3. Yêu cầu của đề tài
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
a. Công nghiệp – xây dựng:
Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong đó có 5 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động (Kim Hoa: 1.000m3/ngày đêm; Khai Quang 5.800 m3/ngày đêm; Bình Xuyên 3.000 m3/ngày đêm; Bình Xuyên II 1.000 m3/ngày đêm và Bá Thiện II 3.000 m3/ngày đêm, 1 khu công nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa hoạt động (KCN Bá Thiện, 5.000 m3/ngày đêm) , khu công nghiệp Thăng Long III đang trong quá trình hoàn thiện chuẩn bị đưa vào hoạt động. Tỷ lệ đấu nối hệ thống xử lý nước thải trong các KCN đạt trên 90%.
Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 40.959 tỷ đồng, tăng 15,20% so với năm 2017, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 7,30 điểm%. Năm 2018, giá trị tăng thêm toàn ngành đạt 38.243 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ, đóng góp 7,13 điểm % trong tăng trưởng chung của tỉnh.
b.Sản xuất nông nghiệp
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, tổng diện tích đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh là 55.676 ha với tổng sản lượng lương thực là 361,1 tấn/năm; lượng phân bón vô cơ sử dụng khoảng 101,35 tấn/năm, tổng lượng hóa chất BVTV sử dụng khoảng 65,14 tấn/năm, tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp thải bỏ (rơm, rạ, tro, trấu, vỏ, củ, quả…) ước khoảng trên 408,8 tấn/năm.
Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đất. Ngoài ra, các loại chất thải rắn như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật,… không được thu gom, xử lý cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường xung quanh.
c. Chăn nuôi
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 41 cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung, 234 cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, tổng số gia súc là 735 nghìn con, tổng số gia cầm
là 9.661 nghìn con; tổng diện tích đồng cỏ chăn nuôi là 1.884 ha; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 7.000 ha với 18,7 tấn/năm; tổng lượng thuốc thú y (vắc xin) sử dụng trên địa bàn tỉnh vào khoảng 14.079.313 liều/năm, thuốc thủy sản sử dụng 0,001 tấn/năm, tổng lượng thức ăn thủy sản khoảng trên 1.000 tấn/năm, lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng là 342.000 tấn/năm (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc).
Hoạt động chăn nuôi làm phát sinh một lượng lớn các loại chất thải, cụ thể: Tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh 15.168 m3/ngày, tổng lượng CTR chăn nuôi phát sinh khoảng 3.836 tấn/ngày. Chất thải chăn nuôi có hàm lượng chất hữu cơ, amoni và coliform rất cao. Có thể nói chất thải chăn nuôi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước khu vực nông thôn hiện nay.
d. Làng nghề
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có gần 70 làng có nghề truyền thống và nghề phát triển đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 27 làng nghề đã được công nhận, trong đó có 01 làng nghề sản xuất, tái chế nhựa,01 làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, 12 làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, 01 làng nghề sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng, 10 làng nghề khác.
3.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến nước mặt sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.