I. Khái quát về công ty

1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp

TKV

Tên giao dịch quốc tế: VINACOAL INVESTMENT CONSULTING JOINT

STOCK COMPANY, viết tắt là : VICC.,JSC

Địa chỉ: Số 565 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh

Xuân, Thành phố Hà Nội.

Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số: 0103011515 do Sở Kế hoạch đầu

tư Hà Nội cấp.

Số điện thoại: (84-4) 8.544252 , (84-4) 8.544153, Fax: (84-4) 8.543164 Email: kh-imcc@viettel.vn.

Đăng ký kinh doanh số: 0500237543, Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội

cấp.

Vốn điều lệ: 24.000.000.000 đồng (Hai mươi bốn tỷ đồng VN) Giám đốc: Ông Lê Văn Duẩn

Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: Gồm Cơ quan công ty và các

Lao động của Công ty: 230 người; trong đó lao động có trình độ thạc sĩ đại

học cao đẳng trở lên chiếm 87%.

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin, là công ty con (đơn vị thành viên) thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, có bề dày lịch sử 50 năm phát triển và trưởng thành, với lực lượng cán bộ có bề dày kinh nghiệm làm công tác tư vấn thiết kế, Công ty đã và đang chiếm lĩnh vị trí hàng đầu về công tác tư vấn, đầu tư mỏ tại Việt Nam; đang tích cực hợp tác và mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Để duy trì bền vững và phát triển, Công ty tích cực đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến để hoàn thiện các quy trình thực hiện công việc; đồng thời đầu tư mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

2. Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công tyChức năng chính là tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ. Chức năng chính là tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.

Lĩnh vực hoạt động SXKD chính: Tư vấn thiết kế mỏ và các công trình

công nghiệp, dân dụng phục vụ cho công tác khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thương mại và chuyển giao công nghệ.

Nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh:

Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình mỏ, điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Tư vấn đấu thầu; nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.

Khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình công nghiệp mỏ, địa chất, công trình giao thông, công trình hạ tầng.

Thẩm định các dự án đầu tư ( chỉ thẩm định các thiết kế đã được Đăng ký kinh doanh), thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các dự án đầu tư.

Tư vấn xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng, nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho ngành mỏ và các ngành công nghiệp khác.

Kinh doanh vật tư thiết bị ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp khác công nghiệp, nông nghiệp.

Khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản (trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm).

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và đào tạo chuyển giao công nghệ ngành mỏ.Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, lắp đặt các thiết bị và gia công cơ khí.

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường).

Chế biến lâm sản và kinh doanh gỗ trụ mỏ (trừ lâm sản Nhà nước cấm) Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV có tiền thân là Viện nghiên cứu thiết kế mỏ, được thành lập theo Quyết định số 1139/BCNNg - KB2 ngày 22 tháng 9 năm 1965 của Bộ Công Nghiệp.

Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con, các công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn tại các công ty con và công ty liên kết tương ứng với phần vốn đầu tư của TKV tại các doanh nghiệp này. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa TKV và công ty con, công ty liên kết được thể hiện bằng hợp đồng;

TKV được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chức năng chủ thể quản lý tài nguyên khoáng sản than, bô xít, đồng, sắt, vàng, bạc, thiếc, kẽm và các khoáng sản khác theo quy định của pháp luật;

Đầu mối thực hiện những công việc mà Nhà nước trực tiếp giao cho TKV tổ chức thực hiện trong Tập đoàn các công ty TKV, gồm: Động viên công nghiệp; nhận và phân bổ vốn ngân sách; lập và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh; định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên; tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê; hình thành, quản lý và sử dụng các chi phí tập trung; công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; công tác ứng dụng khoa học, công nghệ; đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn các công ty TKV; sử dụng tên, thương hiệu của Tập đoàn TKV; công tác hành chính, đối ngoại và thủ tục nhân sự xuất, nhập cảnh; công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao, công tác xã hội và các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn các công ty TKV.

TKV được Nhà nước giao quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên trữ lượng than, bôxít và các khoáng sản khác theo quy định của pháp luật; vốn nhà nước đầu tư vào TKV; một số công trình thuộc kết cấu hạ tầng có tính chất liên mỏ, liên khu vực.

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV là một doanh nghiệp Cổ phần có 50% vốn nhà nước.

Năm 2005 tổng số vốn doanh nghiệp hiện có là 1.980.000 ngàn đồng trong đó nhà nước cấp 1.448.000.000 ngàn đồng, số còn lại là vốn doanh nghiệp tự bổ sung.

Kinh doanh vật tư thiết bị ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp khác theo giấy phép đăng kí doanh số 010301515, cấp ngày 28/03/2006.

