ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước sông cà lồ trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nước mặt sông Cà Lồ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Sông Cà Lồ đoạn chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. + Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Giới thiệu chung về sông Cà Lồ.

+ Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến nước mặt sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Đánh giá của người dân về chất lượng nước sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt sông Cà Lồ giai đoạn 2016 - 2018 + Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng sông Cà Lồ thông qua ý kiến của người dân sống quanh khu vực

- Nội dung 3: Các nguồn gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

+ Nguồn thải từ nông nghiệp. + Nguồn thải từ công nghiệp + Nguồn thải từ sinh hoạt.

- Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt sông Cà Lồđoạn chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập, kế thừa một số tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể là: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc, đặc điểm tài nguyên nước và diễn biến tài nguyên nước mặt.

+ Số liệu thống kê về kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu do UBNN tỉnh Vĩnh Phúc lập.

+ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016, 2017.

+ Báo cáo và số liệu quan trắc môi trường của Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Số liệu và thông tin trên trang web của tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu:

Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường, lấy mẫu thực tế.

- Khảo sát lấy mẫu nước sông Cà Lồ tại 09 địa điểm, bắt đầu từ huyện Bình Xuyên đến TP. Phúc Yên.

- Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, COD, NH4+, NO2-, Phostphat , TSS, As, Cd, Pb, Hg, Cu, dầu mỡ, coliform.

- Vị trí lấy mẫu:

Bảng 2.1. Vị trí một số điểm quan trắc chất lượng nước sông Cà Lồ

hiệu

Tọa độ

Sông Cà Lồ

X Y

NM1 567996 2352890 Đồng Sậu, TT Hương Canh, huyện Bình Xuyên NM2 572633 2351723 An Lão, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên

NM3 567089 2357579 Quảng Khai, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên NM4 568786 2354749 Hàm Rồng, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên NM5 566472 2346294 Can Bi, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên NM6 570760 2354965 Trại Hiến, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên NM7 570396 2348217 Nhân Vực, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

NM8 572355 2357886

Gốc Duối, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên (gần Hồ Đại Lải)

NM9 576091 2348200 Xuân Mai, P. Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên - Số lượng và tần suất lấy mẫu:

+ Tổng số mẫu nước: Trên sông Cà Lồ và phụ lưu chính: 09 mẫu;

+Tầnsuất lấy mẫu: Năm 2018 lấy mẫu 6 đợt (2 tháng/đợt, vào các tháng 2,4,6,8,10,12),

2.3.3. Phương pháp phân tích

- Thực hiện theo các TCVN hiện hành, cụ thể:

+ TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

+ TCVN 6663-6 :2008 : Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

+ TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) - Chất lượng nước - Xác định pH.

+ TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD).

+ TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng.

+ TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.

+ TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

+ TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) - Chất lượng nước - Xác định phôt pho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat.

+ TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda.

+ TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308 -2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định.

- Phương pháp phân tích:

Các mẫu lấy xong được bảo quản và mang về phòng thí nghiệm trong ngày và được thực hiện phân tích theo các phương pháp tại bảng:

Bảng 2.2. Phương pháp phân tích

TT Thông số Tên phương pháp Mã hiệu

1 pH Xác định pH TCVN

6492:1999 2 BOD5

Xác định chỉ số oxy hóa sinh hóa bằng phương pháp ủ có cấy vi sinh vật trong 5 ngày

SMEWW 5210-B:2005 4 TSS Phân tích tổng chất rắn lơ lửng trong nước bằng phương

pháp trọng lượng

SMEWW 2540-D:2005 5 Cd Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm ứng

phổ khối

SMEWW 3113:2005 6 As Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm ứng

phổ khối

SMEWW 3113:2005 7 Pb Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm ứng

phổ khối

SMEWW 3113:2005 8 Hg Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm ứng

phổ khối

SMEWW311 2B:2005 8 Fe Xác định kim loại bằng phương pháp plasma cảm ứng

phổ khối

SMEWW 3111B:2005 9 NH4+-N Xác định amoni trong nước bằng phương pháp trắc phổ

thao tác bằng tay

SMEWW 4500-NH3 10 NO3--N Phân tích các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí

ion Dionex ICS-3000

SMEWW411 0:2005 11 Dầu mỡ Phân tích dầu mỡ trong nước bằng phương pháp trọng

lượng

SMEWW 5520 12 Coliform Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform bằng phương pháp

nhiều ống - số có xác suất cao

SMEWW 9222

2.3.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Đối tượng phỏng vấn: Người dân trên địa bàn 9 xã sinh sống dọc bên sông Cà Lồ từ huyện Bình Xuyên đến TP. Phúc Yên.

- Nội dung phỏng vấn:

+ Hiện trạng sử dụng nguồn nước.

+ Đánh giá cảm quan chất lượng nguồn nước. + Nguồn thải xung quanh khu vực.

- Phương pháp điều tra: Quan sát, phỏng vấn bằng phiếu điều tra.

- Hình thức phỏng vấn: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các câu hỏi trong phiếu điều tra.

2.3.5. Phương pháp kế thừa

Sử dụng số liệu quan trắc trong các năm 2016, 2017 để đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cà Lồ (đoạn chảy huyện Bình Xuyên và TP.Phúc Yên) từ nguồn báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016, 2017, cụ thể:

Các đợt quan trắc năm 2016, 2017: Đợt 1: Tháng 3; Đợt 2: Tháng 4; Đợt 3: Tháng 5; Đợt 4: Tháng 7; Đợt 5: Tháng 10; Đợt 6: Tháng 11.

Kết quả được thực hiện tại: TT Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.6. Phương pháp so sánh, đánh giá

- Các số liệu được so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt. - Dựa vào những kết quả trên để đánh giá, lập biểu đồ đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Cà Lồ.