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu chức năng:

Các phòng quản lý + Phòng Kỹ thuật + Phòng Kế hoạch + Văn phòng + Phòng tổ chức lao động + Phòng thương mại và hợp tác quốc tế + Phòng tài chính + Kế toán Các phòng trực tiếp làm tư vấn thiết kế + Phòng Hầm lò + Phòng Lộ thiên + Phòng Cơ tuyển + Phòng Mặt bằng + Phòng Xây dựng + Phòng Địa chất - Môi trường + Phòng Kinh tế Mỏ Lãnh đạo công ty + Chủ tịch hội đồng quản trị

+ Ban kiểm soát

+ Uỷ viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty

Để hiểu một các tổng quát nhất về quy mô hoạt động của công ty, phân chia các phòng ban theo hoạt động chức năng dưới đây là sơ đồ tổng quát về quy mô của công ty.

Hình 2. Sơ đồ tổ chức của CTCP Tư Vấn Đầu Tư Mỏ và Công Nghiệp 4. Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty

+Năm 2017 doanh thu thuần của công ty là 401,717 , năm 2018 và 2019 có xu hướng giảm dần là 195,953 .Đến năm 2020 dòng doanh thu thuần tăng so với 2 năm trước là 226,185

+Các khoản lợi nhuận gộp, LN thuần từ HĐKD,LNST thu nhập DN,LNST

của CĐ cty mẹ trong năm 2017 đạt doanh số cao nhất , do các yếu tố bên ngoài cũng như doanh thu thuần thì năm 2018 và 2019 có xu hương giảm dần , đến năm 2020 có tăng nhẹ so với 2 năm trước.

Kết quả kinh doanh Nă m 201 7 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu thuần 401, 719 201,932 195,953 226,185 Lợi nhuận gộp 24,2 95 23,285 28,639 24,414 LN thuần từ HĐKD 2,62 7 2,000 6,730 2,025 LNST thu nhập DN 1,90 3 1,346 1,653 1,141 LNST của CĐ cty mẹ 1,75 3 1,188 1,491 1,141

Bảng : kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm II. Thực trạng về chính sách đãi ngộ vật chất của Công ty

1. Quy định tính trả lương của công ty

Hình thức trả lương cho người lao động hiện nay công ty đang áp dụng là hình thức trả lương khoán. Việc áp dụng hình thức trả lương này có mục đích là trả tiền lương theo đúng năng lực làm việc của mỗi người, kích thích tăng năng suất và hiệu quả của người lao động.

1.1. Quy trình quản lý tiền lương

Lương công trình, công việc: Sau khi Hội đồng kế toán đã ký kết, phòng Kế hoạch cùng phòng Kỹ thuật xác định tổng quỹ lương công trình công việc, lương khoán cho chủ nhiệm đề án, chủ nhiệm đề tài rồi chuyển cho phòng Lao động tiền

lương thảo quyết định khoán lương sau đó chuyển cho Giám đốc ký quyết định (trong đó phải ghi rõ kinh phí, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm thực hiện, cơ chế thưởng phạt theo tiến độ và chất lượng,…) Sau đó các chủ nhiệm đề án, chủ nhiệm đề tài cùng phòng Kế hoạch , phòng Kỹ thuật, Lao động tiền lương và các phòng ban khác tham gia vào công trình thỏa thuận tỉ lệ chia lương. Hàng tháng, các chủ nhiệm đề án, chủ nhiệm đề tài dự kiến tiền lương để đưa vào kế hoạch giao cùng khối lượng công việc, cuối tháng nghiệm thu sản phẩm, phân chia tiền lương công trình cho các phòng sản xuất theo sản lượng thực hiện trong tháng. Tổng hợp và làm quyết toán lương công trình với phòng lao động tiền lương sau khi công trình kết thúc để phòng lao động tiền lương quản lý, theo dõi việc chi trả lương cho các công trình theo nguyên tắc:

+ Tạm ứng lương hàng tháng theo sản lượng thực hiện. Mức tạm ứng lương cho một công trình không vượt quá 80% giá trị trong quyết định tạm khoán lương khi công trình hoàn thành.

+ Sau khi thiết kế được duyệt, Hội đồng kế toán được nghiệm thu thanh lý với khách hàng, quỹ lương công trình sẽ được xác định lại theo giá trị nghiệm thu và quyết toán quỹ lương công trình, số kinh phí còn lại sẽ được trả tiếp vào các tháng tiếp theo.

Để đảm bảo tiền lương được trả đúng đối tượng, khuyến khích người lao động, công ty quy định nguyên tắc phân phối lương khoán (lương mềm) đối với các phòng sản xuất như sau:

+ Không khoán trắng theo công trình, công việc, mọi Cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm đối với tất cả các công trình, công việc trong phòng.

+ Tiền lương được trả theo mức độ đóng góp và khối lượng công việc đảm nhiệm và thực hiện hằng tháng

+ Trưởng phòng trích đến 5% tổng số tiền lương khoán của phòng để trả lương quản lý chỉ đạo, kiểm tra trong phòng.

+ Số còn lại được trích từ 20-30% để trả lương điều hòa theo ngày công làm việc và hệ số lương cấp bậc. Phần còn lại chia theo mức độ đóng góp và khối lượng hoàn thành.

1.2. Quyết toán lũy lương

Lương công trình: Được quyết toán sau khi thiết kế được duyệt, Hội đồng kế toán được nghiệm thu thanh toán.

Các quỹ trong lương: cuối năm phòng lao động tiền lương căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, quỹ lương được quyết toán tổng kết việc sử dụng các quỹ trong lương. Nếu chưa chi hết thì lên kế hoạch phân phối hết cho Cán bộ công nhân viên trong năm và làm quyết toán các quỹ trích trong lương trình giám đốc công ty duyệt.

1.3. Hoạch toán số lương lao động

Đặc điểm hoạt động của Công ty nói chung và đặc điểm tư vấn thiết kế nói riêng thì đây là một loại lao động mang tính đặc thù vì:

+ Tính độc lập tương đối cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình thiết kế từ khâu thu nhập tài liệu đến phương pháp kỹ thuật và thanh toán với khách hàng. Mặt khác hoạt động tư vấn thiết kế diễn ra trong phạm vi cả nước, trong tất cả các đơn vị hầm mỏ từ mỏ lộ thiên đến mỏ hầm lò. Từ đó đòi hỏi các cán bộ thiết kế phải có tính độc lập tự chủ và có ý thức tự giác cao, khả năng

sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh khi thiết kế, phải có trình độ hiểu biết rộng.

+ Lao động trong công ty được phân bố ở bốn lĩnh vực là: Lao động tư vấn thiết kế, Lao động dịch vụ chuyển giao công nghệ, Lao dộng dịch vụ thương mại, Lao động dịch vụ xây dựng. Trong đó lao động tư vấn thiết kế là bộ phận chín, chiếm hơn 50% tổng số lao động trong công ty gồm các ngành như tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình mỏ, điện lực, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Tư vấn đấu thầu, nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Khảo sát, xây dựng công trình công nghiệp mỏ, địa chất, công trình giao thông, công trình hạ tầng.

1.4. Hoạch toán thời gian lao động

Lao động của công ty làm việc 5 ngày/tuần và 8h/ngày và được lãnh đạo phòng hoặc người được phân công chấm công vào bảng chấm công. Cuối tháng trưởng phòng ký và đưa lên phòng lao động tiền lương để tính lương cho người lao động.

2. Phương pháp xác định và phân phối tiền lương2.1. Phương pháp xác định quỹ tiền lương 2.1. Phương pháp xác định quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của các công trình, công việc tư vấn, thiết kế được xác định dựa trên cơ sở sau: Giá trị trước thuế Hội đồng kế toán đã ký, đơn giá tiền lương theo kế hoạch giá thành được duyệt tại công ty, mức độ phức tạp, khó khăn và các yêu cầu đặc biệt khác để thực hiện công trình, công việc.

Phương pháp tính

Trong đó: LCông trình: Tổng quỹ lương của công trình Gtự làm: Giá trị tự làm của công trình Gtự làm = GHĐKT – GB’ ± (GHĐKT x Kđiều tiết)

GHĐKT: Giá trị trước thuế theo hợp đồng của phần thực hiện công trình, công việc.

GB’: Giá trị thuê ngoài của công trình, công việc

Kđiều tiết : Hệ số điều tiết phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình, công việc

2.2. Phương pháp phân phối tiền lương

Đối với các công trình khoán quỹ lương: Trên cơ sở tổng quỹ lương công trình đã được xác định, công ty trích lập các quỹ như sau:

+ Trích lập quỹ hỗ trợ: 1% tổng quỹ lương + Trích để chi lễ tết: 6% tổng quỹ lương

+ Trích thưởng tác nghiệp trong công ty: 2% tổng quỹ lương + Trích quỹ lương dự phòng công ty: 5% tổng quỹ lương

+ Trích quỹ lương trả cho việc đào tạo thử việc: 1% tổng quỹ lương

+ Trích để trả lương điều hòa cho toàn thể cán bộ công nhân viên cơ quan công ty: 6,5% tổng quỹ lương

Sau khi trích đủ các quỹ và lương điều hòa, phần lương còn lại (phần lương khoán) 78,5% được phân chia như sau:

- Lương khía cho bộ phận nghiệp vụ: 15% - Lương khoán cho khảo sát thiết kế: 85% Trong đó:

+ Lương khoán cho công nhân: 69% + Lương cho ban Giám đốc: 4,25% + Lương cho các chuyên viên kỹ thuật: 3,75% + Lương cho giám sát thiết kế: 1,5% + Lương cho phòng tin học: 5,0% + Lương cho tổ căn in xuất bản: 5,0%

Cộng: 100,00%

3. Hoạch toán tiền lương và các khoản trích tiền lương

Tài khoản sử dụng: Hiện tại công ty đang sử dụng TK 334 Phải trả công

nhân viên; TK 338 – Phải trả phải nộp khác. Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 622; TK 627; TK111,…

a) Tài khoản 334 – phải trả công nhân viên. Tài khoản này dùng để phản ánh tiền lương và các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng, … thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của công nhân viên.

Kết cấu cơ bản của TK này như sau:

- Các khoản tiền lương và các khoản đã trả công nhân viên

Một phần của tài liệu Chế độ lương và chính sách đãi ngộ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)