2.3.7. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Dựa vào kết quả so sánh và đánh giá gửi phiếu xin ý kiến của nhữngchuyên gia, nhà quản lý trong các ngành, lĩnh vực có liên quan để có đánh giá tổng thể toàn diện.

2.3.8. Phương pháp trình bày và xử lý số liệu

Trình bày và xử lý số liệu dựa trên bảng dữ liệu, xử lý số liệu thông qua Microsoft Excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô; có diện tích tự nhiên 123.515 ha, gồm 9 đơn vị hành chính

(thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và 07 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc) với 137 xã, phường, thị trấn

(110 xã, 12 thị trấn, 15 phường). Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm hành chính KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc:

- Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang - Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên

- Phía Đông Nam - Nam giáp với Thành phố Hà Nội - Phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.

- Vùng núi cao có diện tích tự nhiên 64.500 ha, bằng 52,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, chiếm phần lớn diện tích của huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo, 4 xã của huyện Bình Xuyên và một xã của thị xã Phúc Yên.

- Vùng trung du với diện tích tự nhiên 25.900 ha, chiếm phần lớn diện tích của huyện Tam Dương và Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, một phần các huyện Sông Lô, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng này có lợi thế để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, phát triển cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 32.900 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và thuận lợi trong xây dựng kết cấu hạ tầng.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Vĩnh Phúclà tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khí hậu trong năm được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa(từ tháng 4 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau). Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên các đặc điểm, khí hậu, thuỷ văn trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng đồng bằng và miền núi.

Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch lớn: vùng Tam Đảo, nằm ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình năm là 18,5oC, trong khi đó các vùng Vĩnh Yên có nhiệt độ trung bình năm là 24,2oC.

Có hai hướng gió chính đó là: Gió Đông Bắc và Đông Nam. Gió Đông Bắc hình thành và xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Gió Đông Nam xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều hơi nước và gây mưa.

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

Tỉnh Vĩnh Phúc có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, trong đó có 4 hệ thống sông lớn là Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, Sông Cà Lồ.Chế độ thuỷ văn của sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước mặt, nước dưới đất trong tỉnh Ngoài các sông lớn trên, trong tỉnh còn có sông Phan, sông Cầu Tôn, sông Tranh, sông Đồng Đò và hàng trăm nhánh suối khác bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, núi Sáng Sơn. Mạng lưới sông suối ở vùng đầu nguồn thường dốc, lòng suối hẹp, thời gian tập trung nước nhanh, tốc độ dòng chảy vào mùa mưa rất lớn nên thường gây xói lở đất, lũ quét, sạt lở các công trình giao thông, thủy lợi và hạ tầng nông thôn.

Bên cạch đó, Vĩnh Phúc có nhiều đầm, vực tự nhiên lớn như đầm Vạc (Vĩnh Yên), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), đầm Riệu (Phúc Yên). Hồ nhân tạo như hồ Suối Sải, Bò Lạc (Sông Lô), hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Thanh Lanh (Bình Xuyên), hồ Làng Hà, Vĩnh Thành, Xạ Hương, Phân Lân (Tam Đảo), hồ Vân Trục (Lập Thạch)…

Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy,…) tạo

nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

a. Công nghiệp – xây dựng:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong đó có 5 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động (Kim Hoa: 1.000m3/ngày đêm; Khai Quang 5.800 m3/ngày đêm; Bình Xuyên 3.000 m3/ngày đêm; Bình Xuyên II 1.000 m3/ngày đêm và Bá Thiện II 3.000 m3/ngày đêm, 1 khu công nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa hoạt động (KCN Bá Thiện, 5.000 m3/ngày đêm) , khu công nghiệp Thăng Long III đang trong quá trình hoàn thiện chuẩn bị đưa vào hoạt động. Tỷ lệ đấu nối hệ thống xử lý nước thải trong các KCN đạt trên 90%.

Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 40.959 tỷ đồng, tăng 15,20% so với năm 2017, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 7,30 điểm%. Năm 2018, giá trị tăng thêm toàn ngành đạt 38.243 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ, đóng góp 7,13 điểm % trong tăng trưởng chung của tỉnh.

b.Sản xuất nông nghiệp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, tổng diện tích đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh là 55.676 ha với tổng sản lượng lương thực là 361,1 tấn/năm; lượng phân bón vô cơ sử dụng khoảng 101,35 tấn/năm, tổng lượng hóa chất BVTV sử dụng khoảng 65,14 tấn/năm, tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp thải bỏ (rơm, rạ, tro, trấu, vỏ, củ, quả…) ước khoảng trên 408,8 tấn/năm.

Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đất. Ngoài ra, các loại chất thải rắn như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật,… không được thu gom, xử lý cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường xung quanh.

c. Chăn nuôi

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 41 cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung, 234 cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, tổng số gia súc là 735 nghìn con, tổng số gia cầm

là 9.661 nghìn con; tổng diện tích đồng cỏ chăn nuôi là 1.884 ha; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 7.000 ha với 18,7 tấn/năm; tổng lượng thuốc thú y (vắc xin) sử dụng trên địa bàn tỉnh vào khoảng 14.079.313 liều/năm, thuốc thủy sản sử dụng 0,001 tấn/năm, tổng lượng thức ăn thủy sản khoảng trên 1.000 tấn/năm, lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng là 342.000 tấn/năm (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc).

Hoạt động chăn nuôi làm phát sinh một lượng lớn các loại chất thải, cụ thể: Tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh 15.168 m3/ngày, tổng lượng CTR chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước sông cà lồ trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